Thế nào là tác phẩm kinh điển?

Điều kiện nào để một bộ phim trở thành kinh điển? Cứ lâu đời là kinh điển? Cứ khó xem là kinh điển? Cứ được giới chuyên môn đánh giá cao là kinh điển? Cứ tạo được làn sóng mạnh mẽ với khán giả là kinh điển?đông tà tây độc

Đầu tiên: KINH ĐIỂN LÀ GÌ?

Kinh điển, từ nguyên xuất phát từ các ngôn ngữ Ấn-Âu: classique (Pháp), classicus (La Tinh), ban đầu mang nghĩa “thuộc về một tầng lớp”, về sau mang nghĩa rằng “thứ hạng cao của một tầng lớp”. Hiện nay, định nghĩa đầy đủ ta có về kinh điển là “tác phẩm mang tính tiêu biểu, được làm chuẩn mực, tạo ra sức ảnh hưởng cho các tác phẩm khác cùng thể loại”.

Như vậy, nói đến kinh điển là bao hàm trong đó một sự so sánh, mà so sánh luôn phải đặt cùng hệ quy chiếu. Ví dụ khi nhắc đến “Ngọa hổ tàng long”, ta phải mặc định đặt nó vào dòng phim võ hiệp kỳ tình, nó sẽ là chuẩn mực và ảnh hưởng lên các tác phẩm sau này cùng thể loại.

Thứ hai: KINH ĐIỂN THÌ NHƯ THẾ NÀO?

Thứ nhất là tính vượt thời gian. Vượt thời gian có nghĩa là tác phẩm đó trong bất kỳ thời điểm nào, người xem cũng sẵn sàng tìm xem lại và tác phẩm vẫn còn giá trị to lớn đến tận hôm nay. Kể từ khi công chiếu “Bá Vương Biệt Cơ” hơn 20 năm vẫn gây xúc động sâu sắc cho khán giả bởi bi kịch về tình yêu, sân khấu, cuộc đời, giá trị lịch sử giữa cảnh loạn lạc. Hay “Đông Tà Tây Độc”, những thú vị khó hiểu trong các tình huống mà Vương Gia Vệ xây dựng không thể ngăn người ta xem đi xem lại, trầm trồ về nó.truong-quoc-vinh-ba-vuong-biet-co

Thứ 2: NỀN MÓNG VÀ SỨC ẢNH HƯỞNG

Trước đó điện ảnh Hoa ngữ đã từng có những bộ phim với dạng nhân vật phản xuyến làm trung tâm như thế, nhưng chỉ đến khi Đông Phương Bất Bại ra đời, dạng nhân vật này mới có sức nặng và gây được tiếng vang như. Hoặc như thể loại phim hành động, chỉ sau khi Lý Tiểu Long với các tác phẩm “Tinh Võ Môn”, “Long tranh hổ đấu” tạo được tiếng vang với khán giả toàn thế giới, dòng phim này mới thực sự lên ngôi ở điện ảnh Hoa Ngữ, tạo nên một trường phái riêng, ảnh hưởng lên những tên tuổi và tác phẩm của một loạt nghệ sĩ Thành Long, Lý Liên Kiệt, Ngô Kinh…ly-tieu-long-tinh-vo-mon-tac-pham-kinh-dien

Những tác phẩm ấy có thể không phải được ra đời đầu tiên, nhưng bằng tài năng của cả một ekip, họ đã khiến nó vươn lên hàng tiêu biểu, được coi là kinh điển trong thể loại đó.

Sau khi vượt qua sự khảo nghiệm của thời gian, những tác phẩm này tự động đi vào tiềm thức các thế hệ làm phim sau đó cùng khán giả. Thế hệ các nhà làm phim sau dù không cố ý nhưng sự ảnh hưởng ở vài khía cạnh trong sáng tác của những tác phẩm kinh điển là không tránh khỏi. Thế hệ các khán giả cũng vậy, họ sẽ tìm đến xem lại những bộ phim đó dù niên đại cách nhau lên tới vài chục năm.

Thứ 3: ĐÁNH GIÁ CỦA GIỚI CHUYÊN MÔN

Dù muốn dù không, đánh giá một tác phẩm xứng gọi là kinh điển vẫn phải dựa một phần vào ý kiến từ các nhà chuyên môn. Giải thưởng là thước đo hữu hình, lời khen, lời bình có cánh là thước đo vô hình. Tuy nhiên không phải lúc nào các nhà chuyên môn cũng có đủ thông thấu để không bỏ sót các tác phẩm kinh điển. Nên đôi lúc, có thể dựa một chút vào đánh giá của chính các khán giả khi xem nó. Một tác phẩm đạt được sự yêu thích, tạo được ảnh hưởng, hiệu ứng sâu rộng trong lòng công chúng, trải qua thời gian vài chục năm vẫn được bàn luận nhắc đến. Đó cũng là một trong những yếu tố đánh giá sự kinh điển của các tác phẩm điện ảnh.

Nguồn: Tám Nhảm Cbiz   

Xem thêm:

 

Chia sẻ:

Thích bài này:

Thích

Đang tải…

Rate this post

Viết một bình luận