Sau khi học thể loại văn tự sự và miêu tả, văn biểu cảm là phương thức tập làm văn mới mà học sinh được tiếp cận. Vậy thế nào là văn biểu cảm? Văn biểu cảm có đặc điểm gì? Các phương pháp nào để làm một bài văn biểu cảm?… Để trả lời được cho những câu hỏi trên, trước hết cần phải hiểu rõ về khái niệm văn biểu cảm cũng như những nội dung liên quan đến thể loại này. Những thông tin dưới đây sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về thể loại văn này.
I. Thế nào là văn biểu cảm?
Trước khi tìm hiểu khái niệm văn biểu cảm, ta cần phải hiểu rõ biểu cảm là gì? Biểu cảm là biểu đạt cảm xúc, thể hiện tình cảm, tư tưởng của con người qua ngôn ngữ hay một phương tiện nào đó. Trong cuộc sống, mỗi người đều trải qua những cảm xúc buồn, vui, lòng căm giận,… Tất cả những xúc cảm của mỗi người đó đều mong muốn được bộc lộ, chia sẻ. Vì thế, biểu cảm là nhu cầu tất yếu của con người trong cuộc sống hằng ngày.
1.1 Khái niệm văn biểu cảm
Văn biểu cảm là một thể loại văn học mà ở đó người viết sử dụng các yếu tố tình cảm, cảm xúc để biểu đạt tâm sự, cách nhìn nhận, đánh giá về một sự vật, sự việc, hay con người trong cuộc sống xung quanh. Người viết qua đó còn khơi gợi những cảm xúc, suy nghĩ, sự đồng cảm với người đọc. Những tình cảm được thể hiện trong văn biểu cảm thường là những tình cảm nhân văn như tình yêu thương giữa người với người, hay tình yêu quê hương đất nước.
Văn biểu cảm còn gọi là văn trữ tình: bao gồm các thể loại văn học như thơ trữ tình, cao dao trữ tình, tuỳ bút,…
1.2 Các dạng bài văn biểu cảm thường gặp
- Biểu cảm về một con người nào đó ( người thân trong gia đình, bạn bè, thầy cô…)
- Biểu cảm về một sự vật, hiện tượng, cảnh đẹp thiên nhiên
- Biểu cảm về một nhân vật hoặc một tác phẩm văn học nào đó
II. Đặc điểm của văn biểu cảm
Thế nào là văn biểu cảm? Tình cảm trong văn biểu cảm thường là thứ tình cảm đẹp, tình cảm nhân văn (như tình yêu con người, yêu thiên nhiên, yêu đất nước…). Tình cảm biểu đạt phải rõ ràng trong sáng, chân thực thì bài văn mới có giá trị.
Người viết thường biểu cảm cảm xúc trực tiếp như tiếng kêu, lời than mang sắc thái yêu ghét, nhớ nhung, thương cảm… Ngoài ra, văn biểu cảm còn có thể lồng ghép phương pháp tự sự, miêu tả để khêu gợi tình cảm.
Mỗi bài văn biểu cảm chỉ tập trung biểu đạt một tình cảm chủ yếu. Để biểu đạt tình cảm ấy, người viết nên chọn một hình ảnh mang ý nghĩa ẩn dụ, tượng trưng ( một cảnh thiên nhiên, một loài cây, hay hiện tượng gì đó) để gửi gắm tâm tư, tình cảm, hoặc biểu đạt bằng cách thổ lộ trực tiếp dòng cảm xúc trong lòng.
III. Lưu ý khi làm bài văn biểu cảm
Các yếu tố tự sự, miêu tả, thuyết minh, nghị luận… có thể sử dụng trong bài văn biểu cảm. Tuy nhiên, nó chỉ là điểm xuyết để phục vụ cho thể loại chính. Các yếu tố trên chỉ là phụ, là phương tiện để khơi gợi cảm xúc người viết. Không nên lạm dụng quá nhiều.
Khi làm bài cần xác định kỹ thể loại văn học để tìm ra được yếu tố chính được thể hiện trong bài. Tránh tình trạng lạc đề, nhầm lẫn thể loại.
IV. Ví dụ về văn biểu cảm
Thế nào là văn biểu cảm? Người tôi yêu quý nhất chính là mẹ. Năm nay mẹ đã ngoài bốn mươi tuổi. Những dấu hiệu của tháng năm đang dần in hằn lên gương mặt mẹ. Gương mặt mẹ phúc hậu in hằn những nếp nhăn. Mái tóc không suông mượt nhưng rất thơm mùi bồ kết. Mái tóc của mẹ nay đã rơm rớm những sợi tóc bạc. Mẹ luôn lo lắng chăm sóc cho con trong từng bữa ăn, giấc ngủ. Vì con, mẹ đã phải trải qua bao đắng cay ngọt bùi. Mẹ là ánh mặt trời soi sáng đời con. Nếu ánh sáng ấy lụi tàn, con không biết mình sẽ ra sao mẹ à.
(Bài viết của một học sinh)
Đoạn văn trên là một đoạn biểu cảm. Đoạn văn thể hiện tình yêu của người con đối với người mẹ. Người con đã thổ lộ trực tiếp những cảm xúc, tình cảm yêu thương của mình đến với người mẹ. Trong đó có sử dụng đến yếu tố miêu tả để miêu tả ngoại hình và những khó khăn mẹ đã trải qua.
Trong thơ ca trữ tình:
“Nhớ nước đau lòng con quốc quốc
Thương nhà, mỏi miệng cái gia gia
Dừng chân đứng lại trời non nước
Một mảnh tình riêng ta với ta”
(Trích Qua đèo ngang – Bà Huyện Thanh Quan)
Trong bài thơ là nỗi đau đáu nhớ thương của nhân vật trữ tình về một nhà nước trong quá khứ. Đó là nỗi niềm hoài cổ về một chế độ cũ đã không còn.
V. Phương pháp làm một bài văn biểu cảm
Văn biểu cảm là một trong những thể loại văn được dùng phổ biến trong cuộc sống. Nhằm mục đích nói lên những tâm sự, nổi lòng của người viết. Vậy thế nào là văn biểu cảm? Phương pháo viết văn biểu cảm là gì?
Bước 1: Tìm hiểu đề bài
Đọc kỹ đề bài, xác định rõ đối tượng, yêu cầu cần làm.
Bước 2: Tìm ý chính cho bài văn
Bao gồm: các nội dung gì liên quan, đi theo trình tự nào. Chỗ nào nên sử dụng yêu tố biểu cảm trực tiếp và biểu cảm gián tiếp.
Lựa chọn các yếu tố phụ khác như miêu tả, nghị luận, thuyết minh… để hỗ trợ cho thể loại chính.
Bước 3: Lập dàn ý
Từ những ý chính đã tìm hiểu ở trên, triển khai thành một dàn bài hoàn chỉnh gồm có mở bài, thân bài, kết bài
Bước 4: Viết bài
Dựa vào dàn ý sẵn có, ta tiến hàng viết bài theo đúng mạch cảm xúc đã đề ra.
Bước 5: Đọc lại và chỉnh sửa bài viết
Đọc lại và sửa lỗi ( lỗi chính tả, lỗi dùng từ, diễn đạt…)
VI. Kết luận
Trên đây là những nội dung để giải đáp các thắc mắc như “Thế nào là văn biểu cảm?”, “ Làm thế nào để trình bày một bài văn biểu cảm?”… Hy vọng những thông tin bổ ích trên sẽ giúp các bạn hoàn thành bài văn biểu cảm của mình một cách hoàn hảo nhất. Chúc các bạn thành công!
Xem thêm: Tuyệt Chủng Là Gì? Top 10 Động Vật Có Nguy Cơ Tuyệt Chủng