Tép biển khô: Món ăn dân dã rất giàu dinh dưỡng được nhiều nước ưa chuộng
Tép biển khô còn có tên gọi khác là moi hoặc tép, ruốc… vốn là một món ăn dân dã phổ biến ở nhiều nơi trên thế giới, đặc biệt là các nước ven biển. Đây là một trong những loại thực phẩm dân giã phổ biến và giá bình dân ở Việt Nam.
Theo góc nhìn của các chuyên gia dinh dưỡng, đây chính là một món ăn tuyệt vời giúp bạn bổ sung một số chất dinh dưỡng cần thiết và quan trọng cho cơ thể. Đối với trẻ em đang phát triển, quá trình trao đổi chất của cơ thể đang hoạt động mạnh, việc bổ sung canxi là điều không thể thiếu. Lúc này, mẹ có thể cho bé nhiều tép khô hơn.
Tại Trung Quốc, Hàn Quốc và Nhật Bản…, tép biển khô được xem là một trong những món không thể thiếu trong bếp của mỗi gia đình vì tính hữu dụng và giá trị dinh dưỡng tuyệt vời.
Tép khô vốn là con tép biển nhỏ bé tươi rói sau khi được ngư dân khai thác lên bờ, phơi khô và có thể bảo quản để sử dụng dài ngay. Tép biển khô có vị ngọt, mềm, thơm ngon, rất giàu canxi, là chất bổ sung canxi hiếm có cho trẻ em trong giai đoạn phát triển.
Tép khô có thể bảo quản trong tủ lạnh và ăn quanh năm mà không bị hỏng, cách sử dụng đa dạng, có thể nấu canh, xào, nấu kèm với các món ăn khác, tăng hương vị, bổ dưỡng và có nhiều lợi ích sức khỏe.
Mặc dù là món ăn rẻ tiền, dân dã, nhưng bạn đừng bao giờ đánh giá thấp món ăn này. Theo nghiên cứu, tép khô có tác dụng khai thông dạ dày, tiêu đờm viêm, hàm lượng canxi rất cao, hương vị đặc trưng, chứa chất béo động vật, mỗi 100 gram tôm chứa 738 Mg cholesterol tốt, cao gấp khoảng 10 lần so với lợn, bò và cừu.
Tác dụng của tép biển khô đối với sức khỏe
1. Bổ sung nguồn canxi dồi dào
Thường xuyên ăn tép biển khô có thể ngăn ngừa chứng loãng xương do thiếu canxi. Ở trẻ em và người cao tuổi, nên tạo thói quen ăn canh cho thêm 1 nắm tép vào để tăng cường sự thèm ăn và nâng cao thể lực.
2. Ngăn ngừa tăng huyết áp cho bà mẹ mang thai
Phụ nữ mang thai những tháng cuối kỳ là giai đoạn quan trọng của sự phát triển xương của thai nhi, răng và phát triển hệ thần kinh.
Trong trường hợp thiếu canxi sẽ dễ gây ra loãng xương thai kỳ, co giật, giảm canxi máu, mệt mỏi, hội chứng tăng huyết áp do thai kỳ, sinh non và nghẽn mạch hoặc thai nhi thiếu cân. Ăn một lượng tép vừa đủ hàng ngày có thể giúp chị em phụ nữ mang thai bổ sung canxi hiệu quả.
3. Bảo vệ tim mạch
Tôm rất giàu magiê, magiê đóng một vai trò quan trọng trong việc điều chỉnh hoạt động của tim, có thể bảo vệ hệ thống tim mạch, làm giảm nồng độ cholesterol trong máu, giúp ngăn ngừa xơ cứng động mạch, tăng huyết áp và có vai trò nhất định trong việc phòng ngừa chứng nhồi máu cơ tim.
4. Giảm bớt chứng suy nhược thần kinh
Tép biển khô có tác dụng làm dịu tâm trạng, thường được sử dụng để điều trị suy nhược thần kinh, rối loạn chức năng tự trị và các triệu chứng liên quan khác.
Lưu ý khi ăn tép biển khô
Không nên ăn tép biển khô với táo tàu đỏ, vì có thể gây ngộ độc.
Không nên ăn với rau bina (cải chân vịt) vì có thể ảnh hưởng đến việc hấp thụ canxi
Không nên ăn cùng với những thực phẩm giàu vitamin C, hoặc uống vitamin C vì có thể tạo ra arsenic gây nguy hiểm cho sức khỏe.
Không nên kết hợp với chà là, táo, hồng, cam và các loại trái cây khác vì có thể gây đau lưng.
Không nên ăn cùng đậu nành vì đậu nành có chứa antitrypsin và thrombin, có thể dẫn đến chứng khó tiêu.
Tép biển khô là món ăn được nhiều nước Châu Á như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc… đánh giá rất cao, được dùng làm nguyên liệu phụ trợ để nấu rất nhiều món ăn, làm gia vị nấu canh kèm các thực phẩm khác trong hầu hết các món ăn hàng ngày.
Tại Việt Nam, với nguồn nguyên liệu sẵn có, giá rẻ, bạn hoàn toàn có thể tạo cho mình thói quen ăn tép biển khô trong các bữa ăn hàng tuần. Trẻ em và người bước vào tuổi trung niên cần bổ sung canxi thì nên ăn tép thường xuyên hơn.
*Theo Health/Mama