Thun poly là gì?Nhận biết vải thun poly và PE

Thun poly là gì?Nhận biết vải thun poly và PE

Vải thun poly và PE có lẽ đã không còn xa lạ trong đời sống chúng ta, nhưng vẫn có nhiều người không biết thun poly là gì?Cách nhận biết vải poly và PE thế nào?

Poly và PE là 2 loại vải được sử dụng rất phổ biến hiện nay, tuy nhiên không phải ai cũng hiểu rõ vải thun poly là gì? Cách nhận biết vải poly và vả PE như thế nào? Trong bài viết này, chúng tôi xin giới thiệu đến các bạn về chất liệu poly và cách nhận chúng một cách dễ dàng, từ đó giúp bạn có thêm nhiều kiến thức bổ ích cho mình.

Tóm tắt:

Vải polyester là gì?
Vải polyester là gì?

Nó là loại vải được dệt hoàn toàn bằng sợi tổng hợp, có thành phần chính là ethylene(có nguồn gốc từ dầu mỏ). Vải thun polyester có độ bền cao, chống thấm nước và thoát ẩm rất tốt, nên thường được sử dụng nhiều để may quần áo thể thao, đồng phục, đồ thể dục, áo khoác,… Tuy nhiên, loại vải poly không có khả năng hút ẩm, khi mặc lâu sẽ có cảm giác hơi nóng.

Thành phần: của thun poly là 95% sợi polyester(tên gọi khác là sợi nilon) và 5% sợi co giãn spandex để tăng độ đàn hồi cho vải. Theo chúng tôi tìm hiểu thì chất liệu polyester đã xuất hiện từ những năm 1930, nhưng đến những năm 1941 thì người ta mới nghiêm cứu ứng dụng vào trong sản xuất vải may quần áo. 

Đặc điểm: nổi bật của vải thun polyester đó là khả năng chống nước, chống bám bẩn, chống nấm mốc và vi khuẩn rất tốt, có lẽ vì vậy mà chất liệu poly được sử dụng chủ yếu để may quần áo thể thao. Ngoài ra, bề mặt vải trơn bóng rất đẹp, không có lông, không bị nhăn, co rút trong quá trình sử dụng.

Mẫu vải polyester màu xanh
Mẫu vải polyester màu xanh

Thun polyester được sử dụng rất phổ biến hiện nay, bởi vì chúng có nhiều ưu điểm nổi bật hơn các chất liệu vải khác. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu ngay sau đây nhé:

Ưu điểm:

  • Có độ bền cao: rất khó bị nhăn, co rút, mất độ co giãn ở điều kiện thông thường. Ngay cả khi chúng ta sử dụng lâu dài thì vải vẫn giữ được những tính năng đó, giúp cho sản phẩm làm từ chất liệu poly luôn sáng đẹp dài lâu.
  • Chống nước, thoát ẩm tốt: Chất liệu vải poly có khả năng chống nước, thoát ẩm cực kỳ tốt và có độ bền cao nên được ứng dụng phổ biến để may quần áo thể thao, áo khoác, áo gió, đồ đi biển, túi ngủ, lều,…Tuy nhiên, Vải chỉ có khả năng chống thấm nước hiệu quả khi tiếp xúc với lượng nước vừa phải, khi ngâm trong nước thời gian dài thì nước sẽ vẫn thấm qua được. 
  • Có độ bền lý hóa cao: Nếu đem so chất liệu vải polyester với các loại vải khác thì thì chúng có độ bền lý hóa cao hơn hẳn, vải rất khó bị nhăn, co rút trong điều kiện thông thường và chịu được nhiều hóa chất tác động. Ngoài ra, nó còn có khả năng cách điện, chống cháy, chống tia UV, chống khẩn, nấm mốc rất hiệu quả.
  • Không xù lông, dễ nhuộm màu:  Vải được dệt từ polyester sợi dài vô tận nên  không có hiện tượng đổ lông trên bề mặt và hoàn hoàn không bị xù lông trong quá trình sử dụng. Nhờ bề mặt sáng bóng, không có lông nên vải poly có tính thẩm mỹ rất cao, đồng thời vải rất dễ nhuộm màu, cho phép các nhà sản xuất nhuộm được nhiều màu sắc, hoa văn độc đáo.
  • Dễ bảo quản: Nhờ khả năng chống bám bẩn, chống được vi khuẩn nấm mốc nên vải rất ít bị bán bẩn, dễ dàng vệ sinh nhờ bề mặt vải trơn bóng và khả năng hấp thụ kém.

Nhược điểm:

  • Vải mặc khá nóng: Poly có tính hấp thụ nhiệt nên khi mặc lâu ngoài trời nắng sẽ có cảm giác hơi nóng bức khó chịu. Vì vậy chúng chỉ thích hợp sử dụng may quần áo sử dụng trong nhà hoặc nơi thoáng mát. Để khắc phục nhược điểm này, người ta pha sợi cotton vào sợi poly để tăng khả năng thấm hút mồ hôi, giúp vải mát mẻ hơn, vì thế, thay vì chọn loại vải thun 100% poly thì các bạn có thể chọn các loại vải pha khoản 60-80% poly.

>>> Xem thêm: Cotton poly là chất gì?Nó có ưu nhược điểm gì?

Mẫu váy đầm may bằng thun poly
Mẫu váy đầm may bằng thun poly

Áo khoác may bằng poly 2 da
Áo khoác may bằng poly 2 da

>>> Xem thêm: Các loại vải thích hợp may áo khoác

Sợi polyester là nguyên liệu tổng hợp được tạo ra từ phản ứng hóa học giữa rượu và acid(hay còn gọi là quá trình trùng hợp). Để tạo ra được sợi poly thì phải trải qua 5 công đoạn chính, bao gồm: Phản ứng trung hợp, làm khô, kéo sợi, kéo căng, cuốn sợi.

  1. Trùng hợp: Cho chất dimethyl terephthalate phản ứng với ethylene glycol cùng với các chất xúc tác ở mức nhiệt 150 – 210 độ C. Tiếp tục cho phản ứng với axit terephthalic ở nhiệt lên 280 độ C để tạo thành polyester. Sau đó chúng được ép thành 1 dải dài.
  2. Làm Khô: Các dải dài polyester sẽ được làm lạnh đến khi cứng và được cắt thành những hạt vô cùng nhỏ.
  3. Kéo sợi: Nung chảy các sợi polyester nhỏ ở nhiệt độ từ 260 – 270 độ C, tạo thành một dung dịch đặc sệt rồi ép chúng qua những lỗ nhỏ để định hình thành sợi.
  4. Kéo căng: sợi polyester sẽ được kéo căng để thay đổi về đường kính, độ dài và cả độ dày. Đây là bước liên kết các sợi đơn với nhau, tạo ra độ mềm và cứng của vải theo ý muốn.
  5. Cuốn sợi: Sau khi kéo căng polyester được cuốn vào ống sợi lớn rồi mang đi dệt thành vải.

Quy trình sản xuất sợi poly
Quy trình sản xuất sợi poly

Thật ra cả 2 loại vải này đều được làm từ sợi nylon nhân tạo và chúng giống nhau về hầu hết các đặc tính như: Độ bền cao, khó bị nhăn, chống khuẩn, chống nấm mốc, chống nước,… Tuy nhiên, chúng cũng có nhiều điểm khác biệt, chỉ cần chú ý sẽ nhận ra ngay:

  1. Khác nhau về chiều dài sợi: Vải PE được làm từ sợi sơ ngắn còn poly thì được làm từ sợi sơ dài nên độ mềm mại, co giãn và độ bền của vải poly cũng cao hơn hẳn vải PE.
  2. Vải PE bị xù lông nhưng Poly hoàn toàn không bị: Vải PE sử dụng một thời gian sẽ thấy có hiện tượng đổ lông, đó là do các sợi filament ngắn bị đứt trong quá trình sử dụng và vón cục lại. Ngược lại, vải poly được làm từ sợi filament dài vô tận nên không bị đứt khi sử dụng, tuy nhiên, vết xước trên thun poly sẽ nghiêm trọng hơn thun PE rất nhiều.
  3. Giá thành cao hơn: Cũng là điều dễ hiểu, bởi vì vải có bề mặt vải sáng bóng, không có lông nên tính thẩm mỹ cao hơn, đồng thời độ bền của nó cũng tốt hơn hẳn PE rất nhiều. Ngoài ra, cách dệt vải poly cũng tốn nhiều công đoạn, thời gian hơn vải PE
  4. Chất poly mặc mát hơn vải PE: Nhờ vào sự khác biệt về cách dệt nên vải thun poly mặc mát mẻ hơn hẳn so với vải PE. 

Chất liệu poly và vải PE đều có khả năng khán nước rất tốt
Chất liệu poly và vải PE đều có khả năng khán nước rất tốt

>>> Xem thêm: Vải PE là gì? Poly và PE cái nào tốt hơn?

Thử đem so với các loại chất liệu vải khác thì vải poly rất dễ bảo quản, bởi vì vải có độ bền rất cao. Tuy nhiên, để quần áo may bằng vải thun poly luôn mới thì các bạn cầu lưu ý một số điểm sau đây:

  • Vải rất ít bị nhăn nên không cần phải ủi, nếu cần ủi thì nên chỉnh nhiệt độ dưới 180 độ C, để tránh làm vải mất độ đàn hồi do quá nóng.
  • Sợi co giãn spandex pha thêm trong vải kém bền với nhiệt vì vậy không nên giặt chúng trong nước nóng trên 40 độ C hay phơi ngoài nắng gắt vì sẽ làm vải xơ cứng, bạc màu vải.
  • Không nên sử dụng chất tẩy rửa mạnh, phân loại đồ màu đậm với màu nhạt khi giặt để tránh lem màu và nên lộn trái khi phơi để bảo vệ màu sắc và hình in trên quần áo.

Mong rằng với những thông tin chia sẻ trên đây của đồng phục Song Phú đã có thể giúp bạn dễ dàng hiểu được vải thun poly là gì rồi phải không nào, từ đó giúp bạn có thêm hiểu biết về cách lựa chọn chất liệu vải phù hợp để sử dụng. Nếu như các bạn còn có thắc mắc gì liên quan đến vải thun thì hãy liên hệ ngay với Song Phú hoặc comment bên dưới để chúng tôi giúp bạn giải đáp. Mời bạn ghé thăm chuyên mục vải thun để tham khảo thêm nhiều bài viết hay hơn nữa nhé.

 

[Xêm thêm]  Bảng màu & chất vải vải thun Cá sấu, Cotton, thun Mè, Thun lạnh

[Xem thêm]  Bảng size áo thun Nam, Nữ, trẻ em

[Xem thêm]  Bộ sưu tập mẫu áo thun đồng phục đẹp

Rate this post

Viết một bình luận