Việc kinh doanh bể bơi là hoạt động thương mại cần đăng ký kinh doanh dưới loại hình doanh nghiệp, hợp tác xã hoặc Hộ kinh doanh. Để Doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ gia đình kinh doanh bể bơi thì phải có giấy phép kinh doanh bể bơi (hay còn gọi là giấy chứng nhận đủ diều kiện kinh doanh hoạt động thể thao). Vậy điều kiện, thủ tục để xin giấy phép kinh doanh bể bơi là như thế nào? Luật P&P xin cung cấp tới quý khách hàng các vấn đề liên quan đến thủ tục xin giấy phép kinh doanh bể bơi.
Thế nào kinh doanh hoạt động thể thao, giấy phép kinh doanh bể bơi là gì?
Theo quy định tại Luật thể dục, thể thao thì
– Kinh doanh hoạt động thể thao là việc sử dụng cơ sở vật chất, trang thiết bị thể thao để cung cấp một, một số hoặc tất cả dịch vụ hướng dẫn tập luyện, tập luyện, biểu diễn, thi đấu thể thao nhằm mục đích sinh lợi.
– Giấy phéo kinh doanh bể bơi (hay còn gọi là giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh hoạt động thể thao) là văn bản của Cơ quan nhà nước cấp cho cơ sở kinh doanh dịch vụ thể dục thể thao ghi nhận cơ sở đó đủ điều kiện để kinh doanh dịch vụ thể dục thể thao.
Tại sao khi kinh doanh bể bơi lại phải thực hiện thủ tục xin giấy phép kinh doanh bể bơi
– Theo quy định tại Luật thể dục, thể thao thì khi doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh kinh doanh bể bơi thì phải có giấy phép kinh doanh bể bơi: “Doanh nghiệp chỉ được tiến hành kinh doanh hoạt động thể thao sau khi được cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh hoạt động thể thao.”
– Cũng theo quy định tại Nghị định 46/2019/NĐ-CP khi có hoạt động kinh doanh bể bơi mà không thực hiện thủ tục xin giấy phép kinh doanh bể boi thì sẽ bị xử lý vi phạm hành chính với mức phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối. Ngoài hình thức xử phạt trên thì còn áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả là buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm.
Điều kiện để thực hiện thủ tục xin giấy phép kinh doanh bể bơi
1. Điều kiện về nhân viên chuyên môn
Nhân viên chuyên môn hướng dẫn tập luyện: Trường hợp bể bơi có đăng ký hoạt động dạy bơi thì yêu cầu cần có nhân viên chuyên môn hướng dẫn tập luyện. Yêu cầu cụ thể đối với nhân viên hướng dẫn tập luyện như sau:
– Là huấn luyện viên, hướng dẫn viên hoặc vận động viên có đẳng cấp từ cấp II trở lên;
– Có bằng cấp về chuyên ngành bơi, lặn do các trường đào tạo về thể dục thể thao cấp (từ bậc trung cấp trở lên);
– Có giấy chứng nhận chuyên môn do Liên đoàn thể thao quốc gia, Liên đoàn thể thao quốc tế tương ứng cấp;
– Có Giấy chứng nhận được đào tạo chuyên môn Sở Văn hoá Thể thao và Du lịch tỉnh thành phố trực thuộc trung ương cấp).
Nhân viên cứu hộ: Nhân viên cứu hộ bắt buộc phải có đối với các cơ sở kinh doanh dịch vụ bể bơi. Nhân viên cứu hộ phải:
– Có bằng cấp/ chứng chỉ/ giấy chứng nhận đã tham gia và hoàn thành khóa tập huấn về cứu đuối do Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh/thành phố, Liên đoàn thể thao quốc gia, Liên đoàn thể thao quốc tế tương ứng cấp;
– Phải đảm bảo có nhân viên cứu hộ thường trực khi có người tham gia tập luyện;
– Số lượng nhân viên cứu hộ phải đảm bảo tỷ lệ 200m2 bể bơi/nhân viên hoặc khi có đông người tham gia tập luyện phải đảm bảo tỷ lệ 50 người bơi/nhân viên.
Nhân viên y tế: Bơi, lặn là một trong các hoạt động thể thao có tính nguy hiểm cao. Chính vì vậy, khi kinh doanh dịch vụ này cơ sở phải đảm bảo bố trí có nhân viên y tế túc trực tường xuyên tại bể khi có người tham gia bơi lặn, tập luyện để kịp thời ứng cứu, xử lý các vấn đề xảy ra. Theo đó:
– Nhân viên y tế phải có bằng cấp về y từ trình độ trung cấp trở lên;
– Phải thường trực trong thời gian bể bơi hoạt động.
2. Điều kiện về cơ sở vật chất
– Bể bơi:
+ Kích thước: Bể bơi được xây dựng hoặc lắp đặt có kích thước không nhỏ hơn 6m x 12m hoặc có diện tích tương đương;
+ Đáy bể có độ dốc đều, không gấp khúc, chênh lệch độ sâu không quá 1m đối với bể bơi có chiều dài từ 25m trở lên hoặc không quá 0,5m đối với bể bơi có chiều dài nhỏ hơn 25m;
+ Thành bể, đáy bể có bề mặt nhẵn, mịn, dễ làm sạch.
– Bục xuất phát chỉ được lắp đặt đối với bể bơi có độ sâu không nhỏ hơn 1,35m.
– Có phòng thay đồ, khu tắm tráng và khu vệ sinh; sàn các khu vực này và xung quanh bể bơi phải phẳng, không đọng nước, không trơn trượt.
– Khu vực rửa chân được đặt tại vị trí trước khi người tập xuống bể.
– Có hệ thống âm thanh trong tình trạng hoạt động tốt.
– Hệ thống ánh sáng bảo đảm độ sáng không nhỏ hơn 300 Lux ở mọi địa điểm trên mặt nước bể bơi.
– Có dây phao được căng để phân chia các khu vực của bể bơi.
– Dụng cụ cứu hộ:
+ Sào cứu hộ được đặt trên thành bể ở các vị trí thuận lợi dễ quan sát và sử dụng, có độ dài 2,5m, sơn màu đỏ – trắng. Mỗi bể bơi phải có ít nhất 06 sào;
+ Phao cứu sinh được đặt trên thành bể ở vị trí thuận lợi khi sử dụng. Mỗi bể bơi phải có ít nhất 06 phao;
+ Ghế cứu hộ được đặt trên thành bể ở vị trí thuận lợi dễ quan sát cho nhân viên cứu hộ, có chiều cao ít nhất 1,5m so với mặt bể.
– Bảng nội quy, biển báo:
+ Bảng nội quy, biển báo được đặt ở các hướng, vị trí khác nhau, dễ đọc, dễ quan sát;
+ Bảng nội quy bao gồm các nội dung chủ yếu sau: Giờ tập luyện, biện pháp bảo đảm an toàn, quy định đối tượng không được tham gia tập luyện và các quy định khác;
+ Biển báo: Khu vực dành cho người không biết bơi (có độ sâu từ 01m trở xuống), khu vực dành cho những người biết bơi, khu vực cấm nhảy cắm đầu (có độ sâu ít hơn 1,4m).
Lưu ý:
– Mật độ tập luyện phải đảm bảo: 01 người/1m2 ở khu vực nước nông (độ sâu dưới 1m) hoặc 1 người/2m2 ở khu vực nước sâu (độ sâu từ 1m trở lên);
– Đảm bảo các quy định về thời gian hoạt động, vệ sinh, môi trường, an toàn lao động, phòng chống cháy nổ theo quy định.
Thành phần hồ sơ để thực hiện thủ tục xin giấy phép kinh doanh bể bơi
Hồ sơ đề nghị cấp phép kinh doanh bể bơi
– Đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận (theo mẫu);
– Bản tóm tắt tình hình chuẩn bị các điều kiện kinh doanh.
Ngoài ra còn có thêm các giấy tờ
– Bản sao chứng thực giấy phép đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp;
– Sổ đỏ hoặc giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất hợp pháp;
– Bản sao có giá trị pháp lý chứng chỉ chuyên môn (bằng cấp chuyên ngành thể dục thể thao phù hợp từ bậc trung cấp trở lên hoặc giấy chứng nhận chuyên môn do Liên đoàn thể thao dưới nước quốc gia, Liên đoàn thể thao quốc tế tương ứng hoặc Sở Văn hoá Thể thao và Du lịch cấp) của huấn luyện viên trong trường hợp có dạy bơi tại bể bơi;
– Bản sao có giá trị pháp lý hoặc bản photo (kèm bản chính để đối chiếu) chứng chỉ về y học thể thao của nhân viên y tế do Viện Khoa học thể dục thể thao hoặc cơ sở có chức năng đào tạo chuyên ngành y học thể thao cấp;
– Bản sao có giá trị pháp lý giấy chứng nhận đã qua lớp tập huấn cứu hộ, cứu đuối do Liên đoàn thể thao dưới nước cấp thành phố hoặc trung ương hoặc Sở Văn hoá Thể thao và Du lịch cấp của nhân viên cứu hộ, cứu đuối;
– Hợp đồng lao động của huấn luyện viên, cứu hộ, cứu đuối, bác sỹ hoặc nhân viên y tế làm việc tại bể bơi kèm bằng cấp chuyên môn, sơ yếu lý lịch, CMND bản sao chứng thực (không quá 6 tháng);
– Giấy xét nghiệm nước bể bơi của cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong đó có kết luận nước đủ tiêu chuẩn;
– Ảnh màu A4 chụp toàn cảnh bể bơi và các khu vực liên quan như phòng cất đồ, thay đồ, khu tắm tráng, khu y tế…;
– Ảnh chụp A4 các thiết bị phòng cháy chữa cháy tại khu vực bể bơi;
– Ảnh chụp A4 nội quy bể bơi.
Chủ thể và thời gian thực hiện thủ tục xin giấy phép kinh doanh bể bơi
Chủ thể: Doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh nộp một bộ hồ sơ tại Sở Văn hóa thể thao và du lịch nơi đặt trụ sở.
Thời gian thực hiện: Theo quy định của Luật Thể dục, thể thao thì thời gian để giải quyết thủ tục xin giấy phép kinh doanh bể bới là: “Trong thời hạn bảy ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan chuyên môn về thể dục, thể thao thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phải kiểm tra các điều kiện kinh doanh hoạt động thể thao của doanh nghiệp theo quy định tại và cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh hoạt động thể thao; trường hợp từ chối, phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do”.
Các nội dung trên giấy phép kinh doanh bể bơi
Theo quy định tại Nghị định 36/2019/NĐ-CP thì các nội dung được ghi trên giấy phép kinh doanh bể bơi:
– Tên và địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp;
– Họ tên người đại diện theo pháp luật;
– Địa điểm kinh doanh hoạt động thể thao;
– Danh mục hoạt động thể thao kinh doanh;
– Số, ngày, tháng, năm cấp; cơ quan cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện.
Trường hợp cấp lại, thu hồi giấy phép kinh doanh bể bơi
Các trường hợp cấp lại
– Thay đổi một trong các nội dung như tên và địa chỉ trụ sở chính, địa điểm kinh doanh hoạt động thể thao, Danh mục hoạt động thể thao kinh doanh.
– Giấy chứng nhận đủ điều kiện bị mất hoặc hư hỏng.
Hồ sơ trong trường hợp cấp lại giấy phép kinh doanh bể bơi
– Đơn đề nghị cấp lại theo Mẫu
– Giấy phép kinh doanh bể bơi đã được cấp;
– Tài liệu chứng minh sự thay đổi nội dung của giấy phép kinh doanh bể bơi.
Trường hợp bị thu hồi giấy phép kinh doanh bể bơi
– Cung cấp thông tin sai lệch trong hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện;
– Chấm dứt kinh doanh hoạt động thể thao.
Một số câu hỏi của khách hàng liên quan đến thủ tục cấp giấy phép kinh doanh bể bơi
Khách hàng hỏi: Nước trong bể bơi sẽ áp dụng tiêu chuẩn nào để đánh giá?
Luật P&P trả lời: Khi thực hiện thủ tục cấp giấy phép kinh doanh bể bơi thì nước trong bể bơi phải đáp ứng Tiêu chuẩn về nước: Nước bể bơi đáp ứng được chỉ tiêu chất lượng nước sinh hoạt theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước sinh hoạt (QCVN02:2009/BYT) ban hành kèm theo Thông tư số 05/2009/BYT ngày 17 tháng 6 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Y tế.
Khách hàng hỏi: Doanh nghiệp tôi muốn xây dựng một khách sạn, trong khuôn viên khách sạn có hồ bơi nhưng không nhằm mục đích kinh doanh thì tôi có phải đăng ký hoạt động với Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch không?
Luật P&P trả lời: Theo Điều 1 và Điều 2 Thông tư 03/2018/TT-BVHTTDL quy định về cơ sở vật chất, trang thiết bị và tập huấn nhân viên chuyên môn đối với môn bơi, lặn thì phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng được quy định như sau:
– Về phạm vi điều chỉnh: các quy định của Thông tư 03/2018/TT-BVHTTDL quy định về cơ sở vật chất, trang thiết bị và tập huấn nhân viên chuyên môn đáp ứng yêu cầu hoạt động tập luyện và thi đấu môn Bơi, Lặn.
– Về đối tượng áp dụng: Thông tư 03/2018/TT-BVHTTDL áp dụng đối với tổ chức, cá nhân tổ chức hoạt động tập luyện, thi đấu và tập huấn nhân viên chuyên môn đối với môn Bơi, Lặn tại Việt Nam.
Căn cứ theo các quy định trên đối với các tổ chức, cá nhân tổ chức hoạt động tập luyện, thi đấu và tập huấn nhân viên chuyên môn đối với môn Bơi, Lặn thì phải thực hiện các thủ tục hành chính có liên quan đối với Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch.
Như vậy, đối với trường hợp kinh doanh khách sạn có xây dựng hồ bơi để phục vụ cho nhu cầu cho khách hàng, không nhằm mục đích tổ chức hoạt động bơi, lặn thì sẽ không thuộc trường hợp phải đăng ký tại Sở văn hóa thể thao và du lịch. Tuy nhiên, khách sạn phải có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh khách sạn do Sở kế hoạch và Đầu tư cấp.
Khách hàng hỏi: Khi cấp giấy phép kinh doanh bể bơi thì cơ quan nhà nước có xuống kiểm tra hay không?
Luật P&P trả lời: Tùy vào từng quy định của mỗi sở về cơ chế kiểm tra khi cấp giấy phép kinh doanh bể bơi. Cơ quan nhà nước có thể thực hiện kiểm tra trước khi cấp giấy phép hoặc có thể kiểm tra sau khi cấp giấy phép.
Vì vậy để cấp giấy phép kinh doanh bể bơi thì phải tuân thủ các điều kiện quy định như đã nêu ở trên.
Công việc của Luật P&P
– Tư vấn các thủ tục, vấn đề pháp lý liên quan đến thủ tục xin giấy phép kinh doanh bể bơi
– Nhận tài liệu từ quý khách.
– Soạn thảo hồ sơ đầy đủ, hoàn chỉnh
– Nộp hồ sơ tại cơ quan có thẩm quyền
– Đồng hành cùng quý khách trong quá trình thẩm định hồ sơ, thẩm định thực tế tại cơ sở.
– Nhận kết quả và bàn giao bản gốc cho quý khách
Liên hệ với chúng tôi
Hotline: 0989.869.523/ 0984.356.608
Email: Lienheluattuvan@gmail.com