Tết Hàn thực là gì? Ý nghĩa, nguồn gốc của ngày này

Tết Hàn thực vào ngày 3 tháng 3 Âm lịch, các gia đình Việt thường chuẩn bị bánh trôi bánh chay để cúng lễ Hàn thực.

Trong tiếng Hàn thì “Hàn” có nghĩa là “lạnh” và “thực” nghĩa là ăn. Tết Hàn thực có nghĩa là tết ăn đồ lạnh.

Theo truyền thuyết thì vào thời xa xưa, vua nước Tấn là Tấn Văn Công gặp loạn phải bỏ đi lưu vong lúc thì ở nước Tề, lúc ở nước Sở. Vị hiền sĩ Giới Tử Thôi luôn ở bên cạnh vua để phò tá, bày mưu tính kế.

Có hôm trên đường đi lánh nạn, đã hết lương thực Giới Tử Thôi đã cắt một phần miếng đùi của mình để cho vua ăn. Sau khi nhà vua ăn xong mới biết sự hi sinh của Giới Tử Thôi nên rất cảm kích.

Giới Tử Thôi phò tá vua tận mười chín năm trời, sau quãng thời gian khổ cực cũng khổ luyện thành tài. Khi Tấn Văn Công đoạt lại ngôi vương nước Tấn, ông đã phong chức cũng như thưởng chức tước cho những ai có công tòng vua nhưng lại quên Giới Tử Thôi.

Giới Tử Thôi cho rằng nghĩa vụ của bề tôi là phò tá vua là trách nhiệm của bề tôi nên không hề oán trách. Ông về quê rồi cho mẹ vào núi Điền Sơn ở ẩn, sống cuộc sống thanh bình.

Vua Tấn Văn Công nhớ ra ông rồi sai người quay về tìm Tử Thôi. Giới Tử Thôi không màng danh vọng nên không quay về lĩnh thưởng. Nhà vua thấy vậy bèn ra lệnh đốt rừng để ông xuất hiện. Tuy nhiên, ông lại cùng mẹ chết cháy trong rừng, nhất quyết không ra ngoài.

Lúc này nhà vua đã hối hận cho hành động của mình. Ngài đã lập miếu thờ Tử Thôi tại núi rồi đổi tên núi là Giới Sơn. Vua hạ lệnh cho người dân không đốt lửa 3 ngày từ mồng 3 tháng 3 đến mồng 5 tháng 3 Âm lịch và chỉ ăn đồ nguội nấu sẵn.

Rate this post

Viết một bình luận