Thiếu máu não là tình trạng giảm tuần hoàn máu lên não, dẫn đến giảm cung cấp oxy và dưỡng chất, ảnh hưởng tới cầu trúc và chức năng của một phần hoặc nhiều phần trên não. Thiếu máu não tác động trực tiếp đến hệ thần kinh trung ương gây rối loạn giấc ngủ, giảm khả năng tư duy, giảm trí nhớ, và các biến chứng nguy hiểm như đột quỵ, nhồi máu não …
1. Nguyên nhân thiếu máu não
Một số bệnh lý khiến thiếu máu lên não gồm:
- Xơ vữa động mạch
- Thoái hóa đốt sống cổ
- Máu đông gây cản trở dòng tuần hoàn máu
- Chèn ép thành động mạch từ phía ngoài
- Dị tật bẩm sinh
- Co mạch máu.
2. Triệu chứng thiếu máu não
Thiếu máu não thường có triệu chứng mơ hồ và khó phát hiện cho đến khi diễn tiến nặng nề hơn.
- Đau đầu: Khu trú hoặc lan rộng, tăng khi vận động hoặc suy nghĩ.
- Chóng mặt: Gây mất thăng bằng và nguy cơ té ngã
- Hoa mắt, giảm thị lực
- Giảm khả năng nghe, ù tai
- Rối loạn cảm giác và vận động: Tê bì, nhức mỏi chân tay, vận động yếu
Thiếu máu não gây đau đầu chóng mặt
3. Phòng ngừa thiếu máu não
Xây dựng một chế độ ăn uống giàu dinh dưỡng, với sự kết hợp của cả thực vật lẫn động vật:
- Cung cấp các chất tham gia tạo máu: chất đạm, sắt, vitamin C, magie, folat, vitamin B12…
- Thực phẩm giàu omega 3: óc chó, macca, hạt chia,…
- Thực phẩm giàu polyphenols: đậu, hạt, trà, ca cao…
- Thực phẩm giàu nitrate: rau diếp (xà lách), rau chân vịt (bó xôi)…
- Hạn chế, thức ăn nhanh, thực phẩm chế biến sẵn, phụ gia thực phẩm, thức uống có cồn
Tập luyện thể dục thường xuyên.
Khám sức khỏe định kì để sáng lọc và phát hiện sớm bệnh lý.
Nghỉ ngơi hợp lí, tránh làm việc quá sức.
Tránh thay đổi thân nhiệt đột ngột.
4. Một số loại thực phẩm tốt giúp cải thiện tuần hoàn não
4.1. Nhóm giàu đạm, sắt
- Các loại hạt: các loại hạt như quả óc chó, quả phỉ, hạt thông, hạnh nhân, lạc (đậu phộng), hạt điều… mà chúng ta thêm vào khẩu phần ăn hàng ngày sẽ giúp bữa ăn của bạn phong phú hơn, cảm giác ngon miệng hơn. Với 100 g hạt cung cấp khoảng 3,7mg chất sắt cho cơ thể.
Thiếu máu não nên ăn gì? 4
- Quả chà là: Chà là chính là nguồn tuyệt vời của sắt, canxi, magiê và vitamin B6. Loại quả này cũng có hàm lượng chất xơ cao. Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ khuyến cáo nên dùng 20-35 gram chất xơ mỗi ngày.
4.2. Nhóm giàu sắt và vitamin
- Táo đỏ: Táo đỏ có tính bổ máu cao. Bên cạnh tính bổ máu, còn tốt cho hệ thần kinh. nhuận tràng.
- ỷ tử: kỷ tử là một trong những loại quả có nguồn sắt dồi dào nhất. Trong 100g kỷ tử chứa 6.8mg (80% nhu cầu cơ thể cần 1 ngày) và vitamin C 48.4mg(894% nhu cầu cơ thể cần 1 ngày). Bên cạnh đó kỷ tử hàm lượng vitamin A cao còn giúp cải thiện thị giác rất tốt. (Viện dinh dưỡng Hoa Kỳ)
- Rau chân vịt (bó xôi): là “đại diện” tiêu biểu của nhóm rau xanh khi giàu chất sắt, vitamin B12 và axit folic.
- Bông cải xanh: có nhiều chất xơ, chất sắt, vitamin A, C và magie.
- Rau cần tây: chứa nhiều axit amin, sắt, kẽm và nhiều loại vitamin giúp tăng tuần hoàn máu.
- Bí ngô: chứa nhiều vitamin C, carotene, sắt, canxi, protein, kẽm….
- Cà rốt: giàu beta-carotene, vitamin C, D, A, B, E, axit folic và kali, sắt, canxi,magie, photpho giúp cơ thể tăng cường trao đổi chất và lưu thông máu hiệu quả.
- Lựu: Gàu sắt, canxi, magie, vitamin C … có vai trò chống oxy hóa và tăng hấp thu sắt, tham gia tạo máu.
- Dâu tây và quả mâm xôi: Giàu folate, cacbohydrate, kẽm, chất xơ và chứa hàm lượng vitamin C và chất chống oxy hóa cao, sẽ giúp cơ thể tăng cường khả năng hấp thụ sắt và tăng cường miễn dịch.
- Nho đen khô: Chứa hàm lượng vitamin C và sắt cao giúp tăng cường khả năng hấp thụ sắt, từ đó làm tăng hemoglobin tạo máu.
- Quả mận: Chứa nhiều chất xơ và các chất magie, chất sắt, một lượng vitamin A, E khá cao giúp cơ thể loại bỏ các gốc tự do gây hại, giúp ngăn ngừa bệnh hiệu quả.
Bạn có thể quan tâm đến chủ đề: