Trong sinh hoạt hằng ngày, chúng ta hầu như đều đã từng bị thương do chính bản thân sơ ý hoặc do sự tác động không may từ yếu tố bên ngoài.
Việc bị thương, xây xát thậm chí là điều bình thường đến nỗi chúng ta có thể bỏ qua, để vết thương tự lành. Nhưng nếu bạn vô tình để bản thân bị bỏng. Dù đó chỉ là một vết bỏng rất nhẹ thôi thì cũng có thể để lại sẹo mãi về sau. Đó chính là lý do vì sao bạn luôn nên có sẵn cho mình kem trị bỏng Biafine trong tủ thuốc.
Biafine là thuốc gì?
Biafine là một tuýp thuốc dạng kem bôi ngoài da 46.5g hoặc 93g. Thuốc có tên gốc là Trolamine và tên biệt dược là Biafine.
Biafine có nguồn gốc xuất xứ từ Pháp, được dùng trong các trường hợp bị bỏng nhẹ cấp độ 1 và 2, vết loét ngoài da không nhiễm trùng, đỏ da do đốt laser hoặc do xạ trị ung thư.
Thành phần có trong thuốc Biafine
Trong 100g Biafine có chứa: 0,67g Trolamine
Ngoài ra, Biafine còn chứa các thành phần như nước tinh khiết, parafin lỏng, ethylene glycol monostearate, axit stearic, propylene glycol, sáp parafin, squalane, dầu bơ, natri alginate, trietanolamine, cetyl palmitate, methylparaben (natri) (muối natri), và hương liệu tạo mùi thơm.
Công dụng của thuốc Biafine như thế nào?
Biafine là dạng kem lỏng được pha chế để xử lí các vết thương bề mặt, vết trầy xước, loét và bỏng. Khi bị bỏng, kịp thời thoa kem lên vùng da bị tổn thương. Sẽ hạn chế sự lan rộng của vết bỏng và tạo môi trường tốt cho vết bỏng nhanh chóng lành da.
Đặc biệt, Biafine còn ngăn ngừa và trị sẹo do vết bỏng gây ra, làm mát, dịu vết thương sau xóa sẹo bằng tia laze.
*Chỉ định:
- Vết trầy xước nhẹ không nhiễm trùng
- Bỏng độ 1 và 2, bao gồm cả bỏng nắng
- Viêm da phóng xạ (da bị đỏ do đốt laser)
- Độ mài mòn nhỏ
*Chống chỉ định:
- Vết thương chảy máu
- Người bị phát ban hay mẩn đỏ, nổi mề đay liên quan đến dị ứng thực phẩm hoặc thuốc và khi dị ứng với một thành phần bất kỳ của thuốc này.
- Vết thương bị nhiễm trùng…
Liều dùng và cách sử dụng Biafine
Biafine chỉ có thể dùng tại chỗ theo chỉ dẫn của các chuyên gia chăm sóc sức khỏe, không được tự ý sử dụng khi chưa chắc chắn về tình trạng của bản thân.
Liều thông thường cho người lớn bị bỏng độ 1:
Bạn bôi và xoa nhẹ một lớp thuốc dày đến khi không còn được hấp thu nữa, lặp lại 2 đến 4 lần mỗi ngày.
Liều thông thường cho người lớn bị bỏng độ 2 và bị các vết thương ngoài da khác:
Sau khi rửa vết thương, bôi một lớp thuốc dày phủ lên bề mặt bị thương tổn và bôi lặp lại để trên vùng da bị thương luôn có một lớp thuốc thừa. Nếu cần, bạn có thể phủ một miếng gạc ẩm và băng lại.
Chú ý: không được dùng băng hấp thu khô
Liều thông thường cho người lớn bị đỏ da do đốt laser hoặc xạ trị:
Bạn bôi và xoa nhẹ 2 đến 3 lần mỗi ngày, khoảng cách giữa các lần bôi đều nhau.
Dùng cho trẻ em tương tự người lớn nhưng nên hỏi kĩ ý kiến của người có chuyên môn bởi da của trẻ còn nhạy cảm.
Tác dụng phụ của Biafine khi sử dụng
Ghi nhận và báo cáo về các trường hợp tác dụng phụ khi sử dụng Biafine là rất ít, song, bạn vẫn có khả năng gặp phải những tác dụng phụ như: Đau châm chích thoáng qua trên bề mặt da sử dụng thuốc (dứt sau khoảng 15 – 30 phút); nóng ran và ngứa ngáy tại vùng da sử dụng thuốc; dị ứng do tiếp xúc (đây là trường hợp rất hiếm gặp phải).
Tuy những biểu hiện tác dụng phụ này không thường xảy ra. Nhưng bạn vẫn nên để ý theo dõi và kịp thời báo ngay với bác sĩ khi có bất cứ biểu hiện lạ nào nghiêm trọng.
Một số lưu ý khi sử dụng Biafine
Biafine nên được áp dụng theo chỉ dẫn của bác sĩ điều trị. Không áp dụng 4 giờ trước khi xạ trị.
Người đang được thực hiện ghép da mà chưa xong thì tuyệt đối không được sử dụng Biafine.
Biafine là thuốc bôi ngoài da, không phải thuốc uống, nếu lỡ may nuốt phải Biafine nên đến gặp bác sĩ ngay để được tư vấn và điều trị kịp thời.
Tùy vào tình trạng và mức độ của bệnh nhân, nên sử dụng thuốc theo sự chỉ dẫn của bác sĩ chuyên trị, không tự ý dùng, ngưng hay thay đổi bất cứ điều gì đã được bác sĩ khuyến cáo trong quá trình sử dụng.
Phụ nữ có thai và đang cho con bú không nên sử dụng, vì đến nay vẫn chưa có nghiên cứu về ảnh hưởng của Biafine đối với những đối tượng này.
Biafine không phải kem chống nắng và cũng không có tác dụng chống nắng.
Tương tác thuốc có thể xảy ra với Biafine
Đến nay, Biafine vẫn chưa được ghi nhận có xảy ra tương tác với thuốc nào. Nhưng để đảm bảo an toàn nhất cho người sử dụng. Nếu bạn đang đồng thời sử dụng bất cứ loại thuốc nào để điều trị các bệnh đang mắc phải. Thì nên lưu lại một danh sách tên những loại thuốc đó cùng với liều lượng mà bạn sử dụng.
Trong trường hợp bạn thấy có biểu hiện gì bất thường. Cần đến gặp bác sĩ ngay lập tức và lưu ý nên mang theo danh sách mình đã chuẩn bị đề phòng trường hợp tương tác thuốc. Thì nó sẽ giúp ích cho quá trình điều trị của bác sĩ.
Bảo quản thuốc Biafine như thế nào?
Biafine là thuốc dạng tuýp, để thuốc được ở trong trạng thái tốt nhất. Đem lại hiệu quả sử dụng nhất thì việc bảo quản thuốc là một điều rất quan trọng.
Thuốc Biafine nên được bảo quản ở nhiệt độ phòng không vượt quá 30 độ C. Không nên đặt thuốc tại những nơi ẩm ướt. Cũng không nên để thuốc ra ngoài ánh nắng mặt trời.
Đặc biệt không được để thuốc bị dập, vỏ tuýp bị hở hay làm mất nắp tuýp. Điều đó sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng và hiệu quả của thuốc.
5/5 – (1 bình chọn)