Phong tục cưới xin ở Việt Nam nói riêng và các nước trên thế giới đều có những điểm chung và riêng. Điếm chung là những bữa tiệc thành hôn ra mắt với bạn bè họ hàng của cô dâu chú rể, riêng là mỗi quốc gia sẽ có những tập tục và yêu cầu khác nhau trong một đám cưới.
Ở Việt Nam, với truyền thống coi trọng gia đình và sự gắn kết con người. Chuyện kết hôn ở mọi vùng miền đều được coi là một việc vô cùng trọng đại và thiêng liêng.
Với mỗi nơi, cũng sẽ có những yêu cầu riêng. Nhưng chung quy lại một đám cưới đều phải trải qua những bước cơ bản sau :
- Lễ ( dạm ngõ ) chạm mặt : Nhà trai sẽ đến thưa chuyện với nhà gái về việc muốn tổ chức đám cưới. Đây cũng là lúc nhà gái sẽ đưa ra những yêu cầu về sính lễ ( thách cưới) cho phía nhà trai.
- Lễ ăn hỏi: buổi lễ nhà trai mang sính lễ (tráp hỏi ) sang nhà gái để hỏi vợ, xin phép được đón dâu.
- Lễ đón dâu ( rước dâu): ngày nhà trai chính thức sang nhà gái làm lễ đón cô dâu về nhà chồng.
- Tiệc cưới: bữa tiệc nhà trai và nhà gái tổ chức ăn mặn để mời họ hàng, bạn bè gia đình đồng nghiệp đến chung vui.
Hôm nay, trong bài viết này dịch vụ chụp ảnh cưới Ely Wedding sẽ chia sẻ về thủ tục lễ ăn hỏi và đón dâu ở miền Bắc. Và trả lời cho việc sính lễ ( tráp cưới) tại sao lại là 5,7,9 lễ, ý nghĩa của như thế nào.
I. Thủ tục lễ ăn hỏi
1. Thủ tục lễ ăn hỏi là gì?
“Lễ ăn hỏi” hay còn có tên gọi khác là “ lễ đính hôn” – là buổi lễ để thông báo chính thức cho hai họ của cô dâu và chú rể về việc hai con người xa lạ trở thành vợ chồng trong tương lai.
➡️Tham khảo:
2. Thủ tục lễ ăn hỏi gồm những bước nào?
2.1. Mang lễ vật từ nhà trai sang nhà gái
Sau khi làm những bước cơ bản ở nhà trai, gia đình và họ hàng bên nhà trai sẽ di chuyển và mang tráp lễ sang bên nhà gái. Đi kèm là những thanh niên con trai chưa lấy vợ để bê tráp.
2.2.Tiếp khách
Vì là lễ ăn hỏi, nhà trai mang sính lễ sang nên phía nhà gái sẽ có sự chuẩn bị chu đáo hơn. Sẽ là tiệc trà bánh ngọt để tiếp đón bên nhà trai sang, và khách khứa bạn bè đại diện của cô dâu chú rể.
2.3. Nhận lễ
Khi nhà trai đến, bên nhà gái cũng sẽ có đội hình những cô gái chưa chồng, mặc tà áo dài thay mặt ra nhận sính lễ từ đội bê lễ nam của nhà trai.
Sau khi nhận, sính lễ sẽ được chuyển vào khu vực trang trọng mà nhà gái đã setup trước. Nơi mà tất cả mọi người đều nhìn thấy.
2.4. Chú rể gặp mặt cô dâu
Sau khi đặt xong sính lễ, chú rể sẽ lên phòng cô dâu và dẫn cô dâu xuống. Đầu tiên sẽ là cô dâu chú rể lên thắp hương gia tiên nhà gái, sau đó cả hai sẽ xuống khu vực có mặt gia đình họ hàng của hai bên và làm những bước lễ nghi tiếp theo.
Trước khi được chú rể lên dẫn xuống, thì cô dâu không được phép ra khỏi phòng riêng của mình. Đây là điều bắt buộc.
2.5. Cử hành lễ ăn hỏi
Nhà trai sẽ cử một đại diện đứng lên phát biểu trước toàn thể họ hàng hai bên để thông báo về việc chàng trai cô gái chính thức trở thành cô dâu chú rể, và đã được sự đồng ý từ phía nhà gái.
Nhà gái cũng sẽ có đôi lời phát biểu, về việc gả con gái cho gia đình nhà trai. Sau đó sẽ diễn ra bữa tiệc ngọt thân mật của hai gia đình.
2.6. Đáp lễ ( trả lễ )
Đây cũng là một bước bắt buộc phải có trong lễ ăn hỏi của người Việt. Tức là sau khi tổ chức lễ ăn hỏi tiệc trà xong, nhà gái sẽ “trả lại” cho nhà trai một ít : chè, cau, bánh trái..
Số lễ vật còn lại nhà gái sẽ đùng dể dâng lên ban thờ, và chia nhỏ cho họ hàng làng xóm mỗi người một ít.
3. Ý nghĩa của lễ ăn hỏi
Đây được coi là bước quan trọng không thể thiếu của tập tục cưới xin ở Việt Nam. Vì với buổi lễ ăn hỏi, nhà trai sẽ mang sính lễ ( tráp hỏi ) sang nhà gái để xin cho chàng trai chính thức trở thành “ con rể”, còn cô gái sẽ là “ người vợ tương lai” của chàng trai.
Khi nhà gái đón nhận tráp lễ, cũng có nghĩa đã chính thức công nhận việc gả con gái cho nhà trai. Cả về hai mặt âm – dương. Tuy nhiên sau khi tổ chức xong lễ ăn hỏi, cô gái vẫn sẽ ở lại nhà và chưa sang nhà chàng trai.
II. Thủ tục lễ đón dâu
1. Lễ đón dâu là gì?
Sau khi hoàn thành ngày lễ ăn hỏi, thì bước tiếp theo chính là lễ đón dâu ( rước dâu). Buổi lễ này là ngày mà nhà trai chính thức sang xin phép nhà gái để đón rước cô dâu về nhà chồng. ?Tham khảo: Mẫu bài phát biểu trong lễ rước dâu hay nhất, đủ ý cho họ nhà trai và gái
2. Lễ đón dâu gồm những bước nào?
2.1. Xin dâu
Trước khi đến giờ đẹp để đón dâu, mẹ chú rể sẽ cùng người bác hoặc chú đi cùng và mang khay trầu vào gặp bố mẹ cô dâu để làm lễ xin dâu.
Còn phía nhà gái, sau khi nhận trầu cau sẽ mang lên bàn thờ gia tiên để thắp hương.
Buổi lễ đón dâu này thường sẽ diễn ra đơn giản và nhanh chóng hơn lễ ăn hỏi. Vì đây chỉ là màn xin dâu chính thức để đón cô dâu về nhà chồng, nên hiện nay nhiều nơi đã gộp lễ ăn hỏi và xin dâu vào cùng một ngày.
2.2. Chào hỏi, tuyên bố lí do
Sau khi xin dâu xong, mọi người bên nhà trai sẽ vào nhà gái. Cũng như lễ ăn hỏi, đại diện hai bên gia đình sẽ đứng lên phát biểu và tuyên bố lí do của buổi lễ.
- Nhà trai xin phép được chính thức đón cô gái về làm dâu mới bên nhà chồng.
- Nhà gái có bài phát biểu đáp lại, đồng ý việc xin đón dâu của nhà trai.
2.3. Cô dâu ra mắt gia đình
Xong bước hai, chú rể sẽ lên đón cô dâu xuống nhà. Khác với lễ ăn hỏi là cô dâu chú rể sẽ mặc váy cưới, vest và chú rể trao bó hoa cưới cho cô dâu.
Sau khi thắp hương gia tiên nhà gái, cô dâu chú rể sẽ đi xuống chào hỏi mọi người hai bên gia đình.
2.4. Đón dâu
Đến giờ Hoàng đạo, nhà trai sẽ xin phép và cô gái chính thức lên xe đi theo chú rể về nhà chồng. Chính thức trở thành vợ, thành người con dâu trong gia đình nhà trai.
2.5. Làm lễ tại nhà trai
Vì là lễ đón dâu, nên trong ngày này nhà trai sẽ chuẩn bị chu đáo và kĩ lưỡng hơn phía nhà gái.
Khi cô dâu chú rể về nhà trai, việc đầu tiên sẽ là hai người làm lễ thắp hương gia tiên của nhà trai.
Sau đó, nhà trai sẽ bắt đầu thông báo cho quan viên họ hàng về việc thành hôn của cô dâu chú rể. Phía nhà gái cũng sẽ có người đại diện phát biểu về các thành phần gia đình có mặt trong lễ thành hôn tại nhà trai.
Đại diện nhà trai sẽ dẫn cô dâu chú rể vào phòng tân hôn. Việc làm này mang ý nghĩa muốn thông báo cho cô dâu biết hoàn cảnh gia đình của nhà trai.
Tiếp theo, cô dâu chú rể sẽ ra khu vực diễn ra lễ đón dâu, thực hiện nghi thức trao nhẫn và bố mẹ hai bên trao lễ vật kỉ niệm cho cô dâu chú rể.
III. Tráp lễ ( 5 lễ, 7 lễ, 9 lễ ) là như thế nào?
1. Quan niệm về tráp lễ ở miền Bắc
- Đây là những mâm tráp ( sính lễ ) mà nhà gái thách cưới nhà trai, hay còn gọi là lễ vật nhà trai mang sang để xin dâu cho chú rể. Và nghi lễ trao tráp này diễn ra trong ngày ăn hỏi.
- Ở miền Nam, số lượng tráp lễ sẽ là số chẵn ( 6,8,10 lễ). Còn ở miền Bắc thì ngược lại, số lễ sẽ là số lẻ : 5,7,9,11 lễ ( tùy theo điều kiện hai gia đình).
- Vậy tại sao miền Bắc lại quy định số tráp lễ là số lẻ? Lí giải cho điều này, đó là theo quan niệm người dân Bắc, số lẻ tượng trưng cho yếu tố “dương”.
- Và thêm một điểm nữa, đó là số tráp lễ sẽ là lẻ, nhưng số lượng vật phẩm trong mỗi mâm tráp lại phải là số chẵn. Điều này mang ý nghĩa là sự có đôi có cặp, có chẵn có lẻ của người Bắc.
➡️Xem thêm: Thủ tục và nghi lễ cưới hỏi truyền thống ở Miền Bắc
2. Ý nghĩa của số 5,7,9,11
Vì quan niệm số mâm lễ phải là số lẻ, và tùy theo điều kiện kinh tế của nhà trai nên các con số 5,7,9,11.. được ra đời. Cụ thể như sau :
- Lễ 5 tráp sẽ bao gồm : trầu cau, chè, mứt và hạt sen, rượu và thuốc, bánh cốm.
- Lễ 7 tráp sẽ bao gồm: trầu cau, chè, mứt hạt sen, rượu thuốc lá, bánh cốm, bánh phu thê, bánh gato.
- Lễ 9 tráp bao gồm: trầu cau, chè, mứt hạt sen, rượu thuốc lá, bánh cốm, bánh gato, bánh phu thê, lẵng hoa quả, lợn sữa quay.
Những gia đình có điều kiện thì số lượng mâm lễ sẽ tăng lên thành 11, 13.. Và những lễ vật được tăng thêm sẽ là : mâm bia nước ngọt, bánh nướng bánh dẻo, xôi gấc… để tăng sự đa dạng và phong phú hơn.
Đặc điểm chung của các mâm tráp lễ ở miền Bắc sẽ là rất đầy đặn, dựng theo hình tháp, được phủ khăn đỏ hình rồng phượng. Với ý nghĩa sự đầy đủ, may mắn thuận lợi, luôn phát triển trong cuộc sống hôn nhân của cô dâu chú rể.
➡️Xem ngay: Bê tráp là gì? Những điều cần nắm rõ khi đi bê tráp
Thông qua bài viết này, các bạn sắp trở thành cô dâu chú rể có thể hiểu hơn về phong tục và những nghi lễ cưới hỏi của Việt Nam nói chung và miền Bắc nói riêng rồi chứ? Thực sự là rất hữu ích đó!!