Thợ Làm Tóc Hay Nhà Tạo Mẫu Tóc Tiếng Anh Là Gì, Thợ Làm Tóc Hay Nhà Tạo Mẫu

Trong tiếng Anh, có nhiều từ khác nhau để chỉ một người thợ làm tóc. Trong đó, Hairdresser là từ thông dụng nhất chỉ người làm nghề tóc. Họ được học hành bài bản và có bằng cấp, chứng chỉ hành nghề trong lĩnh vực tạo mẫu thời trang tóc và làm việc trong các salon làm đẹp.

Baber – từ chỉ người chuyên cắt, cạo, nhấn mạnh yếu tố cạo (râu, tóc), chủ yếu chỉ dành cho người thợ nam, chuyên làm trong các cửa tiệm tóc phục vụ các đấng mày râu (baber shop). Những người này cũng phải có bằng cấp nhất định. Cao cấp và hiện đại hơn, có từ hairstylish – chỉ người thợ làm tóc (hairdresser) nhưng đạt đến đẳng cấp cao, có thể biểu diễn trên sân khấu và đưa ra các xu hướng mới trong thời trang – được gọi với danh từ chung là “nhà tạo mẫu tóc”.

Bạn đang xem: Nhà tạo mẫu tóc tiếng anh là gì

Thực tế ngày nay, trong giới làm tóc nói chung hầu như không còn ai sử dụng từ hairdresser – thợ làm tóc để ám chỉ một người làm chủ một tiệm tóc lớn, xuất thân và đi lên từ người thợ nữa.

Xem thêm: Bẻ Khóa Cách Đọc Âm Th Trong Tiếng Anh Dễ Và Chính Xác, Mẹo Phát Âm Th Trong Tiếng Anh

Và dường như không cần phân biệt đẳng cấp, các chủ tiệm tóc – những người thợ làm tóc có đẳng cấp khác nhau, dù trình độ cao hay thấp, cũng đều muốn được công nhận (và tự nhận) mình là hairstylish – nhà tạo mẫu tóc.

Và dường như không cần phân biệt đẳng cấp, các chủ tiệm tóc – những người thợ làm tóc có đẳng cấp khác nhau, dù trình độ cao hay thấp, cũng đều muốn được công nhận (và tự nhận) mình là hairstylish – nhà tạo mẫu tóc.

*

Các hairdresser phải nắm vững các kỹ năng làm tóc

Trong khi đó, chủ tiệm cũng có 2 dạng: Dạng kinh doanh trong ngành phân phối hóa mỹ phẩm, phụ liệu tóc và dạng những người thợ làm tóc, hoặc học nghề tóc ra mở tiệm, thì ở cả 2 dạng này, với đặc trưng là “chủ”, một số người ít khi trực tiếp động tay chân nên đôi khi thực hành nghề không bằng thợ chính, nhưng vẫn kiếm tiền “bộn”. Trong khía cạnh đó, chủ là người kinh doanh hơn là người làm nghề. Tất nhiên, cũng có những giới chủ đích thực là người làm nghề, suốt ngày luôn chân luôn tay chăm sóc, phục vụ khách hàng quen, thân thiết, có “order”. Và nhờ những người chủ là người thực sự làm nghề và biết khuếch trương của mình bằng tay nghề, nên ở những salon như vậy rất hiếm khi có cảnh dàn thợ ngồi chơi xơi nước, ngáp dài vì vắng khách.

Chủ + làm nghề = Hairstylish?

Ở Việt Nam, nghề tóc còn có một đặc trưng là mạnh ai người đó hành nghề, không có bất kỳ một “rào cản”, bộ lọc, hay một tiêu chí, yêu cầu cụ thể nào bắt buộc người làm nghề tóc phải đáp ứng đủ. Nói cách khác là với người làm nghề tóc, chỉ có một tiêu chuẩn duy nhất là họ có đáp ứng được khách hàng hay không. Khảo sát tại nhiều salon tóc lớn và các tiệm tóc nhỏ của Tóc Đẹp đều cho thấy, người làm nghề muốn mở tiệm phục vụ dịch vụ tóc, chỉ cần đăng ký kinh doanh. Lớn thì đăng ký ở Sở Kế hoạch Đầu tư như một doanh nghiệp, vừa vừa thì đăng ký kinh doanh ở Quận, Phường, bé hạt tiêu thì mở ra tự phát, nếu có cửa hàng, quầy họ thì thế nào phường, xã cũng tự khắc cử người phụ trách mảng thuế phường, xã đến kiểm tra và thu thuế định suất, nếu bé nữa như các tiệm tóc rong ở vỉa hè, lề phố thì thậm chí chỉ cần biết… chừng đội bảo vệ trật tự an ninh phố, phường…

*

Hairstylist – Những nhà tạo mẫu tóc có khả năng trình diễn trên sân khấu và đưa ra các xu hướng tóc mới

Rate this post

Viết một bình luận