Team leader là mục tiêu phấn đấu của rất nhiều bạn trẻ, tuy nhiên không phải ai cũng hiểu rõ trách nhiệm và vai trò của một team leader là gì, và làm thế nào để trở thành một người trưởng nhóm thành công, giúp team đi lên vững mạnh. Nếu bạn đang phấn đấu cho vị trí team leader trong tương lai thì hãy theo dõi bài viết dưới đây của Blog TopCV để tìm hiểu xem những tố chất cần thiết để trở thành một team leader là gì nhé!
Team leader là gì?
Team leader hay trưởng nhóm là một chức vụ quản lý bậc trung, trực tiếp điều hành một team (đội nhóm) có quy mô từ nhỏ cho tới trung bình (dưới 20 người). Team leader có nhiệm vụ phụ trách toàn bộ công việc của một mảng chuyên môn cụ thể trong một phòng ban lớn của tổ chức hay doanh nghiệp. Ví dụ, với trong phòng Kinh doanh được chia ra làm các khối: khối bán buôn, khối bán lẻ tại cửa hàng, khối thương mại điện tử,… thì mỗi khối kinh doanh sẽ được trực tiếp quản lý bởi một team leader.
Vai trò của Team leader là gì trong tổ chức?
Vai trò của team leader chính là “lead” – dẫn dắt đội nhóm của mình hoàn thành nhiệm vụ, mục tiêu đã đề ra. Vậy cụ thể một team leader cần phải làm những gì để đạt dduojc kết quả tốt trong công việc?
Xây dựng định hướng và chịu trách nhiệm với đội nhóm
Team leader được ví như “ngọn hải đăng”, là người định hướng, dẫn dắt team của mình đạt được mục tiêu, do đó họ là người vạch ra phương hướng, mục tiêu, xây dựng bản kế hoạch cho mỗi dự án, công việc của team. Bên cạnh đó, team leader là người chịu trách nhiệm cho kết quả công việc của team trước các cấp quản lý cao hơn như trưởng phòng, trưởng bộ phận hay ban lãnh đạo của doanh nghiệp, tổ chức.
Team leader nghĩa là gì và vai trò của team leader?
Phân bổ nhân sự, công việc, thiết lập KPI và đánh giá
Trong công việc, team leader là người phân công các hạng mục cho các thành viên khác nhau. Để dự án đạt kết quả tốt, team leader cần phân chia một cách phù hợp với khối lượng, tiến độ công việc cũng như năng lực của mỗi thành viên. Team leader cũng là người theo dõi kết quả công việc của từng cá nhân trong nhóm và đánh giá nhân sự dựa trên các yếu tổ như KPI công việc, thái độ, sự cố gắng,… để từ đó cải thiện hiệu quả công việc, tối ưu hóa bộ máy nhân sự.
>>> Tham khảo: Quản lý theo OKR là gì? Manager chọn gì giữa OKR và KPI? Quy trình 6 bước lập OKR hiệu quả
Theo dõi, kiểm soát và điều chỉnh kế hoạch
Team leader có thể không phải là người trực tiếp tham gia vào tất cả các hạng mục công việc, song họ cần phải bao quát toàn bộ tình hình dự án, theo dõi các báo cáo số liệu, kiểm soát diễn biến thực tế để từ đó nhanh chóng có phương án điều chỉnh phù hợp, giúp team hoàn thành mục tiêu và hạn chế rủi ro.
Tạo động lực và cảm hứng cho đội nhóm
Một team leader không chỉ phân chia công việc và quản lý nhân sự theo KPI một cách máy móc mà cần phải biết tạo động lực cho nhân viên, nắm được tính cách, thói quen và phong cách làm việc của thành viên nhóm, biết lắng nghe những khó khăn của nhân viên và chỉ dẫn, giúp đỡ họ hoàn thành công việc giúp đội nhóm xây dựng teamwork tốt, từ đó nâng cao hiệu quả công việc.
>>> Tham khảo: Quản lý nhân sự là gì? Khám phá Quy trình quản lý nhân sự dành cho manager
Kết nối nhân viên với quản lý cấp cao hơn
Team leader là người đứng giữa nhân viên trong công ty và những cán bộ quản lý cấp cao hơn, do đó họ là người đại diện cho mỗi bên truyền đạt lại ý tưởng, tâm tư, nguyện vọng, yêu cầu,… của các bên với nhau, có khả năng điều chỉnh, xây dựng và cải thiện mối quan hệ giữa nhân viên và quản lý một cách tích cực, mang tới hiệu quả trong công việc.
Tố chất của một Team leader giỏi
Giao tiếp khéo léo, thuyết phục, có uy tín
Kỹ năng giao tiếp là yếu tố đầu tiên mà team leader cần có khi đứng đầu một đội nhóm. Công việc của team leader yêu cầu thường xuyên phải giao tiếp, biểu đạt ý kiến, thương thuyết, trao đổi,… với nhiều đối tượng khác nhau từ nhân viên, khách hàng, đối tác cho tới các team ledaer khác và quản lý cao. Việc thể hiện quan điểm, thuyết trình dự án, đàm phán hợp đồng,… một cách rõ ràng, khéo léo, thuyết phục sẽ mang lại hiệu quả công việc tốt, xây dựng mối quan hệ tích cực, hài hòa với nhân viên, khách hàng và được đối tác, quản lý đánh giá cao.
Những tố chất của một team leader thành công
Ngoài ra, một leader tâm lý và có khả năng truyền cảm hứng sẽ giúp xây dựng văn hóa teamwork giữa các thành viên và giữa thành viên nhóm với leader, giúp nâng cao động lực và sự tích cực của nhân viên trong công việc, từ đó giúp team phát triển.
>>> Tham khảo: Leadership là gì? Những kỹ năng của người lãnh đạo giỏi
Tư duy nhạy bén, logic, khả năng xử lý tình huống tốt
Team leader được coi là người đứng mũi chịu sào” trong mọi hoạt động của đội nhóm, do đó họ cũng chính là người có trách nhiệm xử lý những sự cố phát sinh. Và một team leader có khả năng xử lý tình huống tốt, có tư duy nhạy bén, logic sẽ giúp sự cố được giải quyết nhanh chóng, gọn gàng, giảm thiểu rủi ro, hạn chế những tác động tiêu cực tới kết quả công việc. Đôi khi nó còn có thể là cơ hội tốt giúp team bứt phá trong công việc nếu leader là người nhạy bén, sắc sảo, biết nắm bắt và tận dụng cơ hội.
>>>Tham khảo: Tổng hợp những kỹ năng của nhà quản trị giỏi bạn cần biết
Kiến thức và kỹ năng chuyên môn vững vàng
Công việc team leader không chỉ bao gồm các hoạt động chuyên môn, do đó team leader có thể không phải là người giỏi nhất song để trở thành một team leader tốt, bạn cần có nền tảng kiến thức chuyên môn vững vàng, có các kỹ năng công việc tốt để có thể theo dõi và đánh giá nhân viên.
>>> Tham khảo: Kinh nghiệm đi phỏng vấn vị trí quản lý và những câu hỏi thường gặp
Kỹ năng lãnh đạo và quản trị công việc
Cuối cùng, tố chất để bạn có thể trở thành một team leader giỏi chính là kỹ năng lãnh đạo và quản trị công việc. Khối lượng công việc của một team leader rất lớn, cùng với độ là trách nhiệm theo dõi, quản lý một cách sát sao, do đó để có thể đạt hiệu quả tốt, team ledaer phải có kỹ năng lãnh đạo, biết trao quyền cho nhân viên và sắp xếp công việc một cách hợp lý.
Mong rằng, thông qua những chia sẻ của Blog TopCV về Team leader là gì? Vai trò và tố chất cần có của team leader, bạn đã có thể nắm rõ hơn về vị trí team leader trong tổ chức, doanh nghiệp. Truy cập TopCV ngay hôm nay để không bỏ lỡ những vị trí công việc HOT nhất nhé!
Nguồn ảnh: Sưu tầm