Chủ tịch nước là người đứng đầu nhà nước, thay mặt nhà nước trong quan hệ đối nội và đối ngoại. Chủ Tịch nước có hai nhóm các nhiệm vụ, quyền hạn chính là thẩm quyền liên quan đến chức năng đại diện, thay mặt nước về đối nội và đối ngoại và thẩm quyền liên quan đến việc phối hợp các thiết chế quyền lực Nhà nước trong các lĩnh vực lập pháp, hành pháp, tư pháp. Có một số người đặt ra câu hỏi về vị nguyên thủ quốc gia này như: Chủ tịch nước ban hành văn bản nào? Để tìm ra câu hỏi này mời quý khách theo bài viết dưới đây.
Thẩm quyền ban hành văn bản của Chủ tịch nước
1. Chủ tịch nước trong Hiến pháp năm 2013
VỊ trí, vai trò của chế định Chủ tịch nước trong Hiến pháp năm 2013 được tiếp tục kế thừa những quy định về thiết chế Chủ tịch nước trong các bản hiến pháp trước đó, nhất là Hiến pháp năm 1992. Chế định Chủ tịch nước được quy định thành một thiết chế độc lập, không nằm ở một trong ba bộ phận quyền lực nhà nước là lập pháp, hành pháp, tư pháp. Chủ tịch nước là người đứng đầu nhà nước, thay mặt nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam về đối nội và đối ngoại. Chủ tịch nước do Quốc hội bầu trong số đại biểu Quốc hội, chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước Quốc hội. Như vậy, Hiến pháp năm 2013 quy định điều kiện để được bầu Chủ tịch nước phải là đại biểu Quốc hội, không quy định điều kiện về quốc tịch, xuất thân, độ tuổi tối thiểu của ứng viên “nguyên thủ quốc gia” như ở một số quốc gia trên thế giới.
Ví dụ: đối với chức danh Chủ tịch nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa, Tổng thống Singapore tuổi tối thiểu là 45 tuổi; Tổng thống Cộng hòa liên bang Đức là 40 tuổi; Tổng thống Hoa Kỳ, Ấn Độ là 35 tuổi…
Nhiệm kì của Chủ tịch nước theo nhiệm kì của Quốc hội. Chế định Chủ tịch nước trong Hiến pháp năm 2013 được quy định rõ hơn về mối quan hệ phối hợp giữa ba nhánh quyền lực lập pháp, hành pháp và tư pháp. Chủ tịch nước có quyền đề nghị Quốc hội bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Phó Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ, Chánh án Tòa án nhân dân tối, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; căn cứ vào nghị quyết của Quốc hội bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Phó Thủ tướng, bộ trưởng và các thành viên khác của Chính phủ, thẩm phán Tòa án nhân dân tối; bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Phó Chánh án Tòa án nhân dân tối, thẩm phán các tòa án khác, Phó Viện trưởng, kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao; công bố Hiến pháp, luật, pháp lệnh. Chủ tịch nước thống lĩnh lực lượng vũ trang nhân dân, giữ chức Chủ tịch Hội đồng quốc phòng và an ninh…
2. Thẩm quyền ban hành văn bản pháp luật của các cơ quan nhà nước
Thẩm quyền ban hành văn bản pháp luật của các cơ quan nhà nước được quy định tại Điều 4 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015. Dưới bảng này sẽ có câu trả lời với câu hỏi Chủ tịch nước ban hành văn bản nào? Theo đó:
Cơ quan nhà nướcVăn bản quy phạm pháp luậtQuốc hộiHiến pháp, luật, nghị quyếtUBTVQHPháp lệnh, nghị quyết; Nghị quyết liên tịchChủ tịch nứơcLệnh, quyết địnhChính phủNghị định; Nghị quyết liên tịchThủ tướngQuyết địnhBộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộThông tư; Thông tư liên tịchHội đồng Thẩm phán TANDTCNghị quyếtChánh án TANDTCThông tư; Thông tư liên tịchViện trưởng VKSNDTCThông tư; Thông tư liên tịchTổng Kiểm toán Nhà nướcQuyết địnhHội đồng nhân dânNghị QuyếtỦy ban nhân dânQuyết định
3. Thẩm quyền ban hành văn bản của Chủ tịch nước
Như vây căn cứ vào Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật: Điều 17. Lệnh, quyết định của Chủ tịch nước thì với câu hỏi chủ tịch nước ban hành văn bản nào? Sẽ có câu trả lời như sau:
Chủ tịch nước ban hành lệnh, quyết định để quy định:
1. Tổng động viên hoặc động viên cục bộ, công bố, bãi bỏ tình trạng khẩn cấp căn cứ vào nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội; công bố, bãi bỏ tình trạng khẩn cấp trong cả nước hoặc ở từng địa phương trong trường hợp Ủy ban thường vụ Quốc hội không thể họp được;
2. Vấn đề khác thuộc thẩm quyền của Chủ tịch nước
4. Mức lương của Chủ tịch nước hiện nay là bao nhiêu?
Phần trên chúng tôi đã đưa ra câu trả lời với câu Chủ tịch nước ban hành văn bản nào? Thì phần này chúng tôi sẽ chia sẻ thông tin được nhiều người tò mò về Chủ tịch nước. Nếu không vì ảnh hưởng của dịch Covid-19, mức lương cơ sở sẽ được tăng lên 1,6 triệu đồng từ 1/7/2020.
Tuy nhiên, do tác động của dịch Covid-19 nên Quốc hội đã đồng ý với đề xuất của Chính phủ hoãn tăng lương cơ sở và giữ nguyên mức lương 1,49 triệu đồng từ ngày 1/7/2019 cho đến nay.
Với mức lương này áp vào bảng lương chức vụ theo Nghị quyết 730/2004 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội khoá XI, lương của các chức danh lãnh đạo, kể cả lãnh đạo cấp cao không vượt quá 20 triệu đồng.
Cụ thể, lương của Chủ tịch nước cao nhất với hệ số 13,00 có mức 19,37 triệu đồng/tháng. Lương của Thủ tướng và Chủ tịch Quốc hội cùng hệ số 12,50 tương ứng hơn 18,6 triệu đồng/tháng.
5. Dịch vụ tại Luật ACC
Luật ACC xin gửi lời chào tới quý khách!
Tại ACC, quý khách có thể nhận được dịch vụ tư vấn và làm thủ tục trọn gói vô cùng nhanh chóng. Chúng tôi luôn đặt lợi ích khách hàng lên hàng đầu: Chúng tôi cung cấp dịch vụ tư vấn về quy trình, thủ tục thực hiện; hồ sơ cần chuẩn bị; hướng dẫn quý khách ký và hoàn thiện theo quy định; Tư vấn, hỗ trợ các vấn đề pháp lý liên quan 24/7.
Trên đây là một số chia sẻ về câu trả lời với câu hỏi Chủ tịch nước ban hành văn bản nào? . Trong những năm vừa qua, Luật ACC luôn là đơn vị tiên phong trong lĩnh vực dịch vụ pháp lý. Công ty chúng tôi với đội ngũ chuyên viên chuyên nghiệp luôn sẵn lòng hỗ trợ và đáp ứng tối đa những yêu cầu của quý khách. Trong quá trình tìm hiểu nếu như quý khách hàng còn thắc mắc hay quan tâm và có nhu cầu sử dụng dịch vụ vui lòng liên hệ với chúng tôi để được giải đáp nhanh và chính xác nhất theo:
Email: info@accgroup.vn
Hotline: 1900 3330
Zalo: 084 696 7979
Đánh giá post