Hổ Siberia (Panthera tigris altaica).
Hổ (hay cọp, hùm…) là một loài động vật có vú thuộc Họ Mèo được xếp vào một trong năm loài “mèo lớn” thuộc chi Panthera, tiến hóa từ khoảng 4 triệu năm trước, được đại diện bởi Panthera blytheae – giống loài khi ấy đóng vai trò như nhánh đầu tiên của dạng động vật ăn thịt mới.
Sau loài này, các loài mèo lớn khác đã phát triển, trong số đó có Panthera palaeosinensis và Panthera zdanskyi. Cùng với chúng là báo tuyết (Panthera Uncia) và hổ (Panthera tigris).
Ngoài ra báo đốm, báo hoa mai và sư tử được cho là đã tiến hóa gần đây hơn so với những loài kể trên, mặc dù có hóa thạch một con sư tử lớn đã được xác định ở khu vực Laetoli và có niên đại khoảng 3,5 triệu năm trước.
Hóa thạch đầu tiên tìm thấy ở Trung Quốc
Hình ảnh mô tả về loài Panthera tigris trinilensis (Ảnh: Wikipedia).
Hóa thạch đầu tiên được xác định là “hổ” được tìm thấy ở miền trung Trung Quốc, trong các khu vực như Hồ Nam, Vân Nam, Hồ Bắc và Chu Khẩu Điếm. Tuy nhiên, những hóa thạch này quá rời rạc và cần nhiều nghiên cứu hơn để làm rõ tình trạng phân loại của chúng. Hóa thạch hổ “thật” đầu tiên được tìm thấy ở Java (Indonesia), trong các mỏ của Ci Saat và Trinil, khoảng 1,6 triệu năm trước.
Dạng hổ đầu tiên này được gọi là hổ Trinil (Panthera tigris trinilensis). Nó là một con hổ nguyên thủy với bộ lông tương đối lớn và không lớn hơn những con hổ Java hiện đại.
Panthera tigris trinilensis, được gọi là hổ Trinil, một phân loài hổ đã tuyệt chủng có niên đại khoảng 1,2 triệu năm trước được tìm thấy tại địa phương Trinil, Java, Indonesia. Phần còn lại của hóa thạch hiện được lưu trữ trong Bộ sưu tập Dubois của Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Quốc gia ở Leiden, Hà Lan.
Những phân loài hổ đầu tiên
Hổ Wanhsien (Panthera tigris acutidens) là một phân loài hổ đã tuyệt chủng, được mô tả khoa học vào năm 1928 dựa trên các hóa thạch được khai quật gần Wanhsien ở tỉnh Tứ Xuyên, miền nam Trung Quốc. Otto Zdansky đặt tên cho nó là Felis acutidens (Ảnh: Dinopedia).
Vào đầu thế kỷ Pleistocen, thềm Sunda (Sumatra, Java, Bali, Borneo) được nối với đất liền bằng một cây cầu đất và là con đường để hổ Trinil tiến vào lục địa châu Á, thay thế cho hình thái nguyên thủy của Trung Quốc. Đây là làn sóng đầu tiên của quá trình tiến hóa ở hổ.
Vào giữa thế kỷ Pleistocen, sau khi hổ Trinil tiến vào đại lục đã tiến hóa thành một dạng mới được gọi là hổ Wanhsien (Panthera tigris acutidens). Phân loài hổ này sống đến cuối kỷ Pleistocen muộn và có kích thước đa dạng từ hổ Sunda kích thước nhỏ đến hổ Amur-Bengal với thân hình lớn hơn.
Trong khi đó, quần thể Sunda tiến hóa ở một dạng mới tên là Panthera tigris oxygnatha, không khác với dạng hổ Trinil về kích thước, nhưng có hệ thống răng nhai khác với các răng ăn thịt rộng hơn.
Khi ấy, những con hổ Wanhsien đã mở rộng lãnh thổ của mình về phía bắc của Eurasia, đến khu vực được gọi là Beringia và lên đến Alaska. Dạng hổ khác này có cùng kích thước với hổ Amur-Bengal hiện đại và cùng tồn tại với sư tử hang động (Pantheraspelaeaspelaea).
Tuy nhiên, vì hổ bị trói buộc trong các khu vực rừng, chúng không thể tự thích nghi với những bãi biển của Beringia và quần thể này không thịnh vượng như các loài ở phía Nam.
Hổ Ngandong xuất hiện
Hổ Ngandong (Panthera tigris soloensis) là một phân loài đã tuyệt chủng của loài hổ hiện đại. Nó sinh sống ở vùng Sundaland của Indonesia trong kỷ nguyên Pleistocen (Ảnh: Wikipedia).
Vào cuối thế kỷ Pleistocen khoảng 100.000 năm trước, cây cầu đất vẫn nối Sunda với đất liền, và những con hổ Wanhsien lớn mới bắt đầu mở rộng môi trường sống và gây ra một làn sóng mới xâm chiếm Sunda và thay thế những con hổ Sunda ban đầu.
Tình hình mới này đã gây ra một sự thay đổi mới trong hệ sinh thái Sunda và với mật độ con mồi lớn vào thời điểm đó, có thể so sánh với những khu vực “giàu có” con mồi nhất của Ấn Độ, đã thúc đẩy sự phát triển của một dạng mới gọi là hổ Ngandong (Panthera tigris soloensis).
Phân loài mới này là loài hổ lớn nhất được biết đến trong hồ sơ hóa thạch và có lẽ là thành viên Panthera lớn nhất từng được biết đến. Loài hổ khổng lồ này có cùng tỷ lệ so với những con hổ lớn ở đại lục nhưng hộp sọ của nó có những đặc điểm mới, cùng cặp răng trên, dưới dài, không phải răng nanh mà là 2 hàng răng trong, đỉnh xương hàm nhỏ hơn và gáy hẹp.
Đó là lần đầu tiên những đặc điểm của hổ Java-Bali hiện đại được tìm thấy trong hồ sơ hóa thạch. Dựa trên điều này, không rõ liệu những con hổ đại lục có thay thế hoàn toàn loài Sunda cũ hay chỉ trộn lẫn với nó.
Hổ Java-Bali xuất hiện
Hổ Java-Bali với chứng bệnh lùn thể sinh (Ảnh: Wikipedia).
Vào khoảng 70-80 nghìn năm trước, một trận đại hồng thủy do vụ siêu phun trào Toba đã phá hủy toàn bộ phần phía bắc và trung tâm của Sumatra, ảnh hưởng đến khí hậu của toàn châu Á, tạo ra một loạt các cuộc tuyệt chủng và tắc nghẽn di truyền giữa các loài sống sót.
Hổ cũng không khác gì gần như tuyệt chủng sau sự kiện này. Tuy nhiên, mèo lớn là loài rất kiên cường và phục hồi rất tốt sau thảm kịch thiên nhiên này. Một quần thể nhỏ hổ Sunda sống ở phần phía đông của thềm Sunda đã hồi phục và bắt đầu lan sang khu vực phía tây. Những con hổ này là những con hổ Java-Bali hiện đại đầu tiên, chúng vẫn giữ các đặc điểm về sọ của hổ Ngandong nhưng bắt đầu bị chứng bệnh lùn thể sinh.
Hổ Caspi, hổ Ấn Độ xuất hiện
Trong khi đó, toàn bộ quần thể hổ ở đại lục đã giảm xuống còn một vùng nhỏ ở khu vực nam Trung Quốc-bắc Đông Dương. Theo các nghiên cứu di truyền, quần thể nhỏ này là nguồn gốc của toàn bộ quần thể hổ lục địa hiện đại, với hổ Hoa Nam (Panthera tigris amoyensis) là dạng lâu đời và nguyên thủy nhất.
Sau đó, hổ bắt đầu mở rộng lãnh thổ về phía bắc Trung Quốc và khu vực Đông Dương. Hổ xâm lược từ trung tâm châu Á đến tận vùng Caspi thông qua Con đường Tơ lụa nổi tiếng và tạo ra loài mới ở phía tây được gọi là hổ Caspi.
Hổ Hoa Nam (Panthera tigris amoyensis) còn gọi là hổ Hạ Môn, hay Hoa Nam là một phân loài hổ sống ở miền Nam Trung Quốc, phân bố ở các tỉnh Phúc Kiến, Quảng Đông, Hồ Nam và Giang Tây. Đây là nòi hổ đang nằm trong tình trạng nguy hiểm nhất, được liệt kê là loài cực kỳ nguy cấp trong Sách đỏ IUCN từ năm 1996, và gần như đã tuyệt chủng trong tự nhiên (Ảnh: Wikipedia).
Tuy nhiên, cùng một quần thể này đã bắt đầu mở rộng lãnh thổ theo các con sông ở Bắc Trung Á đến Hồ Baikal và toàn bộ vùng Viễn Đông của Nga. Quần thể hổ lớn này đã tồn tại cùng nhau đến 200 năm, khi các hoạt động của con người hiện đại tách chúng ra và dân số của khu vực Amur bị cô lập với khu vực Đông Á, chỉ có quần thể Amur sống sót đến thế kỷ 20.
Diện tích của Ấn Độ quá khô hạn trong suốt thời gian qua, nhưng khoảng 12.000 năm trước, vào cuối kỷ băng hà cuối cùng và đầu kỷ Holocen, con hổ lần đầu tiên tiến vào tiểu lục địa Ấn Độ và nhanh chóng chinh phục toàn bộ khu vực, bất chấp sự hiện diện của sư tử châu Á (Panthera leo persica) và con người (Homo sapiens).
Trên thực tế, ở Ấn Độ, loài hổ đã phát triển thành hình dạng tuyệt vời nhất của nó, thích nghi từ các khu vực phía bắc của dãy Himalaya đến các đầm lầy của Sundarbans và khu rừng lớn của vùng Karnataka. Những con hổ Ấn Độ đã phát triển một loạt các cách thích nghi khác nhau và điều đó khiến cho những người thợ săn và các nhà tự nhiên học cho rằng đó là các phân loài khác nhau.
Tuy nhiên, chỉ khác ở chỗ là sự thích nghi với khí hậu và các nghiên cứu di truyền mới cho thấy rằng tất cả hổ Ấn Độ-Nepal-Bhutan-Sundarbans đều thuộc cùng một phân loài (Panthera tigris tigris).
Hổ Sumatra xuất hiện
Hổ Sumantra hiện đại (Ảnh: Getty).
Vào thời kỳ cầu đất vẫn còn tồn tại (cách đây 20-50.000 năm), những con hổ đại lục bắt đầu di chuyển về phía nam và những con hổ Sunda đi về phía tây bắc. Cuối cùng, chúng tiến vào khu vực được gọi là Sumatra. Tại đây, một điều gì đó đặc biệt đã xảy ra, hai phân loài trộn lẫn và tạo ra nguồn gốc cho loài hổ Sumatra hiện đại.
Loài hổ mới này thể hiện các đặc điểm của cả hai giống nhưng cũng phát triển các đặc điểm riêng của nó. Các nghiên cứu về di truyền và sinh vật học gần đây cho thấy rằng thực tế đây là một loài khác.
Vào 10.000 năm trước, đã ở trong thời hiện đại, hổ đã lan rộng ở những nơi mà chúng ta đã biết, từ vùng viễn đông của Nga đến bán đảo Malayan, từ đảo Caspi đến các đảo Amoy ở Trung Quốc, và từ thung lũng Pakistan của Indus xuyên qua phía nam của Đông Á và các đảo Sunda của Sumatra, Java, Bali và Borneo (quần thể cuối cùng này đã tuyệt chủng trước thời điểm lịch sử).