Thiếu máu não ở trẻ em tiềm ẩn những nguy cơ gì?
Thiếu máu não ở trẻ em là căn bệnh vô cùng nguy hiểm, không chỉ gây nên những triệu chứng khó chịu mà còn tác động tiêu cực đến sự phát triển hệ thần kinh của trẻ nếu tình trạng bệnh kéo dài. Vậy thiếu máu não ở trẻ là bệnh như thế nào? Những tác nhân nào gây nên bệnh và cách điều trị bệnh cho con ra sao? Các bậc phụ huynh nên đọc thông tin chi tiết ở bài viết dưới đây.
1. Bệnh thiếu máu não ở trẻ là bệnh như thế nào?
Trẻ em bị thiếu máu não khi lượng hồng cầu trong máu suy giảm, không thể thực hiện chức năng lưu thông lên não để nuôi dưỡng cơ thể, cản trở quá trình phát triển thể chất và trí tuệ của bé.
2. Nguyên nhân gây bệnh thiếu máu
Theo bác sĩ chuyên khoa trẻ em bị mắc bệnh thiếu máu do những nguyên nhân sau:
– Sự suy giảm về số lượng và chất lượng hồng cầu và lượng hemoglobin ảnh hưởng đến chức năng hoạt động dẫn máu lên não, gặp khó khăn trong việc vận chuyển oxy và sắt tới các mô trong cơ thể trong đó có não bộ.
– Chế độ dinh dưỡng không đảm bảo là nguyên nhân thứ hai dẫn đến trẻ bị thiếu máu não. Chủ yếu là từ việc khẩu phần ăn không cung cấp đủ dưỡng chất thiết yếu cho hoạt động của máu, tiêu biểu là sắt, vitamin B11, vitamin B12, vitamin E…
– Tủy xương bất thường: làm giảm hoặc ngừng quá trình sản xuất hồng cầu dẫn đến cơ thể không đủ lượng máu để lưu thông. Ung thư tủy xương và ung thư bạch cầu là những bệnh do thiếu máu não gây ra.
– Trẻ không được bú sữa mẹ từ 4 đến 6 tháng đầu hoặc trẻ sinh thiếu tháng, nhẹ cân thường có tỷ lệ mắc bệnh thiếu máu não cao hơn đứa trẻ bình thường khác.
– Bên cạnh đó, những trẻ đang mắc bệnh liên quan đến thận, mắc bệnh do di truyền như thiếu máu tan huyết, nhiễm trùng từ cơ thể mẹ làm giảm khả năng hấp thụ sắt, từ đó thiếu máu não là không tránh khỏi.
3. Thiếu máu não ở trẻ em tiềm ẩn những nguy cơ gì?
3.1 Thiếu máu não ở trẻ em ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất
Khi con bị thiếu máu lên não, sức khỏe của trẻ suy giảm đáng kể. Cha mẹ thấy trẻ thường ít vận động, ngồi nhiều một chỗ, không vui vẻ hoạt động như bình thường. Kèm theo những biểu hiện trên, trẻ luôn cảm thấy mệt mỏi, chán ăn, hoa mắt chóng mặt, buồn nôn do máu không được vận chuyển lên não bộ.
Thiếu máu ở trẻ em là tác nhân gây ra suy dinh dưỡng, hệ miễn dịch yếu đi tạo điều kiện vi khuẩn, virus xâm nhập, dễ mắc các bệnh truyền nhiễm. Nước da trẻ cũng thay đối sang trạng thái tái nhợt, xanh xao khi não bộ không nhận được máu được vận chuyển từ cơ thể lên.
Bên cạnh đó, thiếu máu não ảnh hưởng đến tình trạng tim của trẻ. Do hồng cầu giảm dẫn đến oxy không được vận chuyển đến các cơ quan, nhịp tim đập nhanh hơn bình thường để thực hiện chức năng vận chuyển oxy thay thế. Theo đó, hơi thở của con cũng bị ảnh hưởng. Cha mẹ có thể dựa vào hơi thở của con để suy đoán tình trạng bệnh. Ví dụ như nếu hơi thở con ngắn, thở nhanh, mạnh có nhiều khả năng máu đang lên não kém.
Không chỉ có thể, thiếu máu não làm cản trở quá trình phát triển thể chất của con, gây ra hiện tượng bất thường như tóc thưa, ít tóc, chậm biết đi, gan lá lách to bất thường,…
3.2 Thiếu máu não ở trẻ em tác động đến trí tuệ
Không chỉ là suy giảm sức khỏe ở trẻ, thiếu máu não còn tác động đến trí tuệ của con, gây con khó khăn trong học tập và cuộc sống sinh hoạt hàng ngày. Cụ thể như sau:
– Con hay quên, khó ghi nhớ những điều xảy ra, và tiếp nhận thông tin cũng không đầy đủ như đứa trẻ không mắc bệnh là hệ lụy đầu tiên về trí tuệ của bệnh thiếu máu ở trẻ em.
– Trẻ trở nên thiếu linh hoạt, nhạy bén, lười vận động, nhận thức suy kém. Việc này diễn ra trong thời gian dài rất có thể dẫn đến chứng trầm cảm ở trẻ nhỏ.
– Quá trình học tập của con cũng ảnh hưởng do khả năng tiếp thu và ghi nhớ kém.
Như vậy trẻ bị thiếu máu não sẽ bị hạn chế nhiều mặt, ảnh hưởng đến sự phát triển toàn diện của con. Do đó, khi có dấu hiệu của bệnh thiếu máu phụ huynh cần đưa con đến bệnh viện để được bác sĩ chuyên khoa chỉ dẫn cách khắc phục hiệu quả.
4. Cách khắc phục tình trạng thiếu máu não ở trẻ
Thiếu máu não có nhiều nguyên nhân khác nhau, do vậy tùy thuộc và nguyên nhân gây bệnh mà có cách khắc phục sao cho thích hợp:
4.1 Khắc phục tại nhà
– Nên cho trẻ bú mẹ trong suốt 6 tháng đầu sau sinh và lực chọn loại sữa bột chứa sắt để giảm thiểu nguy cơ thiếu máu ở trẻ em.
– Bổ sung các thực phẩm giàu sắt trong khẩu phần ăn của trẻ, tiêu biểu là những thực phẩm sinh dưỡng như cá hồi, thịt bò, trứng, đậu phụ, khoai tây, rau xanh, ngũ cốc,… Những thực phẩm này có chức năng lưu thông máu, hỗ trợ vận chuyển máu đến các cơ quan trong cơ thể trong đó có não bộ.
– Tăng cường khoáng chất cũng như các loại vitamin cho trẻ bằng việc uống sữa hàng ngày và các loại trái cây như cam, đu đủ, dâu tây, dưa lưới,… giúp cải thiện đáng kể hệ miễn dịch của con.
– Cải thiện trí nhớ của con bằng việc bổ sung thêm trái việt quất, quả óc chó,… hỗ trợ cho sự phát triển của não bộ của con.
– Một số trường hợp con có thể sử dụng thuốc bổ sung sắt để hỗ trợ, tuy nhiên cần hỏi ý kiến của bác sĩ trước khi cho con uống để tránh tác dụng phụ không mong muốn.
4.2 Can thiệp y khoa
Đây là phương pháp dành cho trường hợp trẻ bị thiếu máu não quá trầm trọng, không có chuyển biến tích cực khi áp dụng biện pháp điều trị tại nhà. Bác sĩ sẽ chỉ định can thiệp ngoại khoa, sử dụng liệu pháp truyền máu, cấy ghép tủy xương, kích thích tủy xương sản xuất hồng cầu,… Trước khi thực hiện điều trị, bác sĩ dựa vào độ tuổi của trẻ, thể trạng và mức độ nghiêm trọng của bệnh để tư vấn phương pháp phù hợp.
Trẻ bị thiếu máu não nếu không được kịp thời theo dõi và chữa trị sẽ gây ra nhiều hệ lụy về sau. Do đó, nếu trẻ có những dấu hiệu như trên, cha mẹ nên đưa con đến những cơ sở y tế uy tín để được theo dõi trực tiếp và tư vấn phù hợp.