Thiên văn học và Chiêm tinh học khác nhau như thế nào?

Khi nhắc đến khái niệm Chiêm tinh học, hẳn là bạn sẽ có cảm giác nó đã ra đời từ rất sớm cùng với lịch sử phát triển của loài người. Chiêm tinh học là một nền khoa học sơ khai, nói chính xác hơn thì đó là hệ thống bói toán khoa học sử dụng chuyển động của các hành tinh và ngôi sao. Trong khi đó, thiên văn học là một ngành khoa học chính thống, nghiên cứu các thiên thể và hiện tượng không gian bên ngoài Trái Đất.

Trải qua hàng triệu năm, con người đã nhìn lên bầu trời với con mắt ngạc nhiên và tò mò. Họ cố gắng tìm hiểu ý nghĩa từ các chuyển động và sự hùng vĩ của vũ trụ. Trong phần lớn lịch sử loài người, chúng ta chưa có nhiều kiến thức sâu sắc về vũ trụ, chỉ nhìn những ngôi sao phía trên đầu với cảm giác tôn sùng. Chúng ta tôn thờ như các vị thần và tin rằng các ngôi sao không ngừng dịch chuyển có những ý nghĩa nhất định đối với Trái Đất. Và nguồn gốc ý nghĩa các ngôi sao thì được gọi một cách lỏng lẻo là chiêm tinh học.

Tuy vậy, trong nửa thiên niên kỷ vừa qua, những tiến bộ khoa học đã cải thiện theo cấp số nhân về khả năng hiểu và nghiên cứu hệ mặt trời cũng như vũ trụ rộng lớn bằng những công cụ chính xác, phương pháp khoa học đáng tin cậy. Những nghiên cứu hoạt động đi kèm nhiều bằng chứng cụ thể trong vũ trụ rộng lớn được gọi là thiên văn học.

Đây là hai khái niệm có vẻ “na ná” và đôi khi chúng được một số người sử dụng thay thế cho nhau. Tuy nhiên, vẫn có rất nhiều khác biệt.

Chiêm tinh học ra đời từ rất sớm

Mặc dù ghi chép chính thức sớm nhất về chiêm tinh chỉ có niên đại khoảng 4.000 – 5.000 năm, nhưng không thể phủ nhận rằng, ngay cả những nền văn minh sớm nhất của con người cũng bị ảnh hưởng và truyền cảm hứng bởi các thiên thể bên ngoài hành tinh. Trước khi có những từ để mô tả về các khái niệm như chòm sao, thiên hà, thiên thạch, hành tinh và vật lý thiên văn, luôn có một niềm tin mạnh mẽ rằng những thế giới lấp lánh xa xôi đó có quyền kiểm soát cuộc sống của chúng ta.

Những nền văn minh từ người Trung Quốc cổ đại, người Maya đến người Hy Lạp và đế chế Ả Rập đều gắn ý nghĩa đặc biệt với các vì sao và vị trí của chúng trên bầu trời, và truyền thống chiêm tinh phương Tây đã có từ hơn 3.500 năm trước. Theo thời gian, chiêm tinh học đã phát triển thành một niềm tin mạnh mẽ hơn nhiều, một niềm tin dự đoán cẩn thận chuyển động của các thiên thể và nghiên cứu vị trí tương đối của chúng trên bầu trời. 

Thiên văn học và Chiêm tinh học khác nhau như thế nào? 

Qua thời gian, chiêm tinh học đã phát triển thành một niềm tin mạnh mẽ hơn nhiều, một niềm tin mà con người dự đoán cẩn thận với chuyển động của các thiên thể và nghiên cứu vị trí tương đối của chúng trên bầu trời. Dựa trên cơ sở này, những người thực hành chiêm tinh có thể thần thánh hóa các sự kiện sẽ xảy ra trên trái đất, cho cả bản thân và người khác. Chiêm tinh có mối liên hệ chặt chẽ nhất với tử vi, là cách đọc số phận của một người hàng ngày hoặc hàng tuần, hay đoán tính cách cơ bản của bạn, dựa trên cung sao mà bạn sinh ra (ví dụ: Cự Giải, Sư Tử, Xử Nữ, v.v.).

Trong hàng nghìn năm, chiêm tinh học được coi là một lĩnh vực khoa học hợp pháp, được nói đến với sự tôn trọng như các ngành thiên văn học, địa chất học và các khoa học tự nhiên khác. Mặc dù thiếu đi những bằng chứng thuyết phục, nhưng truyền thống mạnh mẽ này đã và vẫn tồn tại trên khắp thế giới, đơn giản được chấp nhận như một phần của trải nghiệm nhân loại.

Khoảng 200 năm trở lại nay, khi các phương pháp khoa học được hỗ trợ bằng nhiều công cụ ngày càng hiện đại hơn phổ biến trên thế giới, nhu cầu tìm hiểu sự thật đã phần nào thay thế sự thoải mái của những điều huyền bí, chiêm tinh học đã mất đi vị thế là một khoa học hợp pháp. Bên cạnh đó, hàng triệu người trên thế giới vẫn đọc lá số tử vi của họ mỗi ngày, hay hàng nghìn người đang hành nghề kiếm sống bằng việc đọc biểu đồ sao và bài tarot, thì không có cơ sở nào cho thuật chiêm tinh. Cơ sở tồn tại mạnh mẽ duy nhất của lĩnh vực này là việc sức mạnh được trao cho những người mong muốn tạo ra trật tự, thoát khỏi sự hỗn loạn không thường xuyên của cuộc sống.

Và thiên văn học cũng đã xuất hiện từ hàng nghìn năm trước

Tương tự như chiêm tinh học, thiên văn học cũng có nguồn gốc từ hàng nghìn năm trước, và đó cũng là lý do tại sao hai lĩnh vực nghiên cứu bị lẫn lộn và nhiều khi được đánh đồng là giống nhau. Thiên văn học nghiên cứu về các thiên thể và hiện tượng thông qua ứng dụng của vật lý, hóa học và toán học. Những bộ môn khoa học chính thống này giúp làm sáng tỏ nguồn gốc của những vật thể này, thành phần cấu tạo và cách thức tương tác của chúng.

Thiên văn học và Chiêm tinh học khác nhau như thế nào? 

Thuật ngữ thiên văn học, ở cấp độ cơ bản, được hiểu là sự tổng hợp của những nghiên cứu bất cứ thứ gì nằm ngoài bầu khí quyển của Trái đất, từ các mặt trăng của Sao Mộc và các sao chổi của Vành đai Kuiper đến các thiên hà xa nhất, các lỗ đen không nhìn thấy được hay Lý thuyết Vụ nổ lớn. Hầu hết các nghiên cứu hiện đại về thiên văn học nằm trong tầm ngắm của vật lý thiên văn, nhưng trong lĩnh vực phổ biến này, cũng có các nhánh lý thuyết và quan sát. Hai lĩnh vực này có sự hoạt động kết hợp với nhau, vì việc tạo ra các mô hình máy tính và phân tích dữ liệu chuyên sâu là rất quan trọng để hỗ trợ các quan sát về các thiên hà xa xôi, các ngôi sao, sao chổi, mặt trăng, siêu tân tinh và các hiện tượng khác.

Thiên văn học là một trong những lĩnh vực khoa học  thú vị và được tôn trọng rộng rãi, vì nó không chỉ dạy loài người chúng ta về những nội dung hấp dẫn của hệ mặt trời, thiên hà và vũ trụ mà còn về sự sống trên hành tinh của chúng ta, cũng như nguồn gốc của nó. Thiên văn học thực sự giúp chúng ta có những kiến thức ngày càng nhiều về những gì đang xảy ra trong vũ trụ, từ đó chúng ta càng hiểu rõ những gì đang diễn ra bên trong bản thân mình, ngay cả ở cấp độ lượng tử.

Không giống như các “chuyên gia” chiêm tinh, các nhà thiên văn học dựa vào phương pháp khoa học nghiêm ngặt và đã được chứng minh để phát triển lý thuyết và kiểm tra các dự đoán của họ, biến thiên văn học trở thành một lĩnh vực hợp pháp và vô giá.

Liệu chiêm tinh học có thể tồn tại lâu dài không?

Chiêm tinh học gây sự phức tạp đối với nhiều người là do nó tập trung nhiều vào các nội dung tương tự như thiên văn học. Một nhà chiêm tinh tài năng sẽ cần phải hiểu chuyển động của các thiên thể và một số nguyên lý cơ bản của thiên văn học, nhằm “đọc vị” được các ngôi sao và đưa ra dự đoán về chúng. Điều này dẫn đến một suy luận phổ biến cho rằng chiêm tinh học là có thật, hoặc dựa trên bằng chứng. Trong khi trên thực tế, hầu hết đó là các ý kiến vô căn cứ và trừu tượn,g đang được đưa ra dựa trên các sự kiện và biến động thiên văn đã được chứng minh.

Vì thế sẽ là vô ích nếu bạn tranh luận với một người ủng hộ thuật chiêm tinh. Ngay cả khi sự thật được ủng hộ, những người này vẫn luôn theo đuổi niềm tin của mình cho một ý nghĩa thần bí đối với những ngôi sao xung quanh chúng ta mà thôi. Dù thế nào đi nữa, vẫn có đầy sự hấp dẫn của bầu trời đêm trong con mắt của tất cả mọi người, cho cả các nhà thiên văn học và các nhà chiêm tinh học.

>>> Châu Âu nghỉ chơi với Nga trên vũ trụ.

Nguồn scienceabc

Rate this post

Viết một bình luận