Thế nào là truyện cổ tích?

Tuổi thơ của rất nhiều người được nuôi dưỡng bằng kho tàng truyện cổ tích, đây là một thể loại văn học dân gian. Vậy thế nào là truyện cổ tích? Nguồn gốc, ý nghĩa của truyện cổ tích như thế nào? Chúng ta cùng nhau theo dõi bài viết sau đây để có được câu trả lời nhé!

Truyện cổ tích là gì?

Cổ tích là một từ Hán Việt có nghĩa là Đồng thoại. Đây là là một thể loại văn học dân gian được tự sự của người dân sáng tác có xu hướng hư cấu, truyện cổ tích thường kể về cuộc đời của một số kiểu nhân vật quen thuộc, các nhân vật dân gian hư cấu, như tiên nữ , yêu tinh, thần tiên, quỷ, người lùn, người khổng lồ, người cá, thần giữ của, và thường là có yếu tố phép thuật, hay bùa mê.

Truyện cổ tích bao gồm những loại truyện: cổ tích thần kỳ, cổ tích thế sự, cổ tích phiêu lưu và cổ tích loài vật.

Trong văn học một số tác phẩm Ngữ văn lớp 6 cũng đề cập đến các truyện cổ tích như là: Sọ Dừa, Thạch Sanh, Em bé thông minh, Cây bút thần…

Truyện cổ tích được phân loại như thế nào?

Nếu dựa trên đặc điểm của kiểu nhân vật chính trong câu chuyện truyện cổ tích sẽ được phân loại thành các loại truyện cổ tích:

– Truyện cổ tích kể về các nhân vật chính bất hạnh (như người mồ côi, người có hình dạng xấu xí, người con riêng, người em út,….)

– Truyện cổ tích kể về các nhân vật chính dũng sĩ can đảm và nhân vật có tài năng kì lạTruyện cổ tích kể về các nhân vật chính thông minh hay ngốc nghếch

– Truyện cổ tích kể về các nhân vật chính là động vật có khả năng nói chuyện, hoạt động, tính cách như con người

Ngoài ra truyện cổ tích có thể phân loại dựa trên các tác phẩm, hay các nhân vật như:

– Truyện cổ tích thần kỳ: Truyện cổ tích thần kỳ trong giai đoạn đầu thường gắn với thần thoại và có yếu tố ma thuật. Có thể bắt gặp các đề tài trong các tác phẩm như Dũng sĩ diệt trăn tinh (rắn, rồng v.v.) để cứu người đẹp; quan hệ dì ghẻ và con riêng của chồng; đoạt lại báu vật thần thông; người con gái đội lốt con thú kỳ dị bí mật giúp đỡ chồng;….

– Truyện cổ tích sinh hoạt: gồm Truyện tiếu lâm, Truyện cũng kể lại những sự kiện khác lạ ly kỳ, nhưng những sự kiện này được rút ra từ thế giới trần tục.

Ngoài ra còn có nhóm truyện có đề tài nói về các nhân vật chính bất hạnh (như Trương Chi, Sự tích chim hít cô, Sự tích chim quốc…); nhóm có nội dung phê phán những thói hư tật xấu (như Đứa con trời đánh, Gái ngoan dạy chồng…); nhóm truyện nói về người thông minh (như Quan án xử kiện hay Xử kiện tài tình, Cái chết của bốn ông sư, Nói dối như Cuội, Cậu bé thông minh,..); nhóm truyện kể về nhân vật chính ngốc nghếch(như Chàng ngốc đi kiện, Nàng bò tót, Làm theo vợ dặn,…)

Đặc trưng của truyện cổ tích là gì?

– Nét đặc trưng về nghệ thuật: truyện cổ tích thường sử dụng nhiều các yếu tố hư cấu, huyền huyễn,hoang đường, kì ảo.

– Nét đặc trưng về cốt truyện: một câu truyện cổ tích thường sẽ trải qua các giai đoạn với cấu trúc chung như sau: sinh ra – gặp biến cố – hóa giải được biến cố – kết cục và thường luôn là một kết thúc có hậu người tốt gặp lành người xấu gặp ác.

– Nét đặc trưng về nội dung, ý nghĩa: thường truyền tải, thể hiện ước mơ, niềm tin của nhân dân về chiến thắng cuối cùng sẽ là cái thiện thắng cái ác, cái tốt đối thắng cái xấu, sự công bằng đối thắng sự bất công.

Ý nghĩa của truyện cổ tích

Truyện cổ tích từ lâu đã là món ăn tinh thần được ưa chuộng nhất là với trẻ nhỏ: Bởi vì trong những câu chuyện cổ tích đó, bọn trẻ có thể tha hồ hình dung, suy nghĩ, tưởng tượng ra rất nhiều hình ảnh phong phú khác nhau về niềm tin, cuộc sống và những điều thần thoại, hư ảo mà người lớn đã không mấy quan tâm nhưng với trẻ nhỏ lại thật phi phàm, đáng ngưỡng mộ.

Truyện cổ tích luôn hướng đến những điều tốt đẹp, cái đẹp hoàn mỹ, ở hiền chắc chắn sẽ gặp lành, thể hiện ước mơ và khát vọng về một cuộc sống công bằng, tươi đẹp của nhân dân ta.

Truyện cổ tích còn giúp trẻ nhỏ hiểu hơn về cội nguồn dân tộc. Những câu truyện cổ tích được dân gian sáng tác và đều bắt nguồn từ lòng tự hào dân tộc. Qua đó giúp các em nhỏ hiểu thế nào là tình yêu nước, tinh thần đoàn kết của dân tộc, ghi nhớ công ơn, sự hy sinh của cha ông ta.

Một số truyện cổ tích Việt Nam được yêu thích nhất

Ăn khế trả vàng

Truyện ăn khế trả vàng là một câu chuyện rất hay, một câu truyện về đề tài gia đình, bài học đền ơn đáp nghĩa, niềm tin ở hiền sẽ gặp lành và may mắn đối với tất cả người tốt.

Câu truyện ăn khế trả vàng mang tính giáo dục cao cho trẻ nhỏ để hình thành những đức tính tốt cho cuộc sống sau này. Truyện còn muốn nhắc nhở rằng là anh em ruột thịt, trong nhà với nhau phải biết yêu thương và đùm bọc lẫn nhau đừng vì đồng tiền mà sẵn sàng làm việc tàn nhẫn với nhau.

Thạch sanh

Truyện kể về người dũng sĩ, can đảm diệt chằn tinh, diệt đại bàng cứu người bị hại, vạch mặt kẻ vong ân bội nghĩa, cướp công và chống lại quân xâm lược.

Truyện thể hiện ước mơ, khát vọng, niềm tin về đạo đức, công lý xã hội và lí tưởng nhân đạo, yêu hòa bình của nhân dân ta.

Sọ Dừa

 Hiện thực của những con người có số phận bất hạnh: họ bị khiếm khuyết, dị dạng cơ thể nhưng họ lại phải chịu thêm nỗi đau về tinh thần, chịu sự khinh thường, dè bỉu của mọi người xung quanh

Gửi gắm tất cả những ước mơ, khát vọng sống, khát khao hạnh phúc của lứa đôi, hạnh phúc gia đình êm ấm, bình dị của tất cả mọi người.

Ca ngợi tình thương yêu, đùm bọc lẫn nhau, tương thân tương ái cũng như lòng nhân ái giữa người – người trong cuộc sống.

Rate this post

Viết một bình luận