Thói quen của học sinh là gì? | Tings

Học sinh là những thế hệ chủ nhân tương lai của đất nước, là những người sẽ tiếp nối truyền thống ông cha xây dựng và phát triển đất nước ngày một giàu mạnh hơn. Chính vì vậy, việc giáo dục và đào tạo học sinh là nhiệm vụ được đặt lên hàng đầu. Và bước đầu tiên trong suốt một quá trình đào tạo đó chính là tạo cho học sinh những thói quen tốt ngay từ ban đầu. Vậy thói quen của học sinh là gì? Cần giáo dục cho học sinh những thói quen gì? Luôn là câu hỏi làm cho nhiều người băn khoăn suy nghĩ.

Thói quen của học sinh là gì?

Để giải đáp cho câu hỏi “Thói quen của học sinh là gì?” trước tiên chúng ta cần phải xác định đâu là những thói quen mà học sinh cần  được rèn luyện  ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường. Một số thói quen có thể kể đến như:

  • Thói quen ngăn nắp va biết sắp xếp: Việc sắp xếp ngăn nắp sách vở hay những dụng cụ học tập của mình là thói quen đầu tiên mà mỗi học sinh đều cần phải học. Khi được rèn luyện thói quen này, các em sẽ có thể tự sắp xếp tập sách mà mình học theo thời khóa biểu mỗi ngày mà không cần sự giúp đỡ của cha mẹ. Điều này giúp trẻ sớm hình thành ý thức về sự tự lập hơn là phải phụ thuộc vào người khác.
  • Rèn luyện tính kiên trì: Kiên trì là một thói quen không chỉ cần có ở riêng học sinh. Khi được rèn luyện thói quen kiên trì, học sinh sẽ rất thành công trong tất cả mọi lĩnh vực của cuộc sống kể cả học tập.
  • Thói quen trình bày sự việc: đây không chỉ là một kĩ năng mà nó còn là một thói quen giúp phát triển tư duy của học sinh. Khi được hỏi về một câu chuyện hay sự việc nào đó, việc của học sinh là kể hay thuật lại sao cho người hỏi có thể hiểu được vấn đề mà mình muốn nói. Và thói quen trình bày sẽ thúc đẩy tư duy suy nghĩ và tóm tắt lại vấn đề sao cho logic và hợp lí nhất.
  • Thói quen lễ phép và biết tôn trọng kỉ luật: Trong một môi trường giáo dục, học sinh phải tuân thủ với các nội quy, nề nếp được đặt ra. Việc phải làm quen với môi trường, hoàn cảnh nghiêm khắc này cần có một khoảng thời gian thì mới có thể định hình được. Ngoài ra, việc biết lễ phép và tôn trọng người khác cũng là một thói quen không thể thiếu được ở mỗi học sinh.
  • Thói quen tập trung trong mọi công việc: Ở lứa tuổi học sinh, việc ham chơi là điều không thể tránh khỏi. Vì vậy, thói quen này giúp học sinh chú ý và tập trung hơn trong việc mình đang làm. Nó giáo dục cho học sinh ý thức được việc gì mình đang cần tập trung để hoàn thành còn việc gì mình cần phải để sau. Ví dụ trong học tập, sự tập trung sẽ mang lại hiệu quả học tập cao hơn.

Tất cả những thói quen trên đây không chỉ giúp các bạn học tốt hơn mà còn giúp các bạn có thể thăng tiến trên con đường sau này của mình. Chính vì vậy, nhà trường nên đẩy mạnh việc rèn luyện các thói quen trên cho học sinh nhằm rèn luyện cho các em trở thành một đứa con ngoan của gia đình, một học sinh ngoan của nhà trường, một công dân tốt của đất nước.

Học sinh có những điểm chung nào

Đa số học sinh trên toàn thế giới đều luôn có những điểm chung mà ai cũng có thể nhận ra được. Và đó cũng chính là những tật xấu khó bỏ của học sinh làm cho thầy cô luôn cảm thấy khó chịu trong giờ dạy của mình. Những điểm chung đó là:

  • Nói chuyện riêng trong giờ học: Đây là thói quen khó bỏ của học sinh mà học sinh nào cũng có dù ở đâu hay ở độ tuổi nào. Chỉ với một mẩu chuyện nhỏ, các bạn có thể “tám” với nhau hàng giờ. Và thói quen này nếu diễn ra trong giờ học sẽ làm giáo viên cảm thấy khó chịu và đồng thời các bạn cũng bỏ qua và không tiếp thu được bài giảng của giáo viên.
  • Ăn vụng trong lớp: Ăn vụng trong lớp là cách ăn khổ sở nhất nhưng bất cứ học sinh nào cũng muốn thử. Thói quen khó bỏ này bắt nguồn từ suy nghĩ và cảm giác của việc ăn lén lút trong giờ học. Khi ăn lén lút, dường như các bạn lại cảm thấy ngon hơn cả lúc ăn bình thường. Thế nên, những thức ăn cứ như “một căn bệnh” được truyền từ bàn này sang bàn khác mặc dù biết rõ hậu quả là giáo viên sẽ trách phạt nếu bắt gặp.
  • Ngủ gật trong lớp: ngủ gật trong lớp dường như là một hình ảnh không còn quá xa lạ với bất kì ai. Chỉ với một tay chống cằm hay một cái gục đầu trên bàn là các bạn đã có thể đánh một giấc ngon lành. Đây là một thói quen khó bỏ của học sinh. Nguyên nhân dẫn đến việc ngủ gật có thể từ viêc thức khuya hay bài giảng quá chán. Tuy nhiên, thói quen này cần được thay đổi vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình tiếp thu bài giảng của học sinh trên lớp.

Với những thói quen tốt và xấu của học sinh đã được chia sẻ trên đây, chắc hẳn phần nào đã có thể giúp các bạn giải quyết được câu hỏi “Thói quen của học sinh là gì” rồi phải không nào. Hy vọng những chia sẻ này sẽ có thể giúp ích được cho bạn trong quá trình giáo dục con cái và những học sinh của mình.

Rate this post

Viết một bình luận