Ngày nay, cùng với sự phát triển của xã hội kéo thêm nhiều ngành nghề khác nhau phát triển. Điển hình như ngành Sư phạm cũng đang ngày một đổi mới, đây là một trong những ngành nghề giữ vị trí quan trọng trong. Đặc biệt hơn, ngành Sư phạm Tiểu học là một ngành nghề quan trọng giúp ích cho sự phát triển con người những bước đầu đời. Vậy ngành học Sư phạm Tiểu học là gì? Tại sao mang ý nghĩa cấp thiết đến vậy? Hãy cùng tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây của Muaban.net nhé!
Tìm hiểu ngành Sư phạm Tiểu học
Vốn dĩ ngành Sư phạm Tiểu học chính là ngành “hot”, bởi “trồng người” là một trong những mối quan tâm hàng đầu của Nhà nước, đây được xem là tài sản tinh thần vô cùng to lớn và quý giá. Cùng với sự khan hiếm về nguồn nhân lực thì ngành này chính là ngành mang lại nhu cầu về công việc rất cao. Sau đây hãy cùng Muaban.net xem qua tổng quan về ngành Sư phạm Tiểu học.
Ngoài ra Muaban.net còn cung cấp một số thông tin liên quan về ngành để giải đáp mọi thắc mắc của bạn.
Tổng quan về ngành Sư phạm Tiểu học
Mục tiêu của ngành Sư phạm Tiểu học
Hướng dẫn, giảng dạy trẻ nhỏ hiểu về thế giới, về con người vì đây được xem như là bước đệm đầu tiên giúp cho trẻ nhỏ định hình về thế giới này. Vì đây là cấp bậc đầu tiên để hình thành kiến thức nên cho các em. Nên khi các bạn theo học ngành Sư phạm Tiểu học nên lưu ý: Phải dạy cho các em cách đọc, cách viết, các phép toán đơn giản; Phải tạo điều kiện tốt nhất cho các em học những bộ môn kỹ năng như: âm nhạc, mỹ thuật, thể dục và các bộ môn khác liên quan đến kỹ năng mềm như ứng xử, làm việc nhóm,…
Tất cả những môn nằm trong chương trình giảng dạy cấp bậc đầu tiên này sẽ giúp ích cho các bé có kiến thức nền tảng. Để các bé có thể phát triển hướng đi đúng hướng. Bởi ban đầu trẻ nhỏ rất năng động, hoạt bát và cực kì nhạy bén nên nếu được phát triển đúng cách chắc chắn sẽ rất có lợi cho chúng.
Chương trình đào tạo ngành Sư phạm Tiểu học
Sinh viên ngành Sư phạm Tiểu học sẽ học những gì? Sau đây là khung chương trình đào tạo ngành Giáo dục tiểu học của trường Đại học:
I. Đại cương
Những nguyên lí cơ bản của Chủ nghĩa Mác – Lênin
Tư tưởng Hồ Chí Minh
Đường lối Cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam
Tiếng Anh I
Tiếng Anh II
Tiếng Anh III
Giáo dục thể chất I
Giáo dục thể chất II
Giáo dục thể chất III
Giáo dục quốc phòng I
Giáo dục quốc phòng II
Giáo dục quốc phòng III
Pháp luật đại cương
II. Cơ sở
Phương pháp nghiên cứu khoa học giáo dục
Giáo dục học đại cương
Cơ sở văn hóa Việt Nam
Tâm lí học đại cương
Công tác đội TNTP Hồ Chí Minh
Sinh lí trẻ em lứa tuổi tiểu học
Tâm lí học lứa tuổi tiểu học và tâm lí học sư phạm
Quản lí hành chính nhà nước và quản lý ngành Giáo dục – Đào tạo
Đại cương văn học Việt Nam
Lí luận văn học
Ứng dụng xác xuất thống kê ở trường tiểu học
Học phần tự chọn (8/29 tín chỉ)
Giáo dục môi trường
Tích hợp giáo dục môi trường trong dạy học các môn tự nhiên – xã hội
Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học
Dạy học tích hợp kỹ năng sống cho học sinh tiểu học
Giới thiệu danh nhân văn hóa cho học sinh tiểu học
Giới thiệu danh nhân văn hóa Nam bộ
Phát triển ngôn ngữ cho học sinh tiểu học trên bình diện trường tự vựng ngữ nghĩa
Phát triển năng lực viết câu cho học sinh tiểu học bằng phép cải biến
III. Ngành
Học phần bắt buộc: 26/34 tín chỉ
Tập hợp logic
Kiểm tra đánh giá kết quả giáo dục ở tiểu học
Cấu trúc đại số
Số học
Tiếng Việt 1
Tiếng Việt 2
Tiếng Việt 3
Văn học thiếu nhi
Cơ sở tự nhiên – xã hội 1
Cơ sở tự nhiên – xã hội 2
Tổ chức hoạt động dạy học và giáo dục ở trường tiểu học
Học phần tự chọn (8/34 tín chỉ)
Âm nhạc
Mỹ thuật
Phương pháp dạy học Âm nhạc
Phương pháp dạy học Mỹ thuật
Thực tế giáo dục và dạy học 1
Thực tế giáo dục và dạy học 2
Thực tế giáo dục và dạy học 3
Thực tế giáo dục và dạy học 4
Dạy học Tiếng Việt theo hình thức giao tiếp
Sử dụng ngôn ngữ giao tiếp trong trường tiểu học
Dạy học truyện dân gian ở trường tiểu học
Ứng dụng sơ đồ tư duy vào dạy học tập đọc
IV. Chuyên ngành
Học phần bắt buộc
Phương pháp dạy học Toán 1
Phương pháp dạy học Toán 2
Phương pháp dạy học Toán 3
Rèn kĩ năng sử dụng tiếng Việt
Phương pháp dạy học Tiếng Việt 1
Phương pháp dạy học Tiếng Việt 2
Phương pháp dạy học Tiếng Việt 3
Phương pháp dạy học Tự nhiên – Xã hội 1
Phương pháp dạy học Tự nhiên – Xã hội 2
Thủ công – Kỹ thuật và Phương pháp dạy học thủ công – kỹ thuật
Đạo đức và phương pháp giáo dục đạo đức
Thực hành Sư phạm 1
Thực hành Sư phạm 2
Thực hành Sư phạm 3
Thực hành Sư phạm 4
V. Thực tế
Thực tập sư phạm 1
Thực tập sư phạm 2
Thực tế bộ môn
VI. Khóa luận/ Môn thay thế
1. Khóa luận tốt nghiệp
Khóa luận tốt nghiệp
hoặc
2. Các học phần thay thế cho khóa luận tốt nghiệp
Một số vấn đề thi pháp học
Phương pháp bồi dưỡng học sinh có năng khiếu Tiếng Việt
Phương pháp bồi dưỡng học sinh có năng khiếu Toán
Cơ sở đại số ở tiểu học
Cơ sở hình học ở tiểu học
Vận dụng ngữ pháp văn bản vào dạy học Tập làm văn cho học sinh tiểu học
Giáo dục hòa nhập học sinh khuyết tật bậc tiểu học
Bồi dưỡng năng lực cảm thụ văn học cho học sinh tiểu học
Phát triển khả năng tư duy toán học cho học sinh tiểu học
Lí luận về đổi mới phương pháp dạy học Tiếng Việt ở tiểu học
Dạy học từ Hán Việt cho học sinh tiểu học
Từ Hán Việt
Các khối thi vào ngành Giáo dục Tiểu học
Ngành Giáo dục Tiểu học xét tuyển các tổ hợp môn sau:
- A00: Toán- Lý- Hóa học
- A01: Toán- Vật lý- Tiếng Anh
- D01: Toán- Văn- Tiếng Anh
- C01: Ngữ văn- Toán- Vật lý
- C02: Ngữ văn- Toán- Hóa học
- D03: Ngữ văn- Toán- Tiếng Pháp
- D84: Toán- Giáo dục công dân- Tiếng anh
- D90: Toán- Khoa học tự nhiên- Tiếng Anh
- C20: Ngữ văn- Địa lý- Giáo dục công dân
- C00: Văn Sử Địa
Ngoài ra, nhiều trường đào tạo còn tuyển sinh ngành Giáo dục Tiểu học dựa vào điểm học bạ THPT. Trong phương thức xét tuyển theo học bạ, một số trường sẽ chọn xét điểm 3 năm học THPT, có trường lựa chọn xét điểm của năm học lớp 12 và có trường sẽ lựa chọn xét điểm của một học kỳ nào đó.
>>> Xem thêm: Tổ hợp C20 gồm những môn nào? Những thông tin bạn cần biết nếu thi khối C20
Điểm chuẩn ngành Giáo dục Tiểu học
Tham khảo điểm chuẩn và mã ngành cùng các tổ hợp xét tuyển tại trường đào tạo ngành Sư phạm tiểu học năm 2021:
STT
Mã ngành
Tên trường
Điểm chuẩn
Tổ hợp môn
1
7140202
Đại học Thủ Đô Hà Nội
33.95
D01, D72, D78, D96
2
7140202
Đại học Sư phạm Hà Nội 2
32.5
A00, A01, C04
3
7140202
Đại học Tiền Giang
29.95
A01, C00, D01
4
7140202
Đại học Hùng Vương
26
A00, C00, D01
5
7140202
Đại học Tây Bắc
26
A00, A01, C00, D01
6
7140202
Đại học Vinh
26
A00, C00, C20, D01
7
7140202
Đại học Tây Nguyên
25.85
A00, C00, C03
8
7140202
Đại học Sư Phạm TP HCM
25.4
A01, D01
9
7140202
Đại học Hồng Đức
25.25
A00, C00, D01, M00
10
7140202
Đại học Thủ Dầu Một
25
A00, A16, C00, D01
11
7140202
Đại học Quy Nhơn
24
A00, C00, D01, D78
12
7140202
Đại học Đà Lạt
24
A16, C14, C15, D01
13
7140202
Phân Hiệu Đại học Đà Nẵng tại Kon Tum
23.75
A00, A09, C00, D01
14
7140202
Đại Học Sư Phạm – Đại học Thái Nguyên
23.75
D01
15
7140202
Đại học Sư Phạm – Đại học Đà Nẵng
22.85
D01
16
7140202
Đại học Đồng Tháp
22
C01, C03, C04, D01
17
7140202
Đại học Quảng Nam
21.25
A00, C00, C14, D01
18
7140202
Đại học Sư Phạm – Đại học Huế
21
C00, D01, D08, D10
19
7140202
Đại Học Quảng Bình
20.5
A00, C00, C14, D01
20
7140202
Đại học Trà Vinh
20.25
A00, A01, D84, D90
21
7140202
Đại học Đồng Nai
20
A00, A01, C00, D01
22
7140202
Đại học An Giang – Đại học Quốc gia TP HCM
20
A00, A01, C00, D01
23
7140202
Phân hiệu Đại học Thái Nguyên tại Lào Cai
20
A00, A01, C04, D01
24
7140202
Đại học Hoa Lư
19
A00, C00, C14, D01
25
7140202
Đại học Phú Yên
19
A00, A01, C00, D01
26
7140202
Đại học Khánh Hòa
19
A00, C00, D01, D14
27
7140202
Đại học Hà Tĩnh
19
C04, C14, C20, D01
28
7140202
Đại học Tân Trào
19
A00, C00, D01
29
7140202
Đại học Hải Phòng
19
A00, C01, C02, D01
30
7140202
Đại Học Đông Á
>>> Xem thêm: Cách tính điểm thi tốt nghiệp 2022 chuẩn chỉnh nhất
Các trường đào tạo ngành Giáo dục Tiểu học
Tên trường
Khu vực Hà Nội và miền Bắc
Đại học Thủ đô Hà Nội
Đại học Sư phạm Hà Nội 2
Đại học Sư phạm Hà Nội
Đại học Tây Bắc
Đại học Hùng Vương
Đại học Giáo dục – ĐHQG Hà Nội
Đại học Hải Phòng
Đại học Tân Trào
Khu vực miền Trung và Tây Nguyên
Đại học Vinh
Đại học Tây Nguyên
Đại học Hồng Đức
Đại học Đà Lạt
Đại học Quy Nhơn
Phân hiệu Đại học Đà Nẵng tại Kon Tum
Đại học Sư phạm Đà Nẵng
Đại học Quảng Nam
Đại học Sư phạm Huế
Đại học Phú Yên
Đại học Đông Á
Đại học Hà Tĩnh
Khu vực TP HCM và miền Nam
Đại học Sư phạm TP HCM
Đại học Thủ Dầu Một
Đại học Sài Gòn
Đại học Cần Thơ
Đại học Đồng Tháp
Đại học Trà Vinh
Đại học An Giang
Đại học Tiền Giang
Cơ hội việc làm ngành Sư phạm Tiểu học, bạn có biết?
Sau khi được bồi dưỡng, đào tạo, phát triển chuyên môn với chương trình học ngành giáo dục tiểu học phía trên, các bạn sinh viên sau khi ra trường có thể đảm nhiệm nhiều công việc phù hợp với chuyên môn như:
- Giáo viên dạy học sinh tiểu học tại các trường tiểu học công lập, dân lập, quốc tế, song ngữ trên toàn quốc,…
- Cán bộ quản lý tại các trường và cơ sở giáo dục phù hợp.
- Nghiên cứu viên chuyên tư vấn tâm lí cho học sinh các trường học, các trung tâm nghiên cứu về khoa học giáo dục.
- Có thể học thêm một số kiến thức để làm việc tại thư viện, trung tâm chăm sóc tâm sinh lí học sinh tiểu học, tư vấn, giải quyết các vấn đề về giáo dục.
Mức lương ngành Sư phạm Tiểu học
Mức lương giáo viên tiểu học mới ra trường tại trường công lập
Theo quy định kể từ ngày 20/3/2021, mức lương của giáo viên tiểu học công lập sẽ có sự thay đổi (vẫn theo cách tính của bảng lương cũ, chỉ thay đổi về hệ số lương). Sau ngày 1/7/2022 thì mức lương của giáo viên các cấp mới được tính theo bảng lương khác và sẽ tăng mạnh so với hiện tại (theo chính sách cải cách tiền lương).
Như vậy hiện giáo viên tiểu học ra trường và trúng tuyển viên chức, công tác tại các trường công lập, mức lương của giáo viên được tính như lương các đối tượng viên chức khác và theo công thức như sau:
Lương = Hệ số x Mức lương cơ sở
+ Mức lương cơ sở năm 2021 theo Nghị định 38/2019/NĐ-CP vẫn sẽ là 1.490.000 triệu đồng/tháng.
+ Đối với hệ số lương, tùy vào hạng chức danh nghề nghiệp mà hệ số lương của giáo viên các cấp sẽ khác nhau. Đối với giáo viên tiểu học mới ra trường mức lương khởi điểm sẽ ở bậc 01 của từng hạng tương ứng. Cụ thể căn cứ theo quy định tại khoản 1 điều 9 Thông tư liên tịch 21/2015 quy định như sau:
“ Các chức danh nghề nghiệp giáo viên tiểu học quy định tại Thông tư liên tịch này được áp dụng Bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ đối với cán bộ, viên chức trong các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước (Bảng 3) ban hành kèm theo Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang (sau đây viết tắt là Nghị định số 204/2004/NĐ-CP), như sau:
a) Chức danh nghề nghiệp giáo viên tiểu học hạng II được áp dụng hệ số lương viên chức loại A1 (từ hệ số lương 2,34 đến hệ số lương 4,98);
b) Chức danh nghề nghiệp giáo viên tiểu học hạng III được áp dụng hệ số lương viên chức loại A0 (từ hệ số lương 2,10 đến hệ số lương 4,89);
c) Chức danh nghề nghiệp giáo viên tiểu học hạng IV được áp dụng hệ số lương viên chức loại B (từ hệ số lương 1,86 đến hệ số lương 4,06)”.
Từ công thức tính và các dữ liệu Luật Hoàng Phi phân tích thì Mức lương giáo viên tiểu học mới ra trường tại các trường công lập theo công thức Lương = Hệ số x Mức lương cơ sở được áp dụng như sau:
Lương = 2.34 x 1.490.000 = 3,486,600 đồng.
Mức lương giáo viên tiểu học mới ra trường tại các trường dân lập
Bên cạnh việc thi và làm việc tại các trường công lập thì nhiều giáo viên tiểu học mới ra trường có thể công tác tại các trường dân lập theo chế độ hợp đồng lao động. Khi làm việc tại các trường dân lập mức lương giáo viên tiểu học mới ra trường tại các trường dân lập phụ thuộc vào thỏa thuận với người đại diện trường. Tuy nhiên, phải đáp ứng yêu cầu không thấp hơn 7% so với mức lương tối thiểu vùng theo Nghị định 90/2019/NĐ-CP (do giáo viên là ngành, nghề đã qua đào tạo).
Mức lương thấp nhất của giáo viên mới ra trường trong khu vực công sẽ là 2.771.000 đồng đối với giáo viên mầm non và tiểu học hạng 4; cao nhất là 6.556.000 đồng đối với giáo viên trung học phổ thông hạng I. Trường hợp giảng dạy trong khu vực tư mức lương cao nhất cho giáo viên mới ra trường có thể là 4.729.400 đồng trường hợp giảng dạy ở khu vực I.
Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề mức lương giáo viên tiểu học mới ra trường. Việc đưa ra ý kiến tư vấn nêu trên căn cứ vào các quy định của pháp luật. Mục đích đưa ra nội dung tư vấn này là để các cá nhân, tổ chức tham khảo.
Trường hợp trong nội dung tư vấn có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thông tin nêu trong nội dung tư vấn khiến quý khách chưa hiểu hết vấn đề hoặc/ và có sự vướng ngại, thắc mắc, chúng tôi rất mong nhận được ý kiến phản hồi của quý khách hàng.
Những tố chất cần có để theo học ngành Giáo dục Tiểu học
Ngành Sư phạm Tiểu học sẽ hoạt động và xuất hiện rất nhiều trong hệ thống các trường giảng dạy cấp bậc tiểu học. Là người trực tiếp tiếp xúc, trao đổi và giảng dạy tất cả trẻ đang theo học ở trong hệ thống này.
Một người giáo viên tiểu học có vai trò quan trọng. Là người trực tiếp mang kiến thức đến cho các bạn nhỏ. Là người hướng dẫn từng li từng tí và đặc biệt là đặt nền móng kiến thức cũng như đạo đức cho các em. Nhìn nhận vai trò to lớn như thế chính là phải mang trong mình trọng trách cũng phải rất lớn. Giáo viên nói chung và giáo viên chủ nhiệm nói riêng phải chịu trách nhiệm trong việc đào tạo và dạy các bé nên người.
Trong công cuộc hiện đại hóa đất nước nên giáo dục vẫn đang trong quá trình cải cách ngày càng đổi mới hơn. Sinh viên học ngành Sư phạm giáo dục cần có những yếu tố sau:
-
Có tình yêu thương trẻ con.
-
Yêu thích công việc giảng dạy.
-
Chăm chỉ, kiên trì, có tính nhẫn nại và chịu được áp lực công việc.
-
Có đạo đức, nhân cách tốt và phải tâm huyết với nghề
-
Có tinh thần trách nhiệm trong công tác, có lối sống lành mạnh, trung thực, giản dị, biết đoàn kết, hợp tác, khiêm tốn học hỏi.
Những kỹ năng mà ngành yêu cầu:
Đối với một bạn sinh viên đang học ngành Sư phạm tiểu học, yếu tố quyết định để khiến bạn trở thành một giáo viên giỏi rất nhiều. Khi được đào tạo các bạn sẽ được học các kiến thức về ngành học của mình và những kỹ năng sư phạm hay ứng xử sư phạm cần thiết… Như đã nói ở trên thì ngoài bằng cấp sư phạm ra bạn phải cần có điều đầu tiên là năng lực cao. Thứ hai bạn cần phải có kỹ năng giảng dạy hiểu quả và cuối cùng là kỹ năng thực hành giáo tiếp ứng xử của bản thân.
Vì nhận thức của trẻ em ngày càng phát triển và rất đa dạng. Nên việc tích hợp các kỹ năng giảng dạy vào môi trường học của trẻ sẽ kiến cho trẻ có nhận thức hơn và phát triển hơn.
Phải rèn luyện, mài dũa kỹ năng thường xuyên sẽ cải thiện và bảng đánh giá của bản thân sẽ thật tốt. Cũng như nên cần có kiến thức kỹ năng về các tình huống Sư phạm Tiểu học nữa.
>>> Xem thêm: Tuyển giáo viên các cấp cần tiêu chuẩn gì? Gợi ý kinh nghiệm tuyển dụng!
Bài viết trên đây của Muaban.net đã cung cấp đầy đủ các thông tin liên quan đến ngành Sư phạm Tiểu học như các kiến thức và kinh nghiệm cần phải có? Hay những tiềm năng và thách thức khi chinh phục nghề. Hy vọng với những thông tin chúng tôi chia sẻ sẽ giúp ích cho các bạn trẻ đang theo đuổi ước mơ trở thành giáo viên tiểu học, chúc các bạn thành công trong tương lai!