Thủ Tục Mở Quán Nhậu Kinh Doanh: Cần Chuẩn Bị Những Gì

Nhiều người thường hay thắc mắc rằng mở quán nhậu có cần giấy phép kinh doanh hay thủ tục mở quán nhậu cần chuẩn bị những gì? Hôm nay, chuyên mục học mở quán kinh doanh sẽ hướng dẫn bạn thủ tục mở quán nhậu bình dân như thế nào.

Thủ tục mở quán nhậu cần nhiều bước, trong đó không thể thiếu khâu đăng kí hộ kinh doanh, đăng kí thuế và chuẩn bị một số loại giấy tờ cần thiết khác.

Để hợp thức hóa quán ăn và được nhận những quyền lợi nhất định, bạn cần phải tìm hoàn tất thủ tục mở quán nhậu kinh doanh. Những thủ tục để mở quán nhậu này tuy không quá phức tạp nhưng cần phải tìm hiểu thật kĩ càng. Vậy, thủ tục mở quán bán đồ nhậu gồm có những gì? Dưới đây là bài viết bạn nên tham khảo để tiến trình kinh doanh mở quán nhậu thuận lợi và suôn sẻ hơn.

Thủ tục mở quán nhậu

Mở quán nhậu cần chuẩn bị những thủ tục gì?

Đăng ký kinh doanh

Trước khi đăng kí, bạn cần xác định cụ thể mô hình kinh doanh nào phù hợp với mình nhất. Chẳng hạn, quy mô quán nhậu vỉa hè hay quán nhậu bình dân vừa và nhỏ thường ứng với loại hình hộ kinh doanh, quy mô nhỏ đến rất nhỏ được xếp vào loại cá nhân kinh doanh. Ngay sau những bước hoàn thiện về cơ sở vật chất, mua sắm nguyên vật liệu và thuê nhân viên (nếu có), bạn cần phải tiến hành đăng kí kinh doanh ngay ở bước tiếp theo.

thủ tục mở quán nhậu

Các bước đăng ký gồm:

  • Điền vào Đơn đăng kí kinh doanh và gửi đến cơ quan có liên quan tại địa phương (cấp huyện, cấp Quận) với đầy đủ các thông tin gồm: địa điểm mở quán, nghành nghề, số vốn bỏ ra, số chứng minh nhân dân và chữ kí của cá nhân đứng ra thành lập.
  • Sau 5 ngày kể từ khi nhận được Đơn, cơ quan chức năng có liên quan sẽ đề nghị chỉnh sửa, bổ sung (nếu có sai sót) và sẽ cấp Giấy biên nhận cùng giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh khi đã đầy đủ yêu cầu hợp lệ.

Lưu ý: Nếu sau 5 ngày làm việc kể từ ngày bạn nộp hồ sơ đăng ký kinh doanh mà vẫn không nhận được giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hộ cá thể hoặc bất kỳ thông báo nào về việc cần bổ sung hay sửa đổi giấy tờ, bạn có quyền khiếu nại theo đúng quy định của pháp luật và nhà nước.

Đây được xem là bước quan trọng hàng đầu trong quá trình làm thủ tục mở quán nhậu. Người kinh doanh cần phải chủ động thực hiện bởi khi có kiểm tra đột xuất, nếu bạn không xuất trình được giấy phép, có thể bị liệt vào danh sách hộ kinh doanh trái phép.

Đăng ký thuế

Ở đa số các địa phương, cán bộ thuế sẽ đến tận nhà để hỗ trợ chúng ta làm thủ tục đăng kí thuế. Tất cả những gì bạn cần chuẩn bị gồm có: Bản sao Giấy phép kinh doanh và bản sao chứng minh nhân dân của người chủ có công chứng của địa phương.

Thông thường, loại thuế mà hộ kinh doanh phải nộp là thuế môn bài với mức thu phụ thuộc vào số lượng vốn đầu tư và thu nhập trung bình hàng tháng. Sau khi đã kê khai đầy đủ các khoản, bạn có nghĩa vụ phải đóng thuế hàng tháng hoặc hàng năm, tùy vào loại thuế.

Có thể bạn quan tâm: Mở quán nhậu cần chuẩn bị những gì?

Một số giấy tờ cần thiết khác

Kinh doanh quán ăn nói chung và quán nhậu nói riêng thì chất lượng và sự an toàn từ nguồn nguyên liệu là yếu tố quan trọng quyết định sự “sống còn”, thành – bại của quán. Vì thế, ngoài các thủ tục pháp lý như giấy phép kinh doanh, thuế, bạn cần phải thủ sẵn trong tay một số loại giấy tờ cần thiết khác như:

  • Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm.
  • Giấy phép hoạt động, đăng kí thuế.
  • Giấy phép kinh doanh bia, rượu nếu có bán những mặt hàng bia, rượu.
  • Giấy thuốc lá nếu có bán những mặt hàng thuốc lá.

Quy trình mở quán nhậu

Hoàn tất thủ tục là bước bắt buộc để hoàn thành quy trình mở quán nhậu

Giấy chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm cho quán nhậu

Để được xác nhận là cơ sở đảm bảo đủ các quy chuẩn về vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP), bạn cần nộp đơn xin phép vệ sinh an toàn thực phẩm. Các giấy tờ cần chuẩn bị bao gồm:

  • Đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận VSATTP.

  • Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (02 bản sao công chứng).

  • Bản thuyết minh về điều kiện cơ sở vật chất (bản vẽ sơ đồ mặt bằng sản xuất kinh doanh, mô tả quy trình chế biến thực phẩm).

  • Chứng nhận sức khỏe của quản lý và nhân viên trực tiếp sản xuất, kinh doanh do cơ quan y tế có thẩm quyền cấp.

  • Chứng nhận tập huấn kiến thức về an toàn vệ sinh thực phẩm của quản lý và nhân viên trực tiếp sản xuất.

  • Hồ sơ truy xuất nguồn gốc nguyên liệu, bao bì, phụ gia…

Bạn có thể đăng ký tại Sở Công Thương, Sở Y Tế hay Cục vệ sinh an toàn thực phẩm.

Kết luận về thủ tục mở quán nhậu

Ngoài các bước cơ bản như trên, người kinh doanh còn phải trải qua một số bước khác để hoàn thành thủ tục mở quán nhậu một cách chỉnh chu, đầy đủ như:

  • Đăng kí tạm trú, tạm vắng nếu có người ở lại quán.
  • Giấy chứng nhận đủ điều kiện PCCC (Phòng cháy chữa cháy)
  • Cam kết không lấn chiếm vỉa hè (tùy vào yêu cầu của từng địa phương khác nhau)…

Nếu xem các yếu tố như xây dựng, sắm sửa nguyên vật liệu, trang trí quán là phần cứng thì các thủ tục hành chính khi mở quán nhậu được xem là phần mềm bắt buộc phải có. Chỉ như vậy bạn mới có thể hoàn tất quá trình mở quán nhậu.

Việc làm các thủ tục tuy mất thời gian nhưng đó là nghĩa vụ, cũng đồng thời là quyền lợi để các cá nhân hoặc hộ kinh doanh được bảo vệ theo quy định của Nhà nước. Từ đó, công việc mở quán kinh doanh đồ nhậu sẽ được quản lý dễ dàng và trở nên suôn sẻ hơn. Hy vọng qua bài, bạn đã biết được quy trình và thủ tục để đăng ký mở quán nhậu. Bây giờ hãy cùng tham khảo bí quyết mở quán nhậu bình dân lãi khủng ngay sau đây!





Điểm: 4.69 (19 bình chọn)

{{#error}}

{{error}}

{{/error}}
{{^error}}

Cảm ơn bạn đã bình chọn!

{{/error}}

Lỗi! Xin vui lòng kiểm tra đường truyền mạng và thử lại.

Rate this post

Viết một bình luận