Thuế máu (Trích “Bản án chế độ thực dân Pháp)

TÌM HIỂU CHUNG

[edit]

Tác giả 

Nguyễn Ái Quốc (1890 – 1969)

Vài nét về tác giả: 

  • Nguyễn Sinh Cung 

    (1890-1969)

    , Nguyễn Ái Quốc là một trong những tên gọi của chủ tịch Hồ Chí Minh trong thời kì hoạt động cách mạng trước năm 1945.

  • Quê: làng Sen, xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An.

  • Là nhà cách mạng, người sáng lập Đảng Cộng sản Việt Nam, một trong những người đặt nền móng và lãnh đạo công cuộc đấu tranh giành độc lập, toàn vẹn lãnh thổ cho Việt Nam trong thế kỷ XX, một chiến sĩ cộng sản quốc tế.

  • Phong cách sáng tác: 

         – Văn chính luận: ngắn gọn, tư duy sắc sảo, lập luận chặt chẽ, lí lẽ đanh thép, bằng chứng thuyết phục, giàu tính luận chiến và đa dạng về bút pháp.

         – Truyện và kí: chất trí tuệ và tính hiện đại trong nghệ thuật trào phúng vùa sắc bén thâm thuý của phương Đông vừa hài hước, hóm hỉnh của phương Tây.

         – Thơ ca: ngôn ngữ giản dị, mộc mạc, dễ thuộc, dễ nhớ, có sự kết hợp hài hoà giữa màu sắc cổ điển và tinh thần hiện đại, chất thép và chất tình.

Tác phẩm

1. Hoàn cảnh sáng tác

  • Xuất bản lần đầu tiên tại Pa-ri năm 1925, xuất bản lần đầu tiên tại Việt Nam năm 1946.

  • Hoàn cảnh rộng: 

         – Tình hình thế giới khoảng 20 năm đầu thế kỉ XX các nước đế quốc thi nhau bành trướng, xâm chiếm nhiều nơi trên thế giới, vơ vét trắng trợn của cải và nhân lực. Cuộc sống của nhân dân nô lệ ở các xứ thuộc địa vô cùng cực khổ và tủi nhục. Làn sóng cách mạng dâng lên ngày càng mạnh mẽ ở khắp nơi. 

         – Cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 – 1918): là cuộc xung đột ác liệt giữa các nước đế quốc đang tranh giành ảnh hưởng, quyền lợi. Nó đẩy nhân dân lao động nhiều nước tư bản, người dân nghèo khổ ở các xứ thuộc địa vào lò lửa chiến tranh thảm khốc.

2. Xuất xứ

  • Đoạn trích là chương 1 có tên

    “Thuế máu”

    của

    “Bản án chế độ thực dân Pháp”

  • “Bản án chế độ thực dân Pháp”

    gồm 12 chương và phần phụ lục. Mỗi chương viết về một chủ đề và hợp thành một bản cáo trạng đanh thép về tội ác của chủ nghĩa thực dân, về cuộc sống khốn cùng của của người dân các xứ thuộc địa. 

3. Luận đề

Đoạn trích vạch trần bộ mặt giả nhân giả nghĩa, các thủ đoạn tàn bạo của chính quyền thực dân Pháp trong việc làm vật hi sinh cho quyền lợi của mình trong các cuộc chiến tranh thảm khốc. 

4. Thể loại

Đoạn trích thuộc thể loại nghị luận chính luận xã hội:

  • Khái niệm: Văn chính luận là một thể loại văn học, một thể tài báo chí; thường nêu các vấn đề có tính thời sự về chính trị, kinh tế xã hội văn hóa, văn học, tư tưởng…

  • Mục tiêu: tác động đến dư luận xã hội đương thời, đến lối sống, đến các quyền lợi chính trị hiện hành; đề xuất việc củng cố hoặc thay đổi chúng cho phù hợp với quyền lợi giai cấp hoặc với lí tưởng xã hội, đạo đức.

  • Phong cách văn chính luận: nổi bật ở tính luận chiến, tính cảm xúc; nó gần gũi với giọng điệu, kết cấu, chức năng của lời diễn thuyết.

5. Bố cục 

Đoạn trích có bố cục ba phần: 

  • Phần I: Chiến tranh và người bản xứ

  • Phần II: Chế độ lính tình nguyện 

  • Phần III: Kết quả của sự hi sinh

1. Chiến tranh và người bản xứ

1.1. Thái độ của các quan cai trị thực dân đối với người bản xứ trước và trong cuộc chiến tranh

  • Thái độ của chế độ thực dân với người dân thuộc địa:

          – Trước chiến tranh: họ bị xem là giống người
hạ đẳng, bị đối xử, đánh đập như súc vật.

          – Trong chiến tranh: họ được tâng bốc, vỗ về,
được phong tước hiệu cao quý.

  • Bằng giọng điệu mỉa mai, đả
    kích sâu cay, bằng những từ ngữ, hình ảnh châm biếm và nghệ thuật trào phúng,
    tác giả đã lấy lại chính các từ ngữ, hình ảnh trong lời lẽ của bọn thực dân để
    lật tẩy bộ mặt giả nhân giả nghĩa của chúng như những đòn gậy ông đập lưng hiệu
    quả.

Qua
đó, tác giả đã lột tả bản chất lừa bịp bỉ ổi, thủ đoạn đê hèn của chính quyền
thực dân khi biến người bản xứ trở thành vật hi sinh. 

1.2. Số phận thảm thương của dân bản xứ

  • Đột ngột lìa xa 

    quê hương

    ,
    gia đình vì mục đích vô nghĩa, đem mạng sống mà đánh đổi lấy những vinh dự hão
    huyền.

  • Bị biến thành vật hi sinh vì lợi ích danh dự
    của những kẻ cầm quyền: bị vùi xác dưới đáy biển, bỏ thây ở những miền hoang
    vu, hoặc bị chôn thây ở trong các bãi lầy,.

    .

  • Những người ở hậu phương làm việc chế tạo vũ
    khí phục vụ chiến tranh bị bệnh tật, chết đau đớn.

  • Tổng cộng đã có tám vạn người bỏ mạng.

Giọng điệu đoạn này vừa giễu cợt vừa thật xót
xa: ấy thế mà… lập tức…, đi phơi thây, bảo vệ tổ quốc của các loài
thủy quái, lấy máu mình tưới…. 
Cùng với số liệu chính xác về số
lượng người đã bỏ mình trên đất Pháp, vừa thuyết phục, tăng độ tin cậy, vừa đau
xót. Cách nói ẩn dụ châm biếm nhẹ nhàng mà thâm thúy và sâu cay.

2. Chế độ lính tình nguyện 

  • Các thủ đoạn, mánh khóe bắt lính của bọn thực
    dân:

          – Lùng ráp, vây bắt, cưỡng bức người ta đi
lính 

          – Dọa nạt, tìm cách kiếm tiền đối với những
nhà giàu

          – Sẵn sàng trói, xích, nhốt người như súc
vật, đàn áp người dã man

Đây là hững thủ đoạn độc ác, sẵn sàng biến
người dân thuộc địa thành vật hi sinh cho lợi ích của chúng.

  • Lời lẽ bịp bợm của bọn cầm quyền:

          – Chính quyền rêu rao về lòng tự nguyện đầu
quân với lời tuyên bố trịnh trọng của phủ toàn quyền là sự lừa bịp trơ
trẽn. 

          – Thực chất, người dân không hề tình nguyện
như lời lẽ bịp bợm của bọn cầm quyền mà họ phải trốn tránh, xì tiền ra, tự làm
cho mình nhiễm bệnh nặng để khỏi phải đi lính.

          – Nghệ thuật:

               + Dẫn chứng thực tế, sinh động, nhằm tăng sức
tố cáo mạnh mẽ.

               + Giọng điệu giễu cợt, mỉa mai.

               + Nghệ thuật tương phản: tiêu đề và nội dung đối
lập với nhau, không hề có sự “tình nguyện” hiến dâng xương máu như lời lẽ bịp
bợm của chính quyền thực dân.

Như vậy, tất cả đã vạch trần tội ác của thực
dân Pháp qua các thủ đoạn bắt lính tàn bạo, trắng trợn, trơ trẽn của chúng.

3. Kết quả của sự hi sinh

Đối với người dân bản xứ, sự hi sinh không hề
mang lại lợi ích gì cho họ bởi chế độ thực dân không hề biết đến chính nghĩa và
công lí:

          – Mặc nhiên trở lại là
giống người bẩn thỉu.

          – Bị lộ hết của cải, đồ
dùng cá nhân và được đối xử như súc vật trên tàu trở về nước.

          – Được đón tiếp bằng bài
diễn văn yêu nước: Bây giờ chúng tôi không cần các anh nữa, cút đi!”.

          – Sẵn sàng đầu độc cả một
ân tộc bằng thuốc phiện.

Đến đây, thực dân Pháp đã hiện nguyên hình là
một lũ “cá mập thực dân”: tráo trở, tàn nhẫn, trắng trợn và bỉ ổi.

  • Nghệ thuật: Bằng hình ảnh chọn lọc, dẫn chứng tiêu biểu, sống động, tác giả đã kịch liệt tố cáo, vạch trần bộ mặt trắng trợn của thực dân Pháp. Thái độ căm phẫn càng về sau càng mãnh liệt hơn.

Chính quyền thực dân đã biến người dân nghèo
khổ ở các xứ thuộc địa thành vật hi sinh để phục vụ lợi ích của mình trong các
cuộc chiến tranh tàn khốc. Nguyễn Ái Quốc đã vạch trần sự thực ấy bằng những tư
liệu phong phú, xác thực, bằng ngòi bút trào phúng sắc sảo, hình ảnh giàu giá
trị biểu cảm và giọng điệu mỉa mai, đanh thép.

ĐẶC SẮC NGHỆ THUẬT

[edit]

1. Trình tự lập luận đanh thép, thuyết phục

Trình tự lập luận theo thứ tự trước, trong và sau khi xảy ra cuộc Chiến tranh thế giới lần thứ nhất: 

  • Phần 1: Chỉ rõ sự giả nhân giả nghĩa của bọn thực dân.

  • Phần 2: Tố cáo cái gọi là “tình nguyện” của những người dân thuộc địa.

  • Phần 3: Nói lên kết quả của sự hi sinh, vạch trần những lời lẽ lừa bịp của bọn thực dân.

Trình
tự lập luận đó càng về sau, bộ mặt của chính quyền thực dân càng lộ rõ và đi
đến tột cùng của sự trắng trợn; số phận của người dân nô lệ được phơi bày đầy
đủ và lên đến tột cùng của sự thảm thương và thái độ lên án của tác giả càng về
sau càng quyết liệt.

2. Kết cấu chặt chẽ

Kết cấu ba phần ứng với ba luận điểm chặt chẽ, logic.

3. Nghệ thuật châm biếm, đả kích sắc sảo, tài tình

  • Xây dựng hệ thống hình ảnh sinh động, giàu tính biểu cảm và có tính xác thực, sức mạnh tố cáo. 

  • Ngôn từ mang màu sắc trào phúng, châm biếm (

    “con yêu”, “bạn hiền”, “vật liệu biết nói”,…

    )

  • Giọng điệu châm biếm: 

             – Giọng điệu giễu cợt, mỉa mai (“ấy thế mà”, “đùng một cái”,…)

             – Nhắc lại những mĩ từ, danh hiệu hào nhoáng mà chính quyền thực dân khoác cho người lính thuộc địa để đả kích. 

             – Nghệ thuật phản bác (đoạn cuối phần II)

             – Sử dụng các câu hỏi

4. Yếu tố tự sự và biểu cảm hòa quyện 

Đoạn trích cho thấy số phận đáng thương của người dân thuộc địa và bộ mặt giả nhân giả nghĩa của chính quyền thực dân, từ đó, ta nhận thấy:          

             – Các hình ảnh, sự kiện, con số xác thực với giọng
kể đậm sắc trào phúng.

             – Lòng
căm phẫn kẻ thống trị tàn ác của tác giả và niềm xót xa, thương cảm cho số phận
người dân nô lệ bị lợi dụng, bị bóc lột “thuế máu”.

Tự
sự và biểu cảm đan xen, hòa quyện đã gợi lên những xúc cảm mạnh mẽ ở người đọc.

5. Nhan đề và cách đặt tên các chương

  • “Thuế máu”

    : người dân thuộc địa phải gánh chịu nhiều thứ thuế bất công, vô lí, trong đó có một loại thuế tàn nhẫn nhất là bị bóc lột xương máu, mạng sống. Nhan đề gợi lên số phận thảm thương của người dân thuộc địa và lòng căm phẫn, thái độ mỉa mai đối với chính quyền thực dân. 

  • Tên của các chương được đặt theo quá trình lừa bịp, bóc lột đến cùng kiệt thuế máu của bọn thực dân cai trị.

Tổng
kết:

  • “Thuế máu” đã vạch trần
    bản chất độc ác, tráo trở, bỉ ổi của thực dân Pháp qua việc dùng người dân
    thuộc địa làm thứ thuế máu dã man và thương tâm trong các cuộc chiến tranh phi
    nghĩa.

  • Nguyễn Ái Quốc đã lên án
    tội ác của chúng bằng ngòi bút lập luận sắc bén, nghệ thuật trào phúng sắc sảo
    và hệ thống tư liệu, hình ảnh, dẫn chứng xác thực, hùng hồn.

Rate this post

Viết một bình luận