Ăn thịt chó không nên uống nước chè bởi sinh ra độc tố, lâu dần sẽ gây ung thư. Nhiều người có thói quen uống một cốc nước chè để tráng miệng cho sạch sẽ, đặc biệt là để khử mùi mắm tôm ăn kèm. Tuy nhiên, đây lại là thói quen vô cùng có hại.
Theo Đông y, thịt chó tính ấm nóng, giàu chất đạm mà chè lại có vị đắng, tính mát, chứa nhiều cafein và tanin. Về tính vị hai thứ này đã trái ngược nhau, hơn nữa cafein, tanin và protein (chất đạm) khi gặp nhau sẽ ức chế nhau, gây đông vón, khó tiêu hóa nên khi ăn, uống cùng nhau sẽ tạo cảm giác ậm ạch, khó tiêu và dễ sinh đầy hơi. Vì vậy, bạn không nên vừa ăn thịt chó vừa uống nước chè.
Kiêng thịt dê: Thịt chó tính cam ôn, dê tính đại nhiệt, khi hai thứ gặp nhau sẽ sinh ra chứng tích thực, thức ăn khó tiêu, sẽ tích nhiệt, sinh ra chứng tả lỵ. Về cách chữa, bạn có thể đem cả hai loại thịt này đốt cháy thành than, sau đó uống sẽ khỏi.
Kiêng tỏi và lòng trâu: Nếu ăn cùng thịt chó với tỏi và lòng trâu, bạn có thể bị đau bụng, đi tả do tỏi đại tân, đại nhiệt, lòng trâu cam hàn, cả hai đều tương phản với thịt chó. Tuy nhiên, nếu đã trót ăn và bị bệnh, bạn có thể uống nước đậu đen để khắc phục.
Thịt chó còn kiêng ăn với thịt gà. Thịt gà tính cam ôn, thịt chó, gan chó cũng cam ôn đại nhiệt, ăn cùng sẽ tích nhiệt sinh ra đi kiết. Cách chữa như sau: dùng nước cam thảo uống.
Kiêng cá chép: Cá chép tính vị cam có tác dụng hạ thủy khí. Còn thịt chó tính cam ôn có công năng sinh thủy khí và thấp nhiệt. Nếu ăn lẫn dễ sinh chứng hàn, nhiệt và kiết lỵ.
Thịt chó không phải là món ăn thích hợp đối với một số người, thậm chí gây hại đến tính mạng. Ví dụ như, với thai phụ, nếu ăn thịt chó, có thể khiến axit uric tăng lên dẫn đến nguy cơ cao về sản giật và tiền sản giật. Đối với người cao huyết áp, người bị bệnh đái tháo đường, người hay bị mẩn ngứa, mụn nhọt cũng nên hạn chế món này.
Châu Anh (th)