Thói quen thức khuya có bị lùn không?
Chủ Nhật ngày 13/02/2022
Nhiều người thắc mắc rằng thói quen thức khuya có bị lùn không? Câu trả lời chính là thói quen xấu này tác động không ít đến sự phát triển toàn diện của bạn, đồng thời còn gây ra nhiều tác hại đến sức khỏe.
Bạn và đứa bạn thân đã hẹn cùng nhau lớn lên, nhưng bạn đã thất hứa vì chỉ lớn được một nửa đã dừng lại, trong khi nó vẫn phát triển về chiều cao. Bạn nghĩ rằng nguyên nhân xuất phát từ di truyền. Tuy nhiên, thực tế yếu tố di truyền chỉ quyết định hơn 20% chiều cao của bạn, gần 80% còn lại do chế độ ăn uống, sinh hoạt và tập luyện. Trong đó, thói quen thức khuya chính là một “vật cản” cho sự phát triển về chiều cao. Ở bài viết này chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu liệu rằng thức khuya có bị lùn không nhé!
Liệu rằng thói quen thức khuya có bị lùn không?
Việc thức khuya không phải khiến bạn giảm đi chiều cao hiện tại, mà nó sẽ hạn chế sự tăng trưởng chiều cao của bạn trong tương lai. Vậy thói quen thức khuya có bị lùn không? Nói một cách dễ hiểu hơn, thức khuya sẽ khiến sự phát triển chiều cao dừng lại hoặc chậm hơn bình thường. Chiều cao thực tế của bạn sẽ thấp hơn so với chiều cao đúng độ tuổi.
Vì sao việc thức khuya lại cản trở phát triển chiều cao? Theo như các chuyên gia y tế, cơ thể chúng ta sẽ sản sinh ra Hormone tăng trưởng khi ngủ. Hormone tăng trưởng này sẽ giúp bạn phát triển về chiều cao, làm săn chắc cơ bắp, giúp vết thương mau lành da.
Thức khuya sẽ khiến Hormone tăng trưởng sản sinh ít đi, hạn chế sự tăng trưởng chiều cao trong tương lai.
Thức khuya sẽ khiến Hormone tăng trưởng sản sinh ít đi, hạn chế sự tăng trưởng chiều cao trong tương lai.
Thời điểm để hormone tăng trưởng được sản sinh nhiều nhất là vào khung giờ từ 22 giờ đến 24 giờ đêm. Khoảng thời gian này chúng ta cần phải bước vào chế độ ngủ sâu thì mới sản sinh ra Hormone tăng trưởng nhiều nhất có thể. Để ngủ sâu trong khung giờ này, chắc chắn bạn phải bắt đầu lên giường ngủ vào khoảng thời gian từ 21 giờ đến 22 giờ.
Chiều cao của chúng ta sẽ phát triển mạnh nhất từ 8 tuổi đến 13 tuổi ở nữ và từ 10 tuổi đến 15 tuổi ở nam. Sau độ tuổi này, cơ thể vẫn sẽ cao lên nhưng sẽ chậm dần đi đến khi trưởng thành. Bạn vẫn có thể tranh thủ tăng thêm “một chút” khi từ bỏ thói quen thức khuya.
Một số yếu tố khác ảnh hưởng đến chiều cao
Bên cạnh việc thức khuya sẽ hạn chế sự tăng trưởng chiều cao, một số thói quen xấu khác cũng khiến bạn dễ trở thành “nấm lùn”:
Khẩu phần ăn thiếu dinh dưỡng
Độ tuổi dậy thì là thời gian tăng trưởng mạnh mẽ nhất về thể chất, cân nặng và chiều cao. Khẩu phần ăn hàng ngày sẽ quyết định hơn 30% sự tăng trưởng về chiều cao của bạn ở thời gian này. Vì thế, để chiều cao phát triển tối đa và không bị cản trở, bạn nên xây dựng chế độ ăn đầy đủ dinh dưỡng. Việc bạn bỏ bữa hoặc ăn kiêng ở độ tuổi dậy thì ít nhiều sẽ khiến chiều cao của bạn không đạt mức như mong muốn.
Ngoài thức khuya bị lùn, ăn uống thiếu dinh dưỡng trong độ tuổi dậy thì cũng là nguyên nhân khiến chiều cao không được phát triển đầy đủ.
Ngoài thức khuya bị lùn, ăn uống thiếu dinh dưỡng trong độ tuổi dậy thì cũng là nguyên nhân khiến chiều cao không được phát triển đầy đủ.
Không tập luyện thể thao
Môn thể thao nào cũng sẽ giúp bạn kích thích sự tăng trưởng của chiều cao. Vì thế, nếu bạn không chơi bất kỳ một môn thể thao này thì quả là thiệt thòi. Khi vận động, các cơ quan sẽ được hoạt động tốt, thúc đẩy quá trình trao đổi chất, giúp bạn hấp thụ chất dinh dưỡng tốt hơn. Đồng thời, khi chơi thể thao, các cơ sẽ được kéo giãn, chiều cao sẽ được cải thiện. Điều này cũng lý giải vì sao các vận động viên thể thao phần lớn đều có chiều cao lý tưởng.
Ăn nhiều thực phẩm dầu mỡ, chất béo
Có thể bạn không biết rằng, các thực phẩm nhiều dầu mỡ khiến cơ thể hấp thụ canxi kém. Từ đó, canxi không được bổ sung đủ cho cơ thể, khiến chiều cao phát triển chậm hơn bình thường.
Các thức ăn chiên xào, giàu chất béo còn làm bạn dễ tăng cân không kiểm soát, dễ béo phì, gặp các vấn đề về tim mạch. Vì vậy, để đảm bảo sức khỏe và phát triển chiều cao tốt, bạn nên hạn chế thực phẩm dầu mỡ, thay vào đó hãy chọn các thực phẩm giàu chất xơ, vitamin, khoáng chất,…
Các biện pháp kích thích cơ thể sản sinh hormone tăng trưởng
Phương pháp đầu tiên và dễ thực hiện nhất giúp kích thích cơ thể sản sinh nhiều hormone tăng trưởng chính là ngủ sớm. Như đã nói ở trên, thói quen thức khuya sẽ làm bạn bị lùn. Vì vậy, muốn cao hơn thì bắt buộc phải tập từ bỏ thói quen xấu này càng sớm càng tốt. Bên cạnh đó, bạn có thể chọn các môn thể thao như bóng rổ, bơi lội, các bài tập squat,… Những bộ môn này sẽ giúp quá trình tăng trưởng chiều cao đạt hiệu quả hơn.
Ngủ sớm và đúng giờ giúp cơ thể sản sinh Hormone tăng trưởng nhiều, kích thích phát triển chiều cao.
Ngủ sớm và đúng giờ giúp cơ thể sản sinh Hormone tăng trưởng nhiều, kích thích phát triển chiều cao.
Ngoài ra, để tránh thức khuya và dễ ngủ hơn, bạn cũng có thể áp dụng một số cách thúc đẩy cơ thể sản sinh melatonin giúp bạn dễ ngủ như tắm nước ấm, đọc sách trước khi ngủ, xông hơi phòng ngủ bằng tinh dầu, tắt đèn phòng ngủ,…
Qua các thông tin hữu ích được cung cấp trong bài hy vọng rằng sẽ giúp bạn giải đáp được thắc mắc “Thức khuya có bị lùn không?”. Tuy rằng thức khuya sẽ ảnh hưởng đến sự tăng trưởng chiều cao, nhưng thói quen xấu này không hề khó bỏ khi bạn có sự quyết tâm và kiên trì. Thức khuya còn tăng nguy cơ mắc nhiều bệnh lý nguy hiểm như ung thư gan, ung thư phổi, xơ vữa động mạch, đột quỵ,… Vì vậy, bạn nên “yêu bản thân” hơn bằng cách tập từ bỏ việc thức khuya.
Bảo Vân
Nguồn: Tổng Hợp
Lưu ý:
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.