Tất tần tật về cá khủng long 6 sừng Axolotl
Tất tần tật về cá khủng long 6 sừng Axolotl. Trong bài viết này, Cacanhmini.com chia sẻ cho bạn tất tần tật về cá khủng long 6 sừng Axolotl. Mô tả đặc điểm của Axolotl, thiết kế bể nuôi, thức ăn cho cá Axolotl và cách chăm sóc Axolotl từ A đến Z. Điều này là thực sự rất cần thiết cho những bạn mới làm quen với Axolotl và đang tập tành chơi cá Axolotl.
Tất tần tật về cá khủng long 6 sừng Axolotl
Cá khủng long 6 sừng Axolotl có tên khoa học Ambystoma mexicanum. Axolotls có nhiều màu sắc khác nhau chẳng hạn như màu xám, nâu, da trắng (mắt trắng với mắt đen), bạch tạng vàng, bạch tạng trắng. Ngoài ra cá Axolotl hoang dã có thể có màu đen hoặc màu nâu socola hay màu kem.
Xem thêm: Cá khủng long 6 sừng 4 chân gây sốt giới chơi cá
Nguồn gốc và đặc điểm của cá khủng long 6 sừng Axolotl
Cá Axololt thuộc loài lưỡng cư còn sót lại trên thế giới, cực kỳ hiếm có. Chúng được tìm thấy sớm nhất tại Mexico, ở hồ Xochimilco và hồ Chalco.
Đặc biệt, cá khủng long 6 sừng 4 chân khả năng tái tạo phục hồi khó tin. Chúng có thể tái tạo lại các chi và đuôi. Thậm chí, chuyện phục hồi tủy sống, tim và não cũng không thành vấn đề so với khả năng siêu phàm của loài kỳ nhông Mexico này.
Axolotl hoàn toàn có khả năng tái phát triển các chi hoàn toàn. Loài vật này có thêm sức hấp dẫn về mặt khoa học là có phôi đặc biệt lớn. Giúp dễ dàng xử lý trong điều kiện phòng thí nghiệm hơn. Phôi của nó cũng rất chắc chắn. Và có thể được nối và kết hợp với các bộ phận khác nhau của các phôi Axolotl khác với mức độ thành công cao.
Nguồn gốc và đặc điểm của cá khủng long 6 sừng Axolotl
Sinh vật hấp dẫn để nghiên cứu khoa học
Axolotl là một sinh vật hấp dẫn đáng để thực hiện nghiên cứu khoa học. Lý do là vì ngoại hình kỳ dị, khả năng tái sinh và chủ yếu là Axolotl có hiện tượng được gọi là neoteny. Thông thường, động vật lưỡng cư trải qua quá trình biến thái từ trứng thành ấu trùng (nòng nọc của ếch là ấu trùng). Và cuối cùng là dạng trưởng thành.
Axolotl, cùng với một số loài lưỡng cư khác, vẫn ở dạng ấu trùng trong suốt cuộc đời của nó. Điều này có nghĩa là nó vẫn giữ được mang và vây. Nó không phát triển mắt lồi, mí mắt và các đặc điểm của kỳ nhông trưởng thành khác. Mà phát triển lớn hơn nhiều so với một con kỳ giông ấu trùng bình thường. Và Axolotl có thể sinh sản trong giai đoạn ấu trùng này. Một thuật ngữ khác để mô tả trạng thái này là “perennibranchiate”. Loài động vật này hoàn toàn sống dưới nước. Mặc dù sở hữu phổi thô sơ, nhưng nó thở chủ yếu qua mang và da.
Xem thêm: Cá khủng long 6 sừng 4 chân khả năng tái tạo phục hồi khó tin
Tạo môi trường sống cho cá Axolotl
Nếu bạn đang muốn nuôi một hay vài em cá khủng long 6 sừng Axolotl siêu dễ thương. Thì điều đầu tiên cần lưu ý đến là chuẩn bị một môi trường sống phù hợp nhất cho cá Axolotl. Blog Cá Cảnh Mini hướng dẫn cụ thể và chi tiết nhất cách tạo môi trường sống thích hợp nhất với cá Axolotl.
Tạo môi trường sống cho cá Axolotl
Chuẩn bị bể cho 1 em cá khủng long 6 sừng 4 chân
Một em Axolotl trưởng thành có thể đạt kích thước chiều dài từ 18 đến 35 cm. Do đó, nếu bạn chỉ nuôi duy nhất 1 em Axolotl thì cần một bể có chiều dài từ 45 cm. Hoặc có thể tham khảo một bể có kích thước là dài 50 cm x rộng 25 cm x cao 25 cm.
Có thể không cần đèn chiếu sáng, nhưng nên chuẩn bị thêm nắp đậy để tránh trường hợp cá nhảy ra ngoài. Ngoài ra có thể chuẩn bị thêm nhiệt kế, bộ lọc nước, đá để phân tán dòng ra của bộ lọc, cây thủy sinh, và chỗ ẩn náu cho Axolotl. Lưu ý có thể không cần dùng sỏi để trang trí trong bể.
Xem thêm: Chia sẻ cách nuôi cá khủng long 6 sừng 4 chân
Chuẩn bị bể cho nhiều em cá khủng long 6 sừng 4 chân
Nếu bạn có ý định nuôi từ vài em Axolotl hay thậm chí là 6 em cá Axolotl trong cùng 1 bể. Thì nên chuẩn bị một bể lớn có kích thước dài 150 cm x rộng 35 cm x cao 45 cm. Vì là bể lớn nên bạn sẽ cần một giá đỡ cực kỳ chắc chắn bên dưới.
Bên cạnh đó, nên chuẩn bị thêm nhiệt kế, đèn chiếu sáng, nắp đậy, đá, gỗ lũa, máy lọc, thanh phun, nền cát mịn và các loại cây thủy sinh để tạo môi trường tốt và cảnh quan trong bể. Bạn có thể tham khảo thêm các loại cây thủy sinh như Top 10 loại cây thủy sinh không cần đất nền lại cực kỳ dễ trồng trên Blog Cá Cảnh Mini.
Dùng bộ lọc phù hợp nhất với bể cá Axolotl
Dùng bộ lọc phù hợp nhất với bể cá Axolotl
Không nhất thiết phải lắp đặt máy lọc nếu bạn chịu khó thay nước thường xuyên cho bể cá Axolotl. Nếu không có thể chuẩn bị bộ lọc phù hợp và có thể lọc được lượng nước trong bể cá. Bộ lọc với công suất quá lớn sẽ không thích hợp với một bể cá Axolotl nhỏ. Bộ lọc lớn sẽ tạo ra quá nhiều dòng nước trong bể và có thể gây ra căng thẳng cho cá Axolotl. Bạn có thể tham khảo bài viết Tổng hợp những máy lọc tốt nhất cho bể cá cảnh mà Blog Cá Cảnh đã chia sẻ trước đây để chọn mua được máy lọc phù hợp nhất với nhu cầu của mình.
Thay vào đó, bạn có thể sử dụng một thanh phun hoặc việc bố trí cẩn thận các đồ trang trí trong bể. Mục đích của việc này là để làm gián đoạn dòng chảy của nước. Hạn chế gây ra căng thẳng cho cá Axolotl.
Lời khuyên từ Cacanhmini là mỗi tuần bạn nên thay từ 10 đến 20% lượng nước trong bể. Tùy theo mật độ cá trong bể. Nhất là cần hút sạch thức ăn thừa và chất thải đọng lại trong bể cá Axolotl.
Chất nền trong bể cá Axolotl
Với những loại sỏi nhỏ, Axolotl có thói quen cho vào miệng và thỉnh thoảng nuốt vài hạt sỏi. Điều này có thể gây tắc nghẽn đường ruột., dẫn đến tử vong cho Axolotl.
Thay vào đó, bạn có thể dùng những loại sỏi có kích thước to hơn. Lưu ý là sỏi cần lớn hơn kích thước của phần đầu cá Axolotl. Hoặc có thể thay sỏi bằng các loại cát mịn. Nó sẽ không làm tắc nghẽn đường tiêu hóa nếu cá Axolotl ăn phải. Tuy nhiên, một số em cá Axolotl rơi vào trạng thái căng thẳng khi không bám được vào đáy bể. Do đó, lời khuyên từ Blog Cá Cảnh Mini là bạn không nhất thiết làm phần đất nền. Mà có thể trang trí với gỗ lũa và các loại cây thủy sinh.
Cần có nắp đậy bể cá
Cần có nắp đậy bể cá
Bể nuôi cá khủng long 6 sừng 4 chân, bạn cần chuẩn bị thêm có nắp đậy. Mặc dù cá Axolotl không thể leo lên, nhưng chúng có thể nhảy ra khỏi bể và có thể bị chết. Ngoài ra có thể sử dụng dạng nắp lưới.
Xem thêm: Điểm danh các loại kỳ giông Axolotl siêu đẹp
Điều kiện ánh sáng và nhiệt độ
Cá khủng long 6 sừng Axolotl không có yêu cầu nhất định về ánh sáng cụ thể nào. Tuy nhiên, ánh sáng cần thiết khi bạn đặt bể trưng bày trong phòng khách. Và cũng rất cần thiết cho một số loài cây thủy sinh có trong bể.
Thực chất nhiệt độ sống thích hợp cho loài cá độc đáo này là vào khoảng 15 đến 17 độ C. Nhưng bạn có thể giữ ở mức từ 20 đến 24 độ C. Khi nhiệt độ quá cao trên 24 độ C có thể khiến cá Axolotl bị căng thẳng. Kinh nghiệm từ Cacanhmini là nếu nhiệt độ quá thấp dưới 10 độ C. Có thể khiến cá hoạt động chậm chạp hơn và trao đổi chất thấp hơn.
Ở nhiệt độ thấp, cá Axolotl sẽ ăn ít thường xuyên hơn. Thậm chí có thể không ăn. Chúng có thể giảm sự trao đổi chất chứ không hẳn là ngủ đông như ở các loài động vật khác. Ngoài ra, hãy chuẩn bị thêm nhiệt kế để có thể kiểm tra nhiệt độ nước trong bể thường xuyên.
Những phụ kiện trang trí trong bể cá Axolotl
Những phụ kiện trang trí trong bể cá Axolotl
Trong bể cá Axolotl, bạn có thể tạo tiểu cảnh với gỗ lũa, hang động để tạo nơi trú ẩn cho cá Axolotl. Bên cạnh đó, có thể trồng thêm một số cây thủy sinh nổi trên bể. Hoặc một số cây có thể cắm rễ trong chậu nhỏ… Tham khảo ngay 10 loại cây thủy sinh đẹp và dễ trồng nhất thích hợp trồng bể cá Axolotl.
Thức ăn cho cá khủng long 6 sừng Axolotl
Cá Axolotl – Kỳ giông Mexico là loài ăn thịt. Chúng gần như nuốt toàn bộ thức ăn. Khi cá Axolotl còn nhỏ, bạn có thể cho chúng ăn trùn chỉ, trùn quế, bo bo hay trứng nước, moina… Khi trưởng thành, cá Axolotl có thể ăn tôm, tép nhỏ, các loại thức ăn đông lạnh.
Ngoài ra, theo Blog Cá Cảnh Cacanhmini, chúng còn có thể ăn thịt cá, ruột, gan cá. Hoặc các loài cá nhỏ, cá diếc, cá chạch nhỏ… Các loại thức ăn khô dạng viên nhỏ, kích thước tầm 5mm cũng là loại thức ăn hoàn hảo cho cá Axolotl trưởng thành.
Thỉnh thoảng bạn cũng có thể đổi món cho cá khủng long 6 sừng 4 chân với món tim bò cắt nhỏ. Nhưng chỉ nên cho ăn thỉnh thoảng. Vì ăn quá nhiều protein trong tim bò có thể khiến cá khủng long gặp phải vấn đề khó tiêu hóa.
Thức ăn cho cá khủng long 6 sừng Axolotl
Cách phân biệt kỳ giông Axolotl đực và cái
Khi kỳ giông Axolotl hay được gọi là cá khủng long 6 sừng 4 chân còn nhỏ. Chủ nuôi sẽ khá khó khăn nếu muốn phân biệt đực và cái. Thế nhưng, khi chúng trưởng thành hơn, có độ dài khoảng 15cm thì có một vài dấu hiệu giúp chủ nuôi phân biệt.
Bạn hãy quan sát bộ phận sinh dục của kỳ giông Axolotl thường nằm ở vị trí bên cạnh chân sau. Nếu là con đực, bộ phận sinh dục thường sẽ phồng lên với một số nhú.
Ở kỳ giông Axolotl cái thường có cơ thể và thân hình to lớn hơn so với kỳ giông Axolotl đực. Những con cái trưởng thành thường có cơ thể rất tròn trịa. Do số lượng trứng có trong cơ thể của chúng.
Kinh nghiệm từ Cacanhmini.com là con đực thường đạt đến độ tuổi trưởng thành về mặt sinh dục sớm hơn một chút so với con cái. Và những con đực trưởng thành có xu hướng dài hơn và đuôi dài hơn con cái.
Cách nuôi Kỳ Giông Mexico – cá Axolotl sinh sản
Kỳ Giông Mexico – cá Axolotl thường bắt đầu trưởng thành sau khi chúng đạt tổng chiều dài khoảng 18 cm. Cá Axolotl cái có xu hướng mất nhiều thời gian hơn để trưởng thành hơn so với các chú cá đực. Có thể là chênh lệch từ một đến hai tháng.
Chúng có thể sinh sản từ 5 tháng tuổi trở lên. Tùy thuộc vào tần suất và chất lượng thức ăn, nhiệt độ nước và điều kiện nuôi. Tuy nhiên, nhiều anh em khác chia sẻ thích hợp nhất để cá Axolotl sinh sản là từ 11 tháng tuổi trở đi.
Mùa sinh sản của kỳ giông Axolotl hàng năm thường rơi vào cuối đông cho đến đầu xuân. Số lượng trứng trung bình từ 60 cho đến 500 trứng/lần sinh sản. Một em cá Axolotl cái sức khỏe tốt có thể đẻ đến hơn 1000 trứng. Tỷ lệ ấp nở thành công là khoảng 85%.
Điều kiện nhiệt độ thích hợp để kỳ giông Axolotl sinh sản là từ 20 đến 23 độ C. Theo Blog Cá Cảnh Mini, bạn nên nuôi riêng 1 cặp cá và cần chuẩn bị một vài bụi cỏ. Cũng như tạo một số hốc cây, hang đá trong bể, tạo điều kiện thuận lợi để cặp cá Axolotl đẻ trứng.
Xem thêm: Cẩm nang nuôi kỳ giông Axolotl sinh sản
Cách nuôi Kỳ Giông Mexico – cáAxolotl sinh sản
Lưu ý khi cho cá Axolotl – Kỳ Nhông Mexico sinh sản
Một điểm bạn cần lưu ý không nên cho cá Axolotl cái sinh sản quá sớm. Một em cá Axolotl cái sức khỏe tốt có thể đẻ đến hơn 1000 trứng. Việc sản xuất nhiều trứng như vậy sẽ gây khó khăn cho quá trình trao đổi chất của động vật. Và cơ thể cá Axolotl cái cũng ưu tiên sản xuất trứng hơn sự phát triển của cơ thể.
Hơn nữa, cá cái có thể sinh sản nhiều lần mỗi năm. Ngay sau khi lứa trứng đầu tiên được đẻ, cơ thể cá Axolotl cái sẽ cố gắng sản xuất những quả trứng mới để thay thế những quả đã được đẻ.
Theo kinh nghiệm cá nhân từ Blog Cá Cảnh Mini, đa phần cá Axolotls cái thường có thể mắc bệnh vào thời điểm này. Trừ khi chúng được chăm sóc rất cẩn thận. Đối với một cá kỳ giông Axolotl cái vẫn đang phát triển chiều dài, thì khả năng mắc bệnh sẽ cao hơn.
Những con cái mới sinh sản, bạn cũng nên cho chúng tránh xa con đực ít nhất một tháng cho đến khoảng 3 tháng. Để chúng có thời gan hồi phục. Theo kinh nghiệm cá nhân từ Blog Cá Cảnh Mini, một em cá Axolotls cái sinh sản và đẻ trứng. Điều này không có nghĩa là chúng đang trong điều kiện sức khỏe tốt nhất.
Tác giả: Vivian
Nguồn Cacanhmini.com