Thanh xuân đã bị lãng phí thế nào? 13 thói quen làm lãng phí thời gian của tuổi trẻ, khắc phục khi chưa quá muộn! | Ghi chú trực tuyến

1. Thanh xuân là gì?

Có những câu nói rất hay.

Thanh xuân không phải là thời gian mà là cảm xúc.

Thanh xuân là một vở kịch không có diễn tập trước, bạn cứ diễn mà chẳng quan tâm đến thứ tự lên sân khấu của bất kì ai. Thanh xuân là bị từ chối hết lần này đến lần khác, rồi lại kiên trì hết lần này đến lần khác. Thanh xuân là thời điểm học được cách yêu cũng như hi sinh không cần hồi đáp.

Vậy có bao giờ bạn nghĩ. Thanh xuân là tuổi trẻ, là quãng thời gian trẻ, khỏe, đẹp nhất, là lúc tạo nên những “dấu ấn vàng” trong đời người. Hay đơn giản, thanh xuân là quãng thời gian để ta “cháy” hết mình, thật trọn vẹn.

2. Những thói quen khiến thanh xuân bị trôi đi.

Thanh xuân với mỗi người thật khác nhau, nhưng với ai cũng thật ý nghĩa, phải không?

Bạn đang ở đâu trên cái quãng thanh xuân ấy? Bạn đã và đang làm được những gì rồi? Bạn có bao giờ cảm thấy “Thanh xuân ơi, sao mà trôi vội thế?” Nó không vội, chỉ là bạn đang bỏ rơi nó.

Những điều phổ biến mà giới trẻ hay mắc phải:

  1. Suy nghĩ quá nhiều về những phản hồi tiêu cực
  2. Quá đặt nặng cảm xúc của người khác
  3. Không biết nói (nói quá nhiều, nói điều vô ích) và lắng nghe
  4. Dành thời gian lo lắng cho những thứ chưa xảy ra
  5. Lướt Facebook, xem hết tin này tới tin khác
  6. Cố gắng thay đổi thói quen xấu của một ai đó
  7. Xem các tin tức “hot” và video quảng cáo
  8. Tán gẫu, nói những chuyện không mang lại lợi ích
  9. Xem TV, đọc báo không có chọn lọc
  10. Lúc nào cũng nghĩ “chỉ mình mới làm được”
  11. Đặt ra nhiều mục tiêu không thực sự cần thiết
  12. Làm những việc lặt vặt, khi việc chính vẫn còn
  13. Chơi trước, làm sau, học sau

3. Cách níu giữ thời gian của thanh xuân.

1. Biết im lặng đúng lúc.

Khi bạn tán dương, hay tâm sự với ai đó, cảm giác lúc ấy thật tuyệt nhưng bạn có chắc sau này khi ngày mai, tuần sau, hay năm sau. Bạn sẽ không hối hận? Chứng tỏ bản thân là bản năng của con người rồi nhưng nó hiếm khi có hiệu quả. Ngược lại, không kiểm soát cảm xúc sẽ khiến bạn đào sâu và bắt đầu một cuộc chiến có thể gây ảnh hưởng đến bạn và quan hệ của bạn. Khi bạn hiểu và phản ứng lại những cảm xúc của mình, bạn có thể lựa chọn một cách khôn ngoan và chỉ tranh luận vào đúng thời điểm. Phần lớn thời gian, đó là bạn cứng họng.

2. Lắng nghe.

Điều này có vẻ dễ dàng. Nếu như chúng ta không nói thì chúng ta sẽ lắng nghe, đúng chứ? Không hẳn vậy. Phần lớn thời gian, chúng ta nghĩ rằng mình đang lắng nghe, nhưng thực chất chúng ta đang chuẩn bị điều mà mình sẽ nói. Lắng nghe thực sự là bạn chỉ tập trung suy nhất vào những gì người kia đang nói. Đó là về sự thấu hiểu chứ không phải bác bỏ hay tiếp thu. Học cách kiềm chế sự phán xét và tập trung hiểu ý của người kia là một trong những kĩ năng quan trọng bạn có thể phát triển.

3. Quản lí thời gian.

Hãy phân ra những việc quan trọng và việc nhỏ nhặt. Bạn biết câu chuyện cái bình và những sỏi đá cát chứ? Đừng để cát lấp đầy cái bình của bạn. Hãy sử dụng tốt thời gian để có được những giá trị xứng đáng nhất.

Để quản lí thời gian hiệu quả, bạn cần có 1 quy trình : xác định mục tiêu, liệt kê những việc cần phải làm, sắp xếp theo thứ tự ưu tiên, tổng kết lại công việc.

4. Tính kỹ luật và thói quen.

Để sử dụng thời gian một cách khoa học bạn cũng phải tập cho mình tính kỹ luật và những thói quen tiết kiệm thời gian. Hãy đặt ra cho bản thân những quy tắc riêng và làm theo những quy tắc đó. Có thể thời gian đầu bạn cảm thấy khó khăn, nản chí nhưng hãy tập từ từ, bạn sẽ quen. Khi đó mọi thứ sẽ được theo ý và chắc chắn bạn sẽ thấy rằng bạn có nhiều thời gian hơn cho cuộc sống cũng như công việc, sẽ kết thúc tình trạng ngày nào cũng vội vàng lo chạy đua với thời gian nhưng mọi thứ lại không được như ý.

5. Tập trung.

Tập trung là cách rất tốt để bạn không lãng phí thời gian. Khi làm công việc gì đó bạn hãy tập trung tất cả sức lực và trí tuệ cho công việc, điều đó không chỉ đem lại kết quả công việc cao mà còn giúp bạn tiết kiệm được rất nhiều thời gian. Bởi khi tập trung bạn sẽ nhanh chóng hoàn thành công việc và có thời gian cho việc khác.

6. Hãy suy nghĩ kĩ trước khi hành động.

Bao nhiêu lần bạn nói “có” với một số việc, và sau đó bạn lại cảm thấy hối tiếc? Vì vậy trước khi hứa hẹn làm một công việc mới, bạn hãy ngừng lại để suy nghĩ một chút trước khi đưa ra câu trả lời của mình. Điều này sẽ tránh cho bạn khỏi bị làm quá nhiều việc.

7. Đừng là người cầu toàn.

Một vài công việc yêu cầu bạn phải cố gắng hết sức. Ví dụ, khi gửi một email ngắn tới đồng nghiệp, bạn đừng nên dành thời gian nhiều hơn một vài phút để làm điều đó. Bạn hãy học cách phân biệt giữa những công việc cần phải hoàn thành một cách xuất sắc với những công việc chỉ cần làm được mà thôi.

8. Không ngừng nâng cao bản thân.

Bạn nên dành thời gian trong kế hoạch làm việc của bạn để học những điều mới và phát triển khả năng cũng như tài năng bẩm sinh của bạn. Ví dụ, bạn có thể đăng ký một lớp học, tham gia một chương trình đào tạo, hoặc đọc một cuốn sách. Không ngừng nâng cao kiến thức và kỹ năng của bạn sẽ tăng khả năng tìm việc của bạn, giúp bạn nâng cao sự nghiệp, và là một hướng đi đáng tin cậy nhất để trở thành người độc lập về tài chính.

Thanh Tuyền – Sưu tầm.

 

 

Rate this post

Viết một bình luận