Tết Trung Thu còn có tên gọi khác là gì? Vì sao lại như vậy?

Tết Trung Thu còn có tên gọi khác là gì? Vì sao lại như vậy?

Tết Trung thu là một dịp lễ quen thuộc tại Việt Nam. Có rất nhiều cách khác nhau để gọi ngày lễ này, và mỗi cái tên lại mang những đặc điểm khác nhau. Chính vì vậy, hãy cùng Printgo đi tìm hiểu những tên gọi khác của Tết Trung Thu cũng như những ý nghĩa ẩn sau nhé!

Tết Trung thu là gì? Nguồn gốc Tết Trung thu?

Tết Trung thu là ngày Rằm tháng Tám, được tổ chức từ ngày 14 – 15 hoặc 16 tháng 8 âm lịch hằng năm, đây cũng là thời điểm vừa kết thúc vụ thu hoạch lúa của những người nông dân. Vào ngày lễ này, gia đình sẽ sum vầy bên nhau, cùng thưởng thức những chiếc bánh trung thu, những tách trà. 

Theo nhiều nghiên cứu của các nhà khảo cổ học, Tết Trung thu ở Việt Nam đã có nguồn gốc từ thời xa xưa, nó là một hình ảnh đã được in trên mặt trống đồng Ngọc Lũ. 

Theo như văn bia tại chùa Đọi vào năm 1121 thì từ đời vua Lý, Tết Trung thu đã được tổ chức chính thức ở kinh thành Thăng Long, với các lễ hội như đua thuyền, múa rối nước và rước đèn tre. Đến đời vua Lê – Trịnh thì Tết Trung thu đã trở thành một lễ hội lớn, được tổ chức cực kỳ xa hoa ở trong phủ Chúa.

Tết trung thu là gì? Lễ Trung thu có ý nghĩa như thế nào?

Bên cạnh đó, cũng có rất nhiều những truyền thuyết được lưu truyền trong dân gian, kể về nguồn gốc ra đời của ngày Tết Trung thu như: Chuyện nhà vua dạo chơi cung trăng vào Rằm tháng Tám, sự tích về chị Hằng Nga trên cung trăng, sự tích chú Cuội, sự tích Thỏ Ngọc,… Nhưng dù có thế nào, Trung thu ngày nay đã trở thành một lễ hội truyền thống tốt đẹp, nhằm lưu giữ lại văn hóa dân tộc.

Không chỉ ở Việt Nam, Trung Thu còn là một ngày lễ của các quốc gia khác tại Đông Á và Đông Nam Á như: nước Trung Quốc, Nhật Bản, Singapore hay Hàn Quốc,…

Tết Trung thu có tên gọi khác là gì? Ý nghĩa của từng tên gọi

Như đã nói từ trên, Tết Trung thu mang rất nhiều những cái tên khác nhau. Vậy đêm tết trung thu còn được gọi là đêm hội gì? Người ta hay nhắc đến ngày lễ này với cái tên như: ngày Tết thiếu nhi, ngày Tết trông trăng hay ngày tết Đoàn viên. Hãy cùng Printgo khám phá ý nghĩa những cái tên này nhé!

  • Tết thiếu nhi: Đây là dịp mà các bé được người lớn tặng cho đồ chơi, bánh Trung thu,… Vào ngày lễ này, các em sẽ được tham gia rước đèn lồng và phá cỗ Trung Thu, vui chơi những trò chơi truyền thống như múa Lân, múa Rồng. Các hoạt động dành cho trẻ em khá nhiều, mọi hoạt động thường gắn liền với hình ảnh chú Cuội và chị Hằng, đúng ý nghĩa dành cho thiếu nhi.

  • Tết Trông trăng: Vào ngày này, mọi người thường làm những mâm cỗ cũng như chuẩn bị những chiếc bánh trung thu. Dịp này mọi gia đình cùng quây quần bên nhau, cùng nhau ngắm trăng và phá cỗ Trung Thu. Chính vì lý do đó mà Tết Trung Thu còn có tên gọi khác là Tết trông Trăng.

  • Tết Đoàn viên: Tên gọi này bắt nguồn từ ý nghĩa của ngày lễ, vào ngày này ai cũng mong được trở về với gia đình, được quây quần bên nhau, cùng thưởng thức những miếng bánh trung thu nghĩa tình. 

  • Tết hoa đăng: Tên gọi này bắt nguồn từ Trung Quốc, vào dịp lễ, thả hoa đăng là một hoạt động thường niên diễn ra trong ngày Tết Trung thu. Người dân không chỉ treo đèn lồng ở trước cửa nhà mà còn thả các loại hoa đăng, bên trong có ghi ước nguyện và có một ngọn nến thắp sáng, được thả trôi trên dòng nước. Ở Việt Nam, cái tên gọi Tết hoa đăng này không quá phổ biến. Mặc dù vậy, ở một số địa phương vẫn tổ chức hoạt động thả hoa đăng và thu hút được sự quan tâm của rất nhiều người.

Tết trung thu là gì? Lễ Trung thu có ý nghĩa như thế nào?

Trung thu 2021 là ngày nào?

Tính theo dương lịch năm 2021, tết Trung thu được diễn ra vào ngày thứ Ba, 21/9/2021 (Ngày Nhâm Thân, tháng Đinh Dậu, năm Tân Sửu). Các bạn hãy thu xếp thời gian để chuẩn bị các hoạt động trong ngày lễ này nhé. 

Tết trung thu là gì? Lễ Trung thu có ý nghĩa như thế nào?

Trên đây, Printgo đã lý giải cho bạn ngày tết Trung thu là gì cũng như những tên gọi khác của ngày lễ này. Chúc các bạn sẽ có một Trung thu thật vui vẻ và ấm áp bên gia đình và người thân.

Rate this post

Viết một bình luận