Tham khảo lịch ăn dặm cho bé 9 tháng đơn giản
Ăn dặm là hành trình mà ba mẹ cần thiết kế chế độ dinh dưỡng sao cho đảm bảo phù hợp với từng tháng tuổi của con. Ở mỗi độ tuổi, thực đơn của bé sẽ thay đổi khác nhau nhằm cung cấp đầy đủ dinh dưỡng giúp bé phát triển. Trong bài viết dưới đây, Con Cưng sẽ chia sẻ lịch ăn dặm cho bé 9 tháng chuẩn khoa học. Ba mẹ tham khảo nhé!
Nhu cầu dinh dưỡng cần thiết cho bé 9 tháng tuổi
Theo Viện Dinh Dưỡng Quốc Gia, trẻ càng nhỏ tuổi thì nhu cầu dinh dưỡng lại càng cao. Cân nặng của trẻ trong giai đoạn 6 tháng tuổi trung bình sẽ gấp đôi khi vừa sinh ra và con số này sẽ tăng gấp ba lần khi bé được 1 tuổi. Sau đó, tốc độ phát triển của bé sẽ chậm dần cho đến khi con trưởng thành. Chính vì vậy, trong những năm tháng đầu đời, ba mẹ cần quan tâm đến việc đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng cho bé phát triển một cách toàn diện nhất.
Nhu cầu dinh dưỡng cần thiết dành cho trẻ 9 tháng tuổi (Nguồn: Internet)
Trong 6 tháng đầu đời, các bé được khuyến nghị nên bú sữa mẹ hoàn toàn nhưng khi qua mốc thời gian này, bé sẽ được khuyến khích ăn dặm ngoài sữa mẹ. Theo đó, nhu cầu dinh dưỡng của trẻ 9 tháng tuổi cụ thể như sau:
-
Protein: Trung bình nhu cầu của bé sẽ khoảng 1,4g/kg dựa vào nhu cầu phát triển của xương, cơ và cả mô. Ba mẹ có thể cho bé sử dụng những protein có giá trị sinh học cao khoảng 70 – 85% từ sữa, thịt, cá và trứng.
-
Lipid: Nhu cầu của bé còn phụ thuộc khá nhiều vào hàm lượng chất béo trung bình có ở trong sữa mẹ cũng như lượng sữa trung bình mà bé ăn.
-
Glucid: Lượng Glucid có trong bữa ăn của bé có thể được thay đổi bởi những loại thức ăn được bổ sung hoặc khi nhu cầu của bé thay đổi.
-
Vitamin: Mỗi ngày, bé sẽ được cung cấp các loại vitamin thông qua sữa mẹ. Vì vậy, mẹ cần phải ăn uống đầy đủ và bổ sung các loại vitamin cần thiết cho con như: A (0,3mg), B1 (0,4mg), B2 (4mg), B3 (30mg), C (400mcg), D (200-400 IU).
-
Khoáng chất: Bé trong độ tuổi này cần được bổ sung thêm Canxi, sắt và kẽm.
Gợi ý lịch ăn cho bé 9 tháng tuổi, mẹ có thể tham khảo
Để đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng cho bé 9 tháng tuổi phù hợp nhất, ba mẹ có thể tham khảo lịch ăn dặm cho bé 9 tháng tuổi dưới đây:
Lịch ăn dặm của bé 9 tháng tuổi còn bú sữa mẹ
Đối với những em bé còn bú sữa mẹ, lịch ăn dặm cho bé 9 tháng tuổi sẽ được xây dựng dựa trên nhu cầu ăn của bé. Tuy nhiên, dưới đây là gợi ý lịch ăn khoa học và được nhiều bà mẹ áp dụng thành công trong quá trình nuôi con của mình. Cụ thể như sau:
Lịch ăn dặm cho bé 9 tháng tuổi còn bú sữa mẹ (Nguồn: Internet)
-
Lần 1: Từ 6:00 đến 7:00
-
Lần 2: Khoảng 8:00, sau khi bú, mẹ có thể cho con ăn thêm hoa quả, sữa chua hoặc ngũ cốc.
-
Lần 3: 9:30 – 10:00, sau khi bú bé sẽ ngủ trưa
-
Lần 4: Tầm giữa trưa, tùy thời gian mà bé thấy đói, mẹ có thể chuẩn bị một ít trái cây hoặc một ít rau xanh như đậu Hà Lan, cà rốt, súp lơ,… để bé tự ăn. Hoặc mẹ có thể chiều theo ý con, chuẩn bị cho con những món con thích để ăn trưa.
-
Lần 5: 13:30, sau khi bé bú mẹ sẽ tiếp tục ngủ trưa một giấc ngắn.
-
Lần 6: 15:30 – 16:00 bé lại được bú sữa mẹ.
-
Lần 7: 18:00 là thời gian dành cho bữa tối, bé sẽ ăn bữa ăn do mẹ chuẩn bị với rau, cơm, đậu, … hoặc bất cứ thứ gì mà bé có thể ăn được.
-
Lần 8: 19:00 – 20:00 bé sẽ bú mẹ trước khi đi ngủ.
Thông thường, các em bé 9 tháng tuổi có thể ngủ một mạch cho đến sáng. Nhưng vẫn sẽ có một số bé dậy giữa đêm để bú mẹ.
Lịch ăn của bé 9 tháng tuổi với sữa công thức
Lịch trình của những bé uống sữa công thức cũng sẽ dựa trên thể trạng của từng bé. Tuy nhiên, hầu hết mọi ngày các bé đều sẽ được chăm sóc theo thời gian biểu như sau:
Lịch ăn cho bé uống sữa công thức (Nguồn: Internet)
-
9:30: Bé bắt đầu bữa sáng của mình với ngũ cốc và các loại trái cây nhỏ khác. Bên cạnh đó, bé cũng sẽ uống thêm khoảng 150ml sữa công thức.
-
13:00: Bé bắt đầu bữa trưa của mình với hai viên rau củ được xay nhuyễn, thêm một quả trứng nhỏ, một nửa miếng bánh mì nướng và trái cây cắt nhỏ.
-
14:00: Bé bú thêm khoảng 150ml sữa công thức.
-
17:00: Bé ăn bữa tối. Thực đơn mà mẹ chuẩn bị cho bé có thể là những miếng rau cắt nhỏ, thịt gà hoặc một phần ngũ cốc khác. Mẹ đừng quên chuẩn bị thêm 150ml sữa công thức cho con.
-
20:30: Bé sẽ bú tiếp khoảng 150ml đến 180ml sữa công thức tùy vào khả năng của từng bé.
Lưu ý: Đối với những bé uống sữa công thức, số lần cho bé ăn sữa trong ngày sẽ ít hơn so với những bé uống sữa mẹ. Tuy nhiên, mẹ có thể điều chỉnh sao cho phù hợp với nhu cầu.
Lịch ăn khoa học cho con phát triển tốt hơn (Nguồn: Internet)
Mách mẹ các loại sữa công thức tốt dành cho bé 9 tháng tuổi
Ngoài việc thiết kế cho con một lịch trình ăn dặm khoa học, ba mẹ cũng đừng quên lựa chọn cho bé những loại sữa công thức phù hợp. Dưới đây, Con Cưng giới thiệu đến ba mẹ những sản phẩm sữa tốt cho sự phát triển cho bé 9 tháng tuổi:
– Sữa Blackmores Số 2 900g (6-12 tháng tuổi): Sữa bổ sung các dưỡng chất ở thời kỳ bắt đầu ăn dặm, tốt cho hệ tiêu hóa cũng như quá trình hấp thu của bé.
– Sữa Enfamil A+ số 2 1700g (6-12 tháng) 2Flex: Sữa có chứa bộ đôi dưỡng chất DHA và MFGM. Ngoài ra, sản phẩm còn có hệ chất 2’-FL HMO và FOS giúp bé phát triển một cách tốt nhất. Sữa không có chứa đường sucrose cho bé thưởng thức một vị thanh mát.
– Sữa Similac 5G số 2 900g (6-12 tháng): Sản phẩm có dưỡng chất 5G để giúp cho bé phát triển não bộ tốt hơn. Bên cạnh đó, sức đề kháng của bé cũng được tăng cường cao hơn, hệ tiêu hóa cũng sẽ được phát triển khỏe mạnh.
Gợi ý các loại sữa công thức tốt cho bé (Nguồn: Internet)
Hiện tại, hệ thống chuỗi siêu thị mẹ bầu và em bé Con Cưng với hơn 700 cửa hàng được phân bố tại hơn 40 tỉnh thành chuyên cung cấp những mặt hàng về mẹ và bé. Các sản phẩm đều được đảm bảo về chất lượng cũng như giá thành giúp mẹ yên tâm hơn trong quá trình sử dụng. Ngoài ra, Con Cưng còn có hệ thống website www.concung.com và App Con Cưng để ba mẹ có thể mua sắm online một cách nhanh chóng và tiện lợi nhất. Bên cạnh đó, ba mẹ cũng có thể cập nhật thêm được nhiều kiến thức về hữu ích để việc chăm sóc mẹ và bé được dễ dàng hơn.
Trên đây là toàn bộ thông tin về lịch ăn dặm cho bé 9 tháng tuổi mà ba mẹ có thể tham khảo để nuôi dưỡng cho con mình. Ba mẹ cần cho con ăn đúng giờ và bổ sung dưỡng chất đầy đủ để con phát triển một cách toàn diện nhất. Tuy nhiên, những thông tin Con Cưng cung cấp chỉ mang tính tham khảo. Để có được những hướng dẫn cụ thể, ba mẹ cần tìm đến các chuyên gia dinh dưỡng để được tư vấn cụ thể hơn.