Chất xơ là thành phần quen thuộc trong bữa ăn hằng ngày. Mặc dù cơ thể không thể tiêu hóa chất xơ, tuy nhiên chất xơ lại đóng nhiều vai trò quan trọng khác nhau đối với sức khỏe. Cơ thể thiếu chất xơ sẽ gây nên nhiều hậu quả nghiêm trọng khác nhau.
1. Táo bón do cơ thể thiếu chất xơ
Chất xơ khiến quá trình tiêu hóa được diễn ra thuận lợi hơn nhờ khả năng điều hòa nhu động của hệ tiêu hóa và làm xốp khối thức ăn di chuyển trong ống tiêu hóa. Khi cơ thể thiếu chất xơ, sự di chuyển của các loại thức ăn trong lòng ống tiêu hóa trở nên khó khăn hơn và khối thức ăn trở nên đặc hơn, cứng hơn,…
Những điều này rất dễ gây nên tình trạng táo bón ở người ăn thiếu chất xơ. Vì thế, mặc dù có nhiều nguyên nhân khác nhau gây nên táo bón, nhưng táo bón lại là một trong các biểu hiện phổ biến để cảnh báo tình trạng cơ thể thiếu chất xơ.
2. Bệnh trĩ
Nếu táo bón là hậu quả ban đầu của việc thiếu chất xơ thì có thể nói bệnh trĩ là một nguy cơ nặng nề hơn gây nên bởi tình trạng táo bón do cơ thể thiếu chất xơ.
Điều này là do khi táo bón, khối phân sẽ trở nên cứng hơn và khó tống xuất hơn. Vì thế cơ thể sẽ phải tăng cường sử dụng động tác rặn để có thể tống xuất phân ra ngoài ống hậu môn. Nhưng điều này sẽ làm gia tăng áp lực trong ổ bụng, gia tăng áp lực lên búi trĩ,… khiến nguy cơ xảy ra bệnh trĩ cao hơn.
Vì vậy, nếu tình trạng táo bón do cơ thể thiếu chất xơ diễn ra thường xuyên và liên tục có thể khiến bệnh trĩ xảy ra.
3. Đường huyết tăng cao
Trong quá trình tiêu hóa, chất xơ có vai trò kiểm soát sự hấp thu của cơ thể đối với các chất dinh dưỡng có trong thức ăn, làm quá trình này diễn ra một cách từ từ.
Trong trường hợp cơ thể thiếu chất xơ, sự hấp thu các chất (đặc biệt là đường bột) sẽ diễn ra một cách ồ ạt. Điều này khiến đường máu lên một cách nhanh chóng ngay sau khi ăn. Vì vậy, chế độ ăn thiếu chất xơ có thể gây nên hậu quả là sự tăng đường huyết không được kiểm soát tốt.
Khi các cơ chế điều hòa của cơ thể còn diễn ra bình thường, việc tăng đường huyết do cơ thể thiếu chất xơ có thể vẫn được kiểm soát tốt. Tuy nhiên, khi cơ chế điều hòa đường huyết của cơ thể bị tổn thường, tăng đường huyết thường xuyên do cơ thể thiếu chất xơ sẽ rất nguy hiểm, đặc biệt đối với các bệnh nhân mắc bệnh đái tháo đường.
4. Nguy cơ mắc các bệnh tim mạch do thiếu chất xơ
Trong lòng ống tiêu hóa, các chất béo có thể bị bám vào chất xơ khi quá trình tiêu hóa xảy ra, do vậy các chất béo này có thể được đào thải ra ngoài theo sự tống xuất chất xơ ra khỏi cơ thể sau khi trải qua quá trình tiêu hóa. Chính sự đào thải chất béo theo chất xơ này khiến cơ thể hạn chế việc hấp thu một số chất béo có hại.
Nhưng khi cơ thể thiếu chất xơ, cơ thể sẽ hấp thu nhiều chất béo hơn và làm gia tăng các nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Vì vậy những người bổ sung đầy đủ chất xơ trong khẩu phần ăn thường có nguy cơ mắc bệnh tim mạch thấp hơn những người ít sử dụng chất xơ.
5. Gia tăng nguy cơ mắc ung thư
Một số nghiên cứu đã chỉ ra, sự thiếu hụt chất xơ trong khẩu phần ăn khiến cơ thể thiếu chất xơ có thể làm gia tăng nguy cơ mắc một số bệnh ung thư, trong đó ung thư đại tràng là loại ung thư thường gặp ở những người có chế độ ăn ít sử dụng chất xơ.
Có thế thấy rằng, chất xơ đóng vai trò rất quan trọng đối với sức khỏe. Khi cơ thể thiếu chất xơ sẽ gây nên nhiều hậu quả nguy hiểm khác nhau. Do vậy, mỗi người nên xây dựng chế độ ăn hợp lý, cân đối các loại chất dinh dưỡng sử dụng đặc biệt là chất xơ để đảm bảo cơ thể luôn khỏe mạnh.