Thiếu máu khi mang thai nên ăn gì? – mẹ bầu cần biết

Thiếu máu khi mang thai là một tình trạng cực kỳ phổ biến trong thai kỳ. Nếu tình trạng thiếu máu không được xử lý kịp thời sẽ gây ra nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe của người mẹ cũng như thai nhi. Vậy nếu thiếu máu khi mang thai nên ăn gì? và cần bổ sung thêm những thực phẩm gì để cải thiện tình trạng này? Bài viết này, chúng tôi sẽ cho bạn một cái nhìn tổng quan nhất. 

Nguyên nhân dẫn đến thiếu máu ở thai phụ

Trước khi tìm hiểu thiếu máu khi mang thai nên ăn gì? chúng ta cần tìm hiểu về nguyên nhân gây ra tình trạng này. Trong giai đoạn thai nghén, mẹ bầu thường rất dễ gặp tình trạng thiếu máu, nguyên nhân chính của tình trạng này là do không được bổ sung hoặc bổ sung thiếu sắt.

Thai phụ sẽ cần nhiều sắt hơn bình thường vì:

  • Sắt là nguyên tố vi lượng cần thiết trong quá trình sinh tổng hợp hemoglobin. Khi mang thai thể tích máu của người mẹ sẽ tăng lên một cách nhanh chóng, kéo theo đó là nhu cầu sắt cũng tăng cao.
  • Bào thai cần sắt cũng như hemoglobin để phát triển và hoàn thiện cơ thể. Trong 3 tháng giữa và 3 tháng cuối nhu cầu này sẽ còn tăng hơn nữa, do đó cần tích cực bổ sung sắt vào giai đoạn này.
  • Cung cấp đầy đủ sắt, sẽ giúp thai nhi phát triển khỏe mạnh và hạn chế được biến chứng cho người mẹ trong quá trình sinh nở.
  • Bà mẹ bị thiếu sắt sẽ làm tăng nguy cơ đẻ non, suy thai hoặc làm tăng nguy cơ tử vong ở trẻ sơ sinh.

Lượng sắt cần bổ sung trong một ngày là bao nhiêu?

Nhu cầu sắt của thai phụ sẽ cao hơn người bình thường, trung bình khoảng 30mg/ngày. Trong trường hợp bạn bị chẩn đoán là thiếu máu do thiếu sắt, ngoài việc tăng cường ăn thực phẩm giàu sắt, thì bạn vẫn cần bổ sung thêm sắt bằng những chế phẩm đường uống.

Chỉ được sử dụng những chế phẩm bổ sung sắt đường uống khi có sự đồng ý của bác sĩ chuyên khoa, và cần tuân thủ theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ. Ngoài sắt, bạn cũng cần chú ý bổ sung vitamin B12, vitamin B9. Vitamin B12 giúp làm gia tăng lượng hồng cầu trong công thức máu, vitamin B9 ngăn ngừa nguy cơ bị dị tật ống thần kinh bẩm sinh ở thai nhi.

Thiếu máu khi mang thai nên ăn gì?

Phụ nữ bị thiếu máu khi mang thai nên ăn gì? Là câu hỏi chung của nhiều thai phụ, dưới đây là một số sự lựa chọn mà bạn có thể bổ sung vào chế độ ăn hàng ngày.

Táo

Táo giúp cung cấp nhiều chất dinh dưỡng có lợi, giúp hạn chế được tình trạng thiếu máu ở thai phụ. Trong táo còn rất giàu chất chống oxy hóa, sẽ giúp cải thiện các vấn đề về da ở thai phụ. Pectin có trong táo sẽ bổ sung axit galacturonic, từ đó làm giảm nhu cầu sử dụng Insulin, giúp kiểm soát đường huyết một cách hiệu quả. Điều này đặc biệt có ý nghĩ ở những mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ.

Ngoài ra táo còn chứa rất nhiều chất xơ, giúp tạo khuôn cho phân, làm mềm phân và có thể hạn chế được tình trạng táo bón thai kỳ.

Dâu tây

Trong dâu tây chứa rất nhiều vitamin C, sắt và mangan. Sắt làm cải thiện thiếu máu thiếu sắt ở mẹ bầu. Nguyên tố mangan, vitamin C trong dâu tây có khả năng chống lại các gốc tự do, ngăn ngừa được các vấn đề về viêm nhiễm trong thời kỳ mang thai. Không chỉ vậy, những dưỡng chất trong dâu tây còn góp phần củng cố khung xương của bé, giúp hệ cơ xương phát triển hoàn thiện.

Vị chua của dâu tây giúp thai phụ làm giảm cảm giác đầy chướng bụng. Ngoài ra folate có trong dâu tây có khả năng hạn chế được những khuyết tật bẩm sinh ở bào thai.

Nho

Nghiên cứu đã chỉ ra rằng nho có chứa rất nhiều nguyên tố vi lượng như sắt, photpho,… Thêm nho vào thực đơn sẽ giúp bổ sung lượng sắt một cách tự nhiên, từ đó hạn chế được tình trạng thiếu máu, da xanh và người mệt mỏi ở thai phụ.

Súp lơ xanh

Súp lơ xanh là một loại rau có màu xanh đậm được các chuyên gia dinh dưỡng khuyến khích sử dụng trong thời kỳ mang thai. Súp lơ xanh là nguồn thực phẩm cung cấp đầy đủ sắt, vitamin A, vitamin C, crom,… cho cơ thể.

Ăn nhiều súp lơ xanh còn giúp cải thiện được chứng táo bón ở thai phụ.

Thịt bò

Trong thịt bò rất giàu sắt, theo ước tính một phần thịt bò chứa đến 2,5 – 3mg sắt. Khác với nguồn sắt được bổ sung từ thực vật, sắt có nguồn gốc động vất sẽ dễ hấp thu hơn. Sử dụng nhiều thịt bò chính là cách giúp cải thiện tình trạng thiếu máu trong thời kỳ thai nghén.

Rau bina

Rau bina hay còn được biết đến với tên khác là rau cải chân vịt, trong mỗi phần rau có chứa đến 6,4 mg sắt, thậm chí còn nhiều hơn cả lượng sắt trong thịt bò. Ngoài ra rau chân vịt còn giúp cung cấp nhiều dưỡng chất khác như: beta-carotene, folate,…. Rau bina rất dễ kiếm và cũng dễ chế biến do đó bạn có thể dễ dàng thêm loại rau này vào bữa ăn gàng ngày.

Củ dền đỏ

Củ dền đỏ là một loại thực vật giàu dưỡng chất, với hàm lượng sắt vượt trội hơn so với những loại rau củ khác. Củ dền đỏ còn giàu chất chống oxy hóa, từ đó sẽ bảo vệ cơ thể người mẹ khỏi các gốc tự do, giúp da và vóc dáng trở lên đẹp hơn.

Các vitamin trong củ dền giúp tăng sức đề kháng của cơ thể, làm giảm và hạn chế được tình trạng cảm cúm, đồng thời, sử dụng củ dền trong bữa ăn còn giúp mẹ bầu bớt ốm nghén, buồn nôn.

Cam

Cam là loại trái cây giúp cung cấp rất nhiều vitamin và khoáng chất có lợi cho cơ thể, đặc biệt là Vitamin C. Vitamin C không chỉ giúp tăng cường sức đề kháng cho cơ thể, mà còn giúp hấp thu tối đa lượng sắt được bổ sung. Tuy nhiên với những người bị dạ dày cần cân nhắc khi sử dụng cam, hoặc sử dụng với tần suất thấp.

Ngoài những thực phẩm bổ sung sắt nói trên thì phụ nữ thiếu máu khi mang thai nên ăn gì? Trong giai đoạn mang thai phụ nữ cũng cần bổ sung thêm nhiều các loại hạt, bột yến mạch vào thực đơn. Những loại hạt như hạt óc chó, macca,… không chỉ thơm ngon mà còn là nguồn dinh dưỡng phong phú cho sự phát triển não bộ của thai nhi.

Một số lưu ý khi bổ sung thực phẩm giàu sắt vào bữa ăn

Trên đây là một số loại thực phẩm giúp tăng cường lượng sắt một cách tự nhiên. Tuy nhiên mẹ bầu cần phải biết cách sắp xếp chế độ ăn sao cho phù hợp tránh tình trạng bổ sung quá nhiều một nhóm thực phẩm và ngược lại.

Để lượng sắt hấp thu vào cơ thể một cách tối ưu bạn cần phải lưu ý một số điểm sau:

  • Không sử dụng cà phê vào trước bữa ăn bởi cà phê có chứa phenol có thể làm giảm hấp thu sắt.
  • Tăng cường ăn các thực phẩm giàu vitamin C vì chúng giúp cơ thể hấp thu sắt được tốt hơn.
  • Calci cũng có thể gây ảnh hưởng đến khả năng hấp thụ calci do đó bạn không nên dùng các chế phẩm chứa calci trước khi ăn hoặc uống sắt.

==>> Xem thêm: Xử trí chóng mặt buồn nôn khi mang thai 3 tháng cuối thai kỳ

Trong giai đoạn mang thai mẹ bầu rất dễ gặp tình trạng thiếu máu, bổ sung rau chân vịt, củ dền đỏ, cá hồi, thịt bò… là những biện pháp bổ sung sắt một cách tự nhiên. Cơ thể được cung cấp đủ Sắt sẽ làm giảm được nguy cơ thiếu máu trong thai kỳ, giúp thai khỏe mạnh hơn đồng thời hạn chế được biến cố trong và sau khi sinh. Nếu có bất kỳ thắc mắc hoặc câu hỏi nào liên quan, bạn hãy để lại thông tin hoặc liên hệ trực tiếp đến tổng đài 18009229 để được giải đáp.

Tài liệu tham khảo

Rate this post

Viết một bình luận