Thai nhi 38 tuần: Sự phát triển của bé và lưu ý mẹ cần biết | Huggies

MỤC LỤC BÀI VIẾT

Ở giai đoạn thai nhi tuần 38 là những tuần cuối cùng của quá trình mang thai và các mẹ cần chuẩn bị sẵn sàng để chào đón những đứa trẻ của mình chào đời. Trong giai đoạn này sẽ có những thay đổi đáng kể đối với mẹ và bé. Khi đó, bạn cần nắm bắt chính xác và kịp thời về các thông tin quan trọng để những tuần cuối của thai kỳ thật khỏe mạnh. Hãy cùng Huggies tìm hiểu sự phát triển của thai 38 tuần tuổi qua bài viết dưới đây.

Thai 38 tuần là mấy tháng?

Thai 38 tuần bao nhiêu tháng? Phụ nữ khi mang thai đến tuần 38 đồng nghĩa với việc thai nhi đã được 9 tháng 14 ngày. Đây là giai đoạn vô cùng quan trọng và mẹ bầu cần phải chuẩn bị sẵn sàng cho sự ra đời của con.

Có thể bạn quan tâm: Tháng cuối thai kỳ

Thai nhi 38 tuần phát triển như thế nào?

Khi thai nhi đến tuần 38 thì có thể nói bé đã gần như phát triển hoàn thiện. Tất cả các bộ phận của cơ thể có thể đáp ứng và hỗ trợ cho bé có thể tồn tại trong môi trường bên ngoài. Lúc này phổi của bé đã phát triển hoàn thiện, trong khi đó thì não vẫn còn phát triển tiếp tục đến một mức độ nhất định.

Cũng trong giai đoạn này thì lớp mỡ dưới da của bé sẽ tiếp tục được tích thêm để giúp kiểm soát thân nhiệt sau khi ra đời. Đồng thời các lớp biểu bì bên ngoài sẽ rụng dần và được thay thế vào đó bằng những lớp da mới.

Những thay đổi của thai nhi tuần thứ 38

Thai nhi tuần 38 phát triển như thế nào? ( Nguồn: Sưu tầm)

Thai 38 tuần nặng bao nhiêu?

Thai 38 tuần nặng bao nhiêu? Kích thước trong tuần 38 này không thay đổi quá nhiều so với tuần trước đó. Cân nặng của bé khi mẹ mang bầu tuần 38 từ 2,8 – 3,2kg và chiều dài cơ thể dao động từ 45 đến 46cm.

Cũng trong giai đoạn này thì lớp mỡ dưới da của bé sẽ tiếp tục được tích thêm để giúp kiểm soát thân nhiệt sau khi ra đời. Đồng thời các lớp biểu bì bên ngoài sẽ rụng dần và được thay thế vào đó bằng những lớp da mới.

Những đặc điểm phát triển của thai nhi trong tuần 38

Thai nhi tuần 38 sẽ phát triển với những đặc điểm như bên dưới:

  • Mọc móng chân: Đây là sự thay đổi rất rõ ràng. Móng chân của bé dần dần mọc ra và móng dài chạm đến đầu ngón chân.
  • Phản xạ được hình thànhThai 38 tuần tuổi đã biết mút và nắm tay. Việc này sẽ giúp bé có thể tự nắm tay mẹ và ngậm ti ngay sau khi vừa được sinh ra.
  • Rụng lớp lông tơ: Cùng với sự biến mất của lớp chất sáp bã nhờn, gần như toàn bộ lớp lông tơ mềm mượt bao phủ cơ thể bé, có tác dụng sưởi ấm thai nhi khi ở bên trong tử cung, chúng đang rụng dần để chuẩn bị cho ngày bé bước ra thế giới bên ngoài.
  • Chuẩn bị tiếng khóc đầu đời: Các dây thanh âm cũng phát triển hơn trước để chuẩn bị cho tiếng khóc đầu tiên của bé khi ra đời cũng như dùng để giao tiếp với ba mẹ khi mới sinh ra.
  • Não và hệ thần kinh: Não của bé vẫn tiếp tục phát triển và phức tạp hơn. Các nếp nhăn đã được hình thành và diện tích bề mặt cho các tế bào thần kinh cũng được tăng thêm. Bộ não bắt đầu biết hoạt động và kiểm soát nhịp tim và sự hô hấp của thai nhi. Bé sẽ tiếp tục hấp thụ chất béo để hoàn thiện não và hệ thần kinh để tăng cường sự thích ứng của môi trường sau khi bé chào đời.
  • Phổi vẫn đang ở giai đoạn phát triển: Thời gian này, phổi của bé vẫn đang được hoàn thiện và sản xuất các chất có hoạt tính bề mặt ngày một nhiều hơn. Điều này có tác dụng giữ cho phổi không bị xẹp và khi bé thở, chúng luôn được gắn chặt với nhau.
  • Nhu động ruột: Lần đầu tiên bé đi đại tiện sau khi chào đời, phân sẽ có màu xanh đậm. Đây là hỗn hợp của nước ối gồm chất sáp bã nhờn, tế bào da chết, lông măng và chất thải từ ruột, mật được bé nuốt vào khi còn trong bụng mẹ.
  • Màu mắt: Tròng mắt của thai nhi có chứa các sắc tố không ổn định. Nếu bé sinh ra với đôi mắt màu sáng thì có vẫn thể thay đổi và chuyển sang màu tối, đậm hơn khi tiếp xúc với ánh sáng bên ngoài. Các mẹ sẽ có thể nhận thấy rõ màu mắt thật sự khi bé được 1 tuổi.

Những thay đổi của mẹ bầu trong tuần 38

Khi thai nhi 38 tuần, người mẹ sẽ có những thay đổi đáng kể về cơ thể cũng như về mặt tâm lý.

Cơ thể của mẹ thay đổi như thế nào trong tuần 38?

  • Trong giai đoạn này, người mẹ sẽ phải trải qua nhiều cơn co thắt Braxton Hicks vốn giúp thúc đẩy lưu thông máu đã được oxi hóa vào tử cung và bé. Đôi khi những cơn co bóp này rất mạnh nhưng các mẹ cũng không cần phải bận tâm trừ khi cảm thấy đau. Nếu thấy khó chịu, mẹ có thể tắm nước ấm hoặc thay đổi tư thế để cảm thấy dễ chịu hơn.
  • Nếu thai nhi 38 tuần đã chúi xuống khung chậu của mẹ thì hình dạng cơ thể mẹ sẽ thay đổi và mọi người thường trêu là mẹ “đã tụt”. Mặc dù điều này làm cho mẹ cảm thấy dễ thở hơn nhưng áp lực lên bàng quang sẽ lớn hơn và điều này sẽ dẫn đến việc các mẹ sẽ đi tiểu thường xuyên hơn.
  • Trường hợp âm đạo của mẹ xuất hiện nước ối và những cơn co bóp đến khoảng 15 phút một lần, hoặc là những cơn đau lưng dồn liên tiếp. Đây chính là những triệu chứng của cơn đau đẻ thật sự và mẹ cần đến ngay bệnh viện để được hỗ trợ nhanh chóng.
  • Ngoài ra, các mẹ trong giai đoạn này sẽ cảm thấy nặng nề và tắc nghẽn ở khung xương chậu. Các cơ xương chậu đang phải làm việc hết sức mình để giữ được trọng lượng tập trung của tử cung và giống như cái dây bị căng quá đà, nó vẫn chùng xuống ở những điểm quan trọng. Khi đó, các mẹ cần hạn chế đứng quá lâu và hãy ngồi thường xuyên để cơ thể cảm thấy thoải mái hơn.
  • Vùng da bụng của mẹ sẽ bị kéo dãn, căng ra và xuất hiện vết rạn da màu tím hoặc màu đỏ đậm.

Những thay đổi về tâm lý mẹ gặp phải là gì?

Ở tuần thai 38, đây là giai đoạn sắp sinh và tâm lý của mẹ sẽ xuất hiện lo lắng, hồi hộp để chờ đợi đứa con chào đời. Những sự thay đổi về tâm lý sẽ có thể dẫn đến các triệu chứng như: mệt mỏi, chán ăn, mất ngủ,… ở mẹ bầu.

Những việc mẹ mang thai tuần 38 nên làm

Ở giai đoạn thai 38 tuần, các mẹ cần chuẩn bị sẵn sàng tâm lý và các đồ dùng cần thiết để sinh em bé bất kỳ lúc nào:

  • Cần chuẩn bị đầy đủ các loại giấy tờ cần thiết cho quá trình nhập viện và sinh bé như: thẻ bảo hiểm y tế, căn cước công dân, hộ khẩu,…
  • Lựa chọn nơi sinh phù hợp, tiện lợi nhất và bàn bạc với các bác sĩ phụ trách về phương án sinh nở mong muốn: sinh mổ hoặc sinh thường.
  • Mua những đồ dùng cá nhân cần thiết trước khi chuẩn bị đi sinh cho cả mẹ và bé.
  • Liên hệ trước với những người hỗ trợ khi mẹ có dấu hiệu sinh bất ngờ và sớm hơn dự kiến.

Những điều mẹ mang thai tuần 38 cần lưu ý

Khi mang thai 38 tuần, mẹ cần phải lưu ý một số đặc điểm sau:

1. Thường xuyên theo dõi các biến chứng thai kỳ muộn

Đối với những triệu chứng như sưng, đau nhẹ ở bàn chân và mắt cá trong tuần thứ 38 thì các mẹ không cần phải quá lo lắng. Tuy nhiên, nếu việc sưng phù quá đột ngột, lan đến tay, mặt thì các mẹ cần đến ngay bệnh viện kiểm tra nhanh chóng. Đây là dấu hiệu của tiền sản giật – một tai biến thai kỳ nguy hiểm thường xuất hiện ở giai đoạn sắp sinh.

2. Dành nhiều thời gian cho việc ngủ

Trong thời gian này, mẹ thường hay bị mất ngủ và khó ngủ vào đêm. Đây có thể do tâm lý hồi hộp, lo lắng khi sắp làm mẹ và việc tranh thủ ngủ vào ban ngày có thể giúp các mẹ có thể nghỉ ngơi, tĩnh dưỡng nhiều hơn.

3. Lựa chọn quần áo thoáng mát, thoải mái

Dưới tác động của hormone cùng với quá trình tăng lưu lượng máu đến da và tăng quá trình trao đổi chất trong thai kỳ, đã khiến cho mẹ dễ đổ mồ hôi hơn bình thường. Việc lựa chọn những quần áo rộng với chất liệu vải mỏng nhẹ sẽ giúp mẹ luôn được khô thoáng, thoải mái và tránh được tình trạng nổi phát ban do nóng bức. 

4. Thực hiện các bài tập thể dục

Trong giai đoạn này, các mẹ có thể lựa chọn các bài tập yoga, thiền định và các động tác Squat cho mẹ bầu. Việc này sẽ giúp cho quá trình chuyển dạ và sinh nở của các mẹ bầu sẽ diễn ra thuận lợi và dễ dàng hơn.

Lưu ý khi mang thai 38 tuần mẹ nên nhớ

Những điều mẹ mang thai tuần 38 cần lưu ý (Nguồn: Sưu tầm)

Mẹ bầu tuần 38 nên ăn gì để thai nhi khỏe mạnh?

Khi mang thai ở tuần 38 thì mẹ bầu vẫn cần phải duy trì chế độ ăn đầy đủ dinh dưỡng, đa dạng các chất. Tuy nhiên, để tránh tình trạng khó tiêu, đầy bụng thì các mẹ có thể chia nhỏ các bữa ăn trong ngày để cho quá trình tiêu hóa trong cơ thể diễn ra thuận lợi hơn.

Một chế độ ăn hợp lý cần đảm bảo đầy đủ các chất đạm, chất béo, chất đường bột để có thể cung cấp đầy đủ năng lượng cho mẹ bầu. Đồng thời cũng cần bổ sung thêm các thực phẩm giàu chất xơ như: mồng tơ, mướp, khổ qua, cải xanh,… để hỗ trợ tốt hơn cho tiêu hóa.

Ngoài ra các mẹ bầu cần ăn thêm nhiều trái cây để bổ sung các loại vitamin cho cơ thể như: cam, xoài, táo, lê,…

dinh dưỡng bà bầu 38 tuần tuổi

Mẹ bầu tuần 38 nên ăn gì để khỏe mạnh? (Nguồn: Sưu tầm)

Những dấu hiệu sắp sinh ở tuần 38 mẹ bầu cần lưu ý

Ở tuần thai 38, khi thấy cơ thể xuất hiện các triệu chứng sau thì các mẹ bầu nên đến bệnh viện ngay:

  • Mất nút nhầy tử cung là tình trạng xuất hiện dịch nhầy trong suốt hoặc có vệt máu.
  • Khi mẹ có cảm giác khó chịu ở vùng khung xương chậu có thể là do thai nhi bị tuột xuống.
  • Vỡ ối là tình trạng hay gặp nhất của các mẹ khi sắp sinh. Lúc này từ âm đạo sẽ rò rỉ và chảy nhỏ giọt ra bên ngoài.
  • Cảm giác khó chịu khi xuất hiện các cơn đau hoặc co thắt ở vùng bụng hoặc vùng lưng dưới.

Có thể bạn quan tâm:

Công cụ tính ngày dự sinh

Dấu hiệu sắp sinh trước 1 tuần

Những câu hỏi thường gặp khi thai 38 tuần

1. Thai 38 tuần đạp nhiều hoặc ít có sao không?

Thai 38 tuần đạp ít là biểu hiện bình thường. Bởi vì đến giai đoạn này thì cơ thể bé đã lớn hẳn nên không gian trọng bụng mẹ không còn đủ để bé có thể đạp nhiều như trước. Do đó, nếu không có các triệu chứng gì quá khác lạ thì các mẹ cần tập trung nghỉ ngơi và tịnh dưỡng để chuẩn bị đón bé chào đời.

2. Thai 38 tuần gò nhiều có phải sắp sinh?

Ở những tháng cuối thai kỳ thì hiện tượng gò cứng bụng là 1 hiện tượng thường gặp ở những mẹ bầu. Nguyên nhân của triệu chứng này có thể là do những cơ co thắt tử cung dưới dạng Braxton Hicks (hay còn gọi là chuyển dạ giả) hoặc đây có thể là dấu hiệu cho thấy các mẹ sắp lâm bồn.

3. Thai 38 tuần sinh được chưa?

Đây là câu hỏi được rất nhiều mẹ bầu quan tâm. Và câu trả lời cho vấn đề này là “ Có thể”. Thông thường, thai 37 tuần tuổi có thể được xem là đủ tháng để chào đời 1 cách an toàn. Theo tạp chí BabyCenter thì thai nhi được xem là sinh đủ tháng sẽ rơi vào tuần 37 – 42. Khi mẹ bầu ở tuần 38 thì đã được 9 tháng 14 ngày nên đã đủ so với tiêu chuẩn thông thường là 9 tháng 10 ngày.

4. Thai 38 tuần làm gì để nhanh chuyển dạ?

Nếu mẹ mang bầu 38 tuần muốn nhanh chuyển dạ, có thể tham khảo bổ sung một số loại thực phẩm sau:

  • Rau lang
  • Đu đủ xanh
  • Nước tía tô
  • Dứa
  • Vừng đen

Ngoài ra, mẹ cũng có thể sử dụng viên uống cung cấp canxi, sắt và DHA dành cho bà bầu để kích thích chuyển dạ sớm. Tuy nhiên, mẹ nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng để tránh gây ảnh hưởng xấu đến thai nhi.

5. Thai 38 tuần dây rốn quấn cổ 1 vòng có nguy hiểm không?

Theo các chuyên gia, tỷ lệ thai nhi 38 tuần bị dây rốn quấn cổ là 37% nhưng hầu hết em bé đều chào đời khỏe mạnh. Vậy nên các mẹ không cần quá lo lắng về tình trạng này.

Tuy nhiên, mẹ không được chủ quan, cần phải thăm khám bác sĩ thường xuyên để tránh các sự cố sau:

  • Thai nhi bị quấn dây rốn quấn cổ có thể khiến quá trình tuần hoàn máu bị cản trở, dẫn đến khả năng cao mắc các bệnh lý như nhẹ cân, thiếu máu, thậm chí là tử vong.
  • Khi chuyển dạ, bé bị dây rốn quấn quanh cổ có thể dẫn đến thai nhi bị treo trên cao, khó để lọt qua cổ tử cung ra ngoài. Nguy hiểm hơn, dây rốn quấn chặt có thể khiến bé thiếu oxy, co giật, run rẩy sau sinh.
  • Huggies hy vọng những chia sẻ trên đây sẽ giúp các mẹ có thêm những kiến thức về sự phát triển của thai nhi 38 tuần tuổi. Tìm hiểu thêm sự phát triển của thai nhi, thay đổi cơ thể ở cơ thể mẹ và những lời khuyên dành cho mẹ bầu trong các tuần tiếp theo:

    Thai nhi 39 tuần tuổi

    Thai nhi 40 tuần tuổi

    Xem thêm thông tin liên quan ở mục Mang thai hoặc Thai nhi theo tuần.

    Nguồn tham khảo:

    https://www.nhs.uk/start4life/pregnancy/week-by-week/3rd-trimester/week-38/

    https://www.babycenter.com/pregnancy/week-by-week/38-weeks-pregnant

    Rate this post

    Viết một bình luận