Trong đời sống hoang dã ngoài trời, thức ăn của chim Sơn Cá là các giống côn trùng nhỏ, như trùng, dế, dán, cáo cao và nhiều loại sâu bọ nhỏ khác. Chúng tìm mồi ở nơi trống hoa màu, ruộng lúa, nơi đồng hoang, tránh lau sậy, và các rừng chổi với nhiều loại cây lúp xúp… Vì vậy, nhà nông đánh giá giống chim nầy là loại chim có ích, nên không ai săn bắt. Hơn nữa, dù có săn bắt cũng chỉ để nuôi nghe hót, chứ với thân hình chim nhỏ nhoi như chim sẻ nầy thì thử hỏi được bao nhiêu tí thịt?
Thế nhưng, bắt về nuôi nhốt trong lông thì chim được ăn loại thức ăn do chủ nuôi chế biến ra. Có nơi thì cho ăn tấm rang trộn trứng, có nơi là cho ăn hột kê (ruột kê) trộn trứng. Ngoài ra còn có cào cào, sâu tươi với thức ăn mới mẽ này. Sơn Ca rất tỏ ra hợp khẩu vị nên chóng mập do có độ dinh dưỡng cao.
Kinh nghiệm cho thấy dù ăn tấm sạo trộn trứng hoặc ruột kê trộn trứng, mức dinh dưỡng cùng không có gì khác biệt lớn lắm. Tuy nhiên, nếu lâu ngày mà thiếu món cào cào hoặc sâu tươi thì sức khỏe của chim sẽ suy giảm ngay, chim đang hót căng có thể giảm hót hoặc ngừng hót hẳn… Vì vậy, gặp mùa không có cào cào, thì phải thay thế sâu tươi hay một loại sâu bọ nào đó có sẵn ở địa phương để giúp chim có đủ chất đạm động vật, có thức ăn tươi để sống.
Số lượng cào cào, sâu tươi nếu có để cho Sơn Ca ăn hằng ngày thì tốt, nhưng nêu gặp một trở ngại nào đó như giá quá đắt, hoặc phải đi xa mới mua được thì mỗi tuần cho chim ăn vài lần cũng không sao. Nhiều nghệ nhân tập cho Sơn Ca ăn thịt bò (xắt nhỏ) cũng đem lại kết quả tốt. Nhưng điều này cần phải tập trong vài tuần đầu, sau đỏ chim mới quen mùi và ăn mãi. Với chim con thì việc tập luyện nầy quá dễ, vì nó đã ăn quen một loại thức ăn gì lần sau đó không còn… chê bai gì nữa.
Do thân mình nhỏ như con chim sẻ, nên Sơn Ca mỗi ngày tiêu thụ một lượng thức ăn quá ít, vì vậy nuôi giống chim hót này không tôn kém lắm. Nhiều người trong nhà nuôi cả chục con mà không hể nghe họ “thở than” gì trong việc tốn kém thức ăn cho bầy chim cả! Đây là con chim mang tiếng là “chim Vương Giả”, “chim Quí tộc” nhưng sự tốn kém trong nuôi dương thật ít ỏi, không đáng bao nhiêu!
Kê trộn trứng thì cho vào cóng nhỏ đụng thức ăn đặt thuờng trực phía trong lồng nuôi để chim cảnh ăn cả ngày, bảo đảm lúc nào cũng được no đủ. Thường thì một cóng thức ăn như vậy, nên cho vừa đủ để chim ăn được vài ngày. Đến ngày thứ ba, dù thức ăn trong cóng còn thừa ta cũng nên đổ đi, vì có thể đã bị nhiễm khuẩn, bị môc, bị chua, ăn vào chỉ có hại cho đường tiêu hóa của chim mà thôi. Nên rửa sạch cóng, phơi khô và thay thức ăn mới cho chim.
Do quí vị đã biết, mỗi con Sơn Ca tiêu thụ mỗi ngày một lượng thức ăn bao nhiêu, thì lần sau cứ theo đó mà đo lường cho đúng để tránh sự dư thừa phí phạm.
Cóng Sơn Ca uống cũng không cần lớn, thường được máng phía ngoài lông, ở độ cao vừa tầm với uống của chim, để khi khát chim ló đầu ra ngoài mà uống, như cách ta nuôi chim Cút gia cầm vậy.
Sở dĩ người nuôi phải đặt cóng ra phía ngoài lồng là để tránh nước vương vãi làm ướt lớp cát trong lông. Như quí vị đã biết, lông nuôi Sơn Ca lúc nào dưới đáy lông cùng có lớp cát khô, do giống chim nầy có thói quen thích vùi mình vào cát mà “tắm” như kiểu giống gà thích vùi mình vào đống tro bếp vậy, sau đó đứng lên rủ sạch. Lớp cát này cần phải khô và sạch (phải thay luôn) để giúp chim được sạch sẽ và giúp môi trường sống của nó hạp vệ sinh hơn.
Mặt khác, do chim Sơn Ca có thói quen thích thò đầu qua nan lông để quan sát mọi vật bên ngoài như chim Cút gia cầm vậy, nên đặt cóng nước bên ngoài cho chim uống cũng không phải là điều bất tiện cho chim. Hơn nữa, do cóng nước cũng cần phải thay nước mới hằng ngày cho sạch sẽ, nên máng cóng nước ngoài lồng cũng tiện…
Về phần chế biến thức ăn cho chim thì từ trước đến nay mỗi nghệ nhân thường có công thức chế biến riêng của mình ít ai giống ai, và cũng ít ai chịu “phục” ai. Không riêng gì thức ăn của Sơn Ca mà thức ăn của các giống chim hót khác cũng vậy. Mỗi nghệ nhân thường tự tin vào kiến thức của mình nên tự do chế biến thức ăn cho chim theo ý muôn của mình, và tất nhiên là tỏ ý nghi ngờ về sự hiểu biết của người khác, nên thường không chịu học hỏi thêm, tìm hiểu thêm… Sự chủ quan nầy sở dĩ có là do tính tự tôn, tự cao, tự đại mà ra. Ở đây chúng tôi không có ý phê bình, ví biết rằng nó không mang lại sự tác hại quan trọng kể cả sự tốt lẫn sự xâu đôi với xã hội. Tốt hay xấu chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến cá nhân đó mà thôi. Nêu sự hiểu biết sâu rộng, tạo được thức ăn cho chim tốt thì coi như người đó gặp thành công. Ngược lại nếu kiến thức nông cạn mà lại không biết cách học hỏi người khác để tạo tạo ra thức ăn cho chim xấu, có hại thì sự thất bại cũng chỉ đến với người…
Cũng là thức ăn ruột kê trộn trứng, nhưng người thì chê biên theo liều lượng nầy, kè lại chế biến theo liều lượng khác. Chẳng hạn thay vì 1kg kê ruột trộn chung với hai mươi trứng gà (hay vịt), thì có người chỉ trộn mười hai hay muời lăm trứng thôi, vì quan niệm rằng trộn trứng nhiều quá sẽ gây cho chim bị bệnh gan. Trái lại, có người lại tăng số lượng trứng nhiều hơn nửa, vì cho rằng trứng càng nhiều càng bổ. Có nghệ nhân bớt số lượng hột kê xuống và thêm vào bột gạo hay bột bắp, hoặc cả hai thứ với tỷ lệ phù hợp với sự tính toán “đặc biệt” của mình. Thậm chí, còn có người tháng này trộn thức ăn theo công thức này, tháng sau lại trộn theo công thức khác, không phải là do sự tính toán hơn thiệt mà là… tùy hứng!
Thật ra, Sơn Ca cũng như đa sô chim hót nuôi lông khác, nó không kén ăn, nhưng không dễ dàng chấp nhận những thức ăn lạ, nhất là thức ăn có mùi vị lạ. Vì vậy, hễ nuôi chim bằng thức ăn gì thì nên cứ cho ăn mãi thức ăn đó mới tốt. Trừ trường hợp chim ở trong giai đoạn thay lông hay bệnh gì đó tùy đó mà cho thức ăn bổ dưỡng hơn, hoặc gia giảm một vài thành phần nào đó.
Thức ăn, của Sơn Ca mà chúng tôi trình bày dưới đây đã được đa số nghệ nhân nuôi chim Sơn Ca lâu năm áp dụng và thấy có kết quả tốt: 1kg ruột trộn với 20 trứng gà (hay trứng vịt). Và cách chế biến như sau:
Dùng một kí lô kê ruột (có bán sẵn) rang lên lửa nhỏ ngọn cho vàng. Sau đó bắc chảo xuống và trộn vào kê 20 lòng đỏ trứng gà (cho cả lòng trắng vào cũng được) và vài muỗng cà phê đường cát trắng, cần đảo thật kỹ để trứng quyện đều với kê. Sau đó, trải mỏng hỗn hợp thức ăn nầy lên mâm và đem phơi khô vài ba nắng.
Nếu thức ăn nầy dành nuôi Sơn Ca còn non tháng tuổi hay chim đang tuổi thời kỳ thay lông, thì nên trộn thêm vài muỗng canh sữa hộp (hay sữa bột) cũng trộn đều mới đem phơi.
Kê trứng sau khi phơi thật khô thì trút vào chai keo hay hộp thiêc sạch sẽ và khô ráo để cho chim ăn. Nếu bảo quản tốt thì một lần chế biến như vậy có thể cho chim ăn dần sáu tháng hoặc hơn. Tuy nhiên, ta chỉ nên trù tính pha trộn có mức độ vừa phải, chỉ vừa đủ cho chim ăn khoảng ba thủng mới tối, như vậy thức ăn không để quá lâu tránh được hư hỏng hoặc giảm phần nào phẩm chất. Điều nầy cũng có nghĩa số chim nuôi nhiều thì pha chế thức ăn nhiều, còn chỉ nuôi một vài con thì chỉ nên trộn khoảng nửa kí kê với mươi trứng gà là được.
Điều yêu cầu là thức ăn cần phải tốt (kê tốt, trứng tốt) sạch sẽ, phơi thật khô và bảo quản trong điều kiện tốt mới được. Những thức ăn có hiện tượng hôi mốc, bị hư ta nên hủy bỏ, đừng tiếc của. Ngay cào cào, sâu hoặc thịt bò dùng cho chim cũng phải chọn thứ còn sống còn tươi.
Chim có thể nhịn đói một ngày khồng đến nỗi phải chết, chứ đừng cho chim ăn thức ăn hư hỏng, hôi thối, như vậy chẳng khác nào ta đã cố tình đầu độc chim, vô tình hại luôn chính mình!
Ngay nước chim uống cũng nên thay hằng ngày. Mỗi lần thay nước là một lần rửa cóng nước sạch sẽ. Có thể dùng nuớc máy, nước giếng, nước rửa sạch và trong cho chim uống. Không nên pha thuốc vào nước, dù là thuốc bổ, vì hễ phát giác có mùi lạ là chim không chịu uống nước, thà chịu chêt khát. Không những chỉ có Sơn Ca mà hình như giống chim nào cũng tỏ ra… khó tính như vậy cá.
Tóm lại, muôn chim sống mạnh khỏe đế hót hay, ta nên cho chim ăn uống bổ dưỡng. Thức ăn xâu sẽ làm cho chim suy, chim mà bỏ ăn một hai ngày thì cũng xuống sức. Sơn Ca cũng như các giống chim hót nuôi lồng khác, khi đã suy thì khó khăn lắm mới vực sức khỏe lên được. Đó là điều mà bất cứ nghệ nhân nuôi chim nhiều kinh nghiệm nào cũng điều biết rõ, và không dám coi thường.