1. Tham vọng là gì?
Tham vọng được hiểu là những khát khao, mong muốn của con người về một điều gì đó có thể đạt được trong tương lai, vượt xa khả năng thực tế. Tham vọng thể hiện ham muốn mạnh mẽ của con người để có thể đạt được điều mình muốn.
Theo quan niệm của phương Đông, tham vọng thường có ý nghĩa tiêu cực thể hiện mong muốn quá độ, lòng tham của con người muốn có được quá nhiều thứ vượt ngoài khả năng.
Tuy nhiên, theo quan niệm của phương Tây, tham vọng được hiểu theo nghĩa tích cực, tạo động lực để con người phát huy hết khả năng và đạt được những thành tích to lớn ngoài sức tưởng tượng.
2. Tham vọng tốt hay xấu
Tham vọng là tốt hay xấu còn tùy thuộc vào cách con người ta thực hiện nó.
Tham vọng là tốt khi con người ta lấy đó làm mục tiêu, động lực để vươn tới những thành công lớn hơn trong cuộc sống. Con người có tham vọng, họ sẽ biết bản thân thực sự muốn gì, từ đó hình thành những kế hoạch, định hướng và vạch ra các bước rõ ràng để đạt được mục tiêu một cách hoàn hảo nhất. Nếu không có tham vọng, con người sẽ khó có thể tạo ra được những “bứt phá” trong công việc cũng như trong cuộc sống.
Tuy nhiên, tham vọng sẽ là xấu nếu con người không biết cách kiểm soát hành vi và thái độ của mình. Nếu coi tham vọng như một ngọn lửa và bản thân bạn như một con thiêu thân lao vào ngọn lửa đó thì chính là bạn đang tự hủy hoại bản thân mình. Người có tham vọng cần biết nhìn xa trông rộng, quyết đoán khi đưa ra các quyết định và không nên để những lợi ích trước mắt làm mờ để rồi liên tục gặp phải những thất bại không đáng có. Tham vọng quá cao còn khiến nhiều người bị lợi ích che mờ mắt, dễ rơi vào vòng lao lý và đánh mất tất cả những gì trước nay đã dày công xây dựng.
3. Tham vọng khác với tham lam cũng không phải là khát vọng
Nhiều người bị hiểu lầm giữa tham vọng với tham lam và cả khát vọng. Giữa chúng tồn tại những điểm khác nhau, dưới đây sẽ giúp các bạn làm rõ từng vấn đề:
Tham vọng và khát vọng đều thể hiện mong muốn của con người, tuy nhiên đây là hai khái niệm hoàn toàn khác nhau mà chúng ta cần phải phân biệt như sau:
- Tham vọng: Tham vọng là điều con người khao khát đạt được và họ có thể làm mọi thứ để có thể hoàn thành tham vọng đó, kể cả đó có là điều vượt quá giới hạn về đạo đức và bản tính lương thiện.
- Khát vọng: Khát vọng là mong muốn chính đáng của một cá nhân về một cuộc sống bình dị, hạnh phúc, là giấc mơ đẹp của mỗi người về một cuộc sống tốt đẹp, yên ấm.
Mỗi người đều mang trong mình một khát vọng dù khả thi hay bất khả thi thì khát vọng nhìn chung luôn để chỉ những giấc mơ đẹp. Khát vọng so với tham vọng sẽ ít đi một phần quyết tâm, thêm một phần tươi đẹp và bớt đi một chút tiêu cực bởi lẽ tham vọng luôn dùng để chỉ ước mơ lớn dù cho ước mơ đó xấu hay tốt. Khát vọng làm cho cuộc sống tốt đẹp hơn nhưng chỉ có những tham vọng mới là thứ thúc đẩy sự phát triển của xã hội.
Có thể lấy một ví dụ đơn giản như: Cuộc đời của mỗi con người như một ván bài thì có những người sẽ có khát vọng để có thể thắng được ván bài đó. Tuy nhiên cũng có những người luôn có tham vọng vô địch trong ván bài bất chấp mọi thủ đoạn. Vì thế, cả tham vọng hay khát vọng đều là những trạng thái khái khao đạt được mục đích của bản thân. Để đánh giá một hành động là khát vọng hay tham vọng thì còn phải xem động cơ, thái độ cũng như cách thức thực hiện của bạn.
Tham vọng cũng không phải tham lam, dù đều là ước muốn có được nhiều hơn những gì đang có trong hiện tại, nhưng thực chất chúng là khác nhau:
- Tham làm là mong muốn lấy hết mọi thứ làm của mình, lấy nhiều hơn phần mình được hưởng, những thứ vốn dĩ thuộc về người khác những vẫn muốn chiếm về mình bằng một cách thiếu minh bạch, ở một mức độ nào đó tham làm có thể hiểu là long tham, là một hành động xấu.
- Trong khi đó, tham vọng là để hướng đến một kết quả cao hơn trong cuộc sống, giúp bản thân không ngừng hoàn thiện mà không cần ai nhắc nhở đốc thúc, chính những suy nghĩ và hành động đó đã giúp chính bản thân họ và cả đất nước, xã hội phát triển hơn.
Chúng ta không thể phủ nhận rằng, ranh giới giữa tham vọn và tham lam là vô cùng mỏng manh, tham làm khiến bản trở thành kẻ xấu nhưng tham vọng sẽ giúp bạn không bao giờ ngủ quên trong chiến thắng mà luôn tiến về phía trước, hoàn thành mục tiêu ngoài sức mong đợi.
4. Biểu hiện của tham vọng là gì?
4.1 Cảm thấy khó chịu khi ai đó đánh giá thấp mình
Trước những đánh giá không cao của người khác về bản thân, những người “an phậm” thường sẽ chấp nhận, không quá quan tâm và cảm thấy việc bản thâm cần phải học hỏi nhiều là điều bình thường. Tuy nhiên, với những người có tham vọng, họ sẽ cảm thấy khó chịu và không chấp nhận dù đó có là sự thật đi chăng nữa, họ sẽ làm mọi giá để chứng minh cho đối phương thấy đánh giá đó là hoàn toàn sai.
4.2 Luôn không hài lòng với những thứ đang có
Người có tham vọng luôn muốn có được nhiều hơn nữa, và họ luôn cố gắng cho một tương lai “được nhiều” hơn hiện tại. Họ cảm thấy không bằng lòng với hiện tại dù hiện tại đấy có tốt thế nào đi chăng nữa theo đánh giá khách quan của những người xung quanh.
Các mục tiêu họ đặt ra trong công việc và cả cuộc sống thường sẽ rất cao, và họ quyết tâm sẽ hoàn thành bằng mọi cách.
4.3 Dễ dàng đổ lỗi cho người khác bằng mọi giá
Người có tham vọng thường muốn có được điều mình muốn bằng mọi giá. Vì vậy họ thường luôn cố gắng làm mọi thứ để đạt được điều đó. Nếu có ai đó làm việc thiếu cẩn trọng và gặp thất bại,làm ảnh hưởng đến chặng đường của họ thì họ sẽ dễ dàng kết tội người đó, có cái nhìn không tốt, thậm chí là đánh giá người đó theo cảm tính. Đây cũng là một điểm yếu của những người tham vọng.
Người có tham vọng luôn nghĩ bản thân là người tài giỏi, muốn “trên cơ” người khác, luôn cầu toàn vì vậy rất khó để họ có thể nhận ra rằng “nhân vô thập toàn” và bản thân mình cũng còn rất nhiều điểm thiếu sót, thua kém người khác. Người có tham vọng luôn sẵn sàng “nổ tung” cho những điều mình muốn.
Bởi vậy, nếu người có tham vọng không biết dừng lại đúng lúc, không vững vàng, tỉnh táo thì rất dễ phải “trả giá đắt” cho tham vọng của mình.
5. Tại sao người thành công nên có tham vọng
Khi chúng ta có tham vọng, thì chúng ta sẽ có khát vọng, quyết tâm thực hiện. Và chỉ khi ta thực hiện được mục tiêu đề ra thì chúng ta mới là người thành công. Vậy có phải bất cứ người thành công nào cũng cần có tham vọng, điều này có đúng không?
Nếu hiểu theo nghĩa tích cực thì tham vọng sẽ mang đến nhiều lợi ích cho con người, cụ thể như:
5.1 Tham vọng tạo ra mục tiêu
Bạn sống mà không có mục tiêu, thì cuộc sống ấy sẽ không còn ý nghĩa. Điều nay giống như việc bạn chỉ tồn tại, mỗi ngày lặp đi lặp lại những công việc quen thuộc, nhàm chán, sống không có định hướng.
Khác hẳn vậy, người thành công thường sẽ có tham vọng, những tham vọng đó sẽ tạo ra động lực khiến họ quyết tâm phấn đấu hoàn thành mục tiêu. Nói cách khác, mỗi người chúng ta nên đặt ra những tham vọng cho bản thân, dù đó làm tham vọng nhỏ hay lớn, nhưng ít nhất chúng ta cũng đã cố gắng đề hoàn thành và đạt được ngưỡng thành công nhất định.
5.2 Tham vọng tạo nên sức mạnh
Tham vọng được ví như “ngọn lửa” để giúp mỗi chúng ta có thêm sức mạnh hoàn thành mọi công việc. Đối mặt với những khó khăn, thử thách trong công việc và cuộc sống người tham vọng sẽ luôn dũng cảm đương đầu, quyết tâm vượt qua mọi chông gai để đi đến cái địch họ vạch ra. Ngược lại, những người không có tham vọng thường hay suy nghĩ tiêu cực, dễ nảnchisis và dễ dàng đưa ra quyết định bỏ cuộc trước những khó khăn.
5.3 Tham vọng tại nên sự hoàn mỹ
Người tham vọng sẽ có động lực mạnh mẽ hơn để thực hiện mục tiêu đề ra và để hoàn thiện bản thân. Khi đã đạt được mục tiêu đề ra, họ sẽ có thêm mong muốn chinh phục những thử thách lớn hơn và sau mỗi lần như vậy họ phải không ngừng cố gắng hoàn thiện bản thân mình. Thành công chỉ đến khi chúng ta thực hiện hành động, chỉ khi chúng ta làm mới nhìn ra được những sai lầm, từ đó rút ta kinh nghiệm và cải thiện tình hình.
Tham vọng có thể giúp bạn tìm ra được nghề nghiệp phù hợp với khả nắng của mình, tạo động lực cho bản thân phấn đấu để thành công. Tham vọng không có gì là xấu, chỉ cần bản thực hiện nó bằng sự cố gắng, kiên trì và không làm hại đến ai thì mọi thứ sẽ được đền đáp xứng đáng.
6. Cách “kiểm soát” tham vọng
Khi chúng ta để tham vọng của bản thân bùng phát không thể kiểm soát được nữa, nó sẽ sinh ra rất nhiều điều xấu xa trong chính bản thân mỗi người. Thậm chí là mất đi bản chất lương thiện, tạo ra những hành động xấu xa, suy đồi đạo đức, và khi đó những thành công chúng ta tạo ra sẽ chẳng còn ai cống nhận nó.
Chỉ khi chúng ta biết cách kiểm soát những tham vọng thì cuộc sống chúng ta mới an nhiên và cảm thấy hạnh phúc. Nói chung, có tham vọng là tốt, nhưng cần nhận và tiết chế chúng bằng cách dừng lại đúng lúc, tránh lún quá sâu và khó thoát ra.
Dưới đây, là một số cách giúp bạn có thể kiềm chết tham vọng hiệu quả
- Biết xác định giá trị của bản thân. Biết bản thân mình thực sự muốn gì, thực sự muốn đạt được điều gì và nhận định được khả năng của bản thân mình đến đâu. Ai cũng mong mình thành công, nhưng mỗi người lại có một đích hoàn toàn khác nhau.
- Học cách chấp nhận. Hãy biết chấp nhận vài trường hợp rằng, chúng ta không phải người thành công nhất, chúng ta chưa đủ khả năng để chạm đến mục tiêu đó trong lúc này. Hãy biết lắng nghe những lới đánh giá chưa tốt về mình, hãy lấy nó làm động lực để cố gắng.
- Biết khiêm tốn về những thành công của bản thân. Chúng ta hay lấy nó là bàn đạp, động lực để vươn lên trong tương lai, nhưng đó phải là một cái đích rõ ràng và bạn cảm thấy mãn nguyện với nó.
Tham vọng là con dao hai lưỡi, nhưng rất hữu ích nếu ta biết tận dụng nó đúng cách!
Hy vọng rằng, những thông tin trên về tham vọng và cách “kiểm soát” sẽ hữu ích với bạn và giúp bạn có thể xác định giá trị chính bản thân mình. Người ta nói răng, không có con đường đi đến thành công nào trải đầy hoa hồng và trên con đường ấy không có dấu chân của kẻ lười biếng.
Xem thêm: Vai trò của kỹ năng giao tiếp trong cuộc sống hiện đại
Rate this post