Thuốc Mupirocin – Mupirocin USL | Pharmog

Thuốc Mupirocin USL là thuốc gì ? Dưới đây là nội dung tờ hướng dẫn sử dụng gốc của Thuốc Mupirocin USL (Thông tin bao gồm liều dùng, cách dùng, chỉ định, chống chỉ định, thận trọng, dược lý…)

1. Tên hoạt chất và biệt dược:

Hoạt chất : Mupirocin

Phân loại: Thuốc kháng sinh hoạt phổ hẹp (dùng tại chỗ)..

Nhóm pháp lý: Thuốc không kê đơn OTC – (Over the counter drugs)

Mã ATC (Anatomical Therapeutic Chemical): D06AX09, R01AX06.

Biệt dược gốc: Bactroban

Biệt dược: Mupirocin USL

Hãng sản xuất : Yash Medicare Pvt., Ltd

2. Dạng bào chế – Hàm lượng:

Dạng thuốc và hàm lượng

Thuốc mỡ bôi ngoài da mupirocin 2%,

Thuốc tham khảo:

MUPIROCIN USL 2%Mỗi tuýp mỡ bôi ngoài da có chứa:Mupirocin………………………….2%Tá dược………………………….vừa đủ 5g (Xem mục 6.1)

3. Video by Pharmog:

[VIDEO DƯỢC LÝ]

————————————————

► Kịch Bản: PharmogTeam

► Youtube: https://www.youtube.com/c/pharmog

► Facebook: https://www.facebook.com/pharmog/

► Group : Hội những người mê dược lý

► Instagram : https://www.instagram.com/pharmogvn/

► Website: pharmog.com

4. Ứng dụng lâm sàng:

4.1. Chỉ định:

Thuốc mỡ Mupirocin được chỉ định để điều trị tại chỗ các nhiễm khuẩn da tiên phát và thứ phát do các chủng vi khuẩn nhạy cảm Staphylococcus aureus và Streptococcus pyogenes.

Nhiễm khuẩn tiên phát:

Chốc, viêm nang lông, nhọt và chốc loét.

Nhiễm khuẩn thứ phát:

Các bệnh da bị nhiễm khuẩn như chàm bội nhiễm. Các sang thương do chấn thương bị nhiễm khuẩn như vết trầy da, vết côn trùng đốt, các vết thương nhẹ và bỏng nhẹ (không cần nhập viện).

Dự phòng: Thuốc mỡ mupirocin có thể được sử dụng để tránh lây nhiễm vi khuẩn vào các vết thương nhỏ, vết rạch và sang thương sạch khác, và để phòng ngừa nhiễm khuẩn các vết trầy da, vết cắt và vết thương nhỏ.

4.2. Liều dùng – Cách dùng:

Cách dùng :

Nên bôi một lượng nhỏ thuốc mỡ mupirocin lên trên vùng tổn thương. Vùng tổn thương có thể được băng lại.

Nên bỏ thuốc còn thừa khi hết đợt điều trị.

Không trộn lẫn với các chế phẩm khác do có nguy cơ pha loãng gây giảm tác dụng kháng khuẩn và mất khả năng ổn định của mupirocin trong thuốc mỡ.

Liều dùng:

Người lớn/trẻ em ≥ 1 tuổi/người cao tuổi/suy gan: 2 đến 3 lần/ngày, tối đa trong 10 ngày tùy theo đáp ứng.

Suy thận (ở bệnh nhân cao tuổi): không hạn chế trừ khi bệnh đang được điều trị có thể dẫn đến việc hấp thu polyethylen glycol và khi có bằng chứng suy thận vừa hoặc nặng.

Bệnh nhân suy gan: Không cần chỉnh liều.

4.3. Chống chỉ định:

Không nên dùng thuốc mỡ mupirocin cho những bệnh nhân có tiền sử mẫn cảm với mupirocin hoặc với bất kì thành phần nào của thuốc.

4.4 Thận trọng:

Nếu gặp phản ứng quá mẫn hoặc kích ứng nặng tại chỗ xảy ra sau khi dùng thuốc, nên ngừng điều trị, lau sạch thuốc và điều trị thay thế bằng thuốc chống nhiễm khuẩn thích hợp.

Cũng như những thuốc kháng sinh khác, sử dụng kéo dài có thể gây tăng sinh các chủng không nhạy cảm.

Suy thận (ở bệnh nhân cao tuổi): không hạn chế trừ khi bệnh đang được điều trị có thể dẫn đến việc hấp thu polyethylen glycol và khi có bằng chứng suy thận vừa hoặc nặng.

Dạng thuốc mỡ của mupirocin không thích hợp cho:

Sử dụng trong nhãn khoa

Sử dụng bên trong mũi (ở nhũ nhi và trẻ nhỏ)

Sử dụng cùng với ống thông

Tại vị trí đặt ống thông tĩnh mạch trung tâm

Đã có riêng chế phẩm thuốc mỡ tra mũi mupirocin để sử dụng bên trong mũi.

Tránh tiếp xúc với mắt. Nếu thuốc dính vào mắt phải rửa sạch bằng nước cho đến khi loại bỏ hết thuốc mỡ.

Polyethylen glycol có thể được hấp thu từ những vết thương hở, da bị tổn thương và được bài tiết qua thận. Cũng như các thuốc mỡ khác có chứa polyethylen glycol, không nên sử dụng thuốc mỡ mupirocin trong những bệnh có khả năng hấp thu polyethylen glycol với số lượng lớn, nhất là khi có bằng chứng suy thận vừa hoặc nặng.

Tác động của thuốc trên người lái xe và vận hành máy móc.

Chưa có báo cáo thuốc ảnh hưởng đến khả năng lái xe và vận hành máy móc.

4.5 Sử dụng cho phụ nữ có thai và cho con bú:

Xếp hạng cảnh báo

AU TGA pregnancy category: B1

US FDA pregnancy category: B

Thời kỳ mang thai:

Không có thông tin

Thời kỳ cho con bú:

Không có thông tin

4.6 Tác dụng không mong muốn (ADR):

Các phản ứng bất lợi được liệt kê dưới đây theo hệ cơ quan và tần suất. Tần suất được xác định onhư sau: rất phổ biến (≥1/10), phổ biến (≥1/100, <1/10), không phổ biến (≥1/1000, <1/100), hiếm (≥1/10.000, <1/1000), rất hiếm (< 1/10.000).

Rối loạn hệ miễn dịch:

Rất hiếm: Đã có báo cáo phản ứng dị ứng toàn thân khi dùng thuốc mỡ mupirocin.

Rối loạn da và mô dưới da:

Phổ biến: Nóng rát tại nơi bôi thuốc.

Không phổ biến: Ngứa, đỏ da, cảm giác châm chích và khô da tại nơi bôi thuốc. Phản ứng da do nhạy cảm với mupirocin hoặc tá dược.

Thông báo cho Bác sĩ những tác dụng không mong muốn gặp phải khi sử dụng thuốc.

4.7 Hướng dẫn cách xử trí ADR:

Thuốc thường dung nạp tốt khi bôi tại chỗ. Đa số các ADR do bôi thuốc mỡ thường nhẹ, nhất thời. Dưới 1% người bệnh phải ngừng thuốc do phản ứng tại chỗ. Ngừng thuốc ngay khi người bệnh có biểu hiện mẫn cảm với thuốc hoặc bị kích ứng tại chỗ nặng.

4.8 Tương tác với các thuốc khác:

Chưa có báo cáo

4.9 Quá liều và xử trí:

Dấu hiệu và triệu chứng quá liều:

Thông tin về quá liều mupirocin vẫn còn hạn chế.

Xử lý trong trường hợp quá liều:

Cẩn thận lau hết phần thuốc thừa. Không có phương pháp điều trị đặc hiệu cho quá liều mupirocin. Nếu xảy ra quá liều, bệnh nhân nên được điều trị hỗ trợ với các biện pháp kiểm soát phù hợp cần thiết.

5. Cơ chế tác dụng của thuốc :

5.1. Dược lực học:

Mupirocin là một kháng sinh mới được tạo ra nhờ sự lên men của Pseudomonasfluorescens. Mupirocin ức chế men isoleucyl transfer-RNA synthetase do đó làm ngừng quá trình tổng hợp protein của vi khuẩn.

Nếu sử dụng như chỉ định, mupirocin ít gây nguy cơ chọn lọc vi khuẩn kháng thuốc. Khi dùng tại chỗ, mupirocin có tác dụng kìm khuẩn ở nồng độ ức chế tối thiểu và tác dụng diệt khuẩn ở nồng độ cao hơn.

Phổ tác dụng:

Tỷ lệ đề kháng có thể thay đổi theo vùng địa lý và theo thời gian đối với các chủng vi khuẩn chọn lọc và nên có thông tin về sự đề kháng tại địa phương, đặc biệt là khi điều trị nhiễm khuẩn trầm trọng. Khi cần, nên tham khảo ý kiến chuyên gia nếu tỷ lệ đề kháng tại địa phương đối với việc dùng thuốc trên ít nhất một số bệnh lý nhiễm khuẩn vẫn chưa rõ ràng.

Các chủng nhạy cảm thông thường Staphylococcus aureus, Streptococcus pyogenes, Streptococcus spp. (beta-haemolytic, ngoại trừ S. pyogenes)

Các chủng vi khuẩn mà việc đề kháng thuốc có thể là vấn đề: Staphylococcus spp., coagulase âm tính.

Các chủng vi khuẩn sẵn có sự đề kháng: Corynebacterium spp., Micrococcus spp.

Cơ chế tác dụng:

Mupirocin là một kháng sinh (acid pseudomonic A) sản xuất bằng cách lên men Pseudomonas fluorescens. Thuốc ức chế sự tổng hợp protein của vi khuẩn do gắn thuận nghịch vào isoleucyl ARNt synthetase của vi khuẩn là enzym xúc tác sự tạo thành isoleucyl ARNt từ isoleucin và ARNt. Mupirocin ảnh hưởng không đáng kể đến sự tổng hợp ADN của vi khuẩn và tổng hợp peptidoglycan ở thành tế bào vi khuẩn; không tác động đến quá trình phosphoryl oxy hóa của vi khuẩn.

[XEM TẠI ĐÂY]

5.2. Dược động học:

Hấp thu: Mupirocin ít bị hấp thu từ vùng da không bị tổn thương ở người.

Chuyển hóa: Chỉ sử dụng mupirocin tại chỗ. Sau khi tiêm tĩnh mạch hoặc uống hoặc khi bị hấp thu (như qua vùng da bị tổn thương/bị bệnh) mupirocin nhanh chóng được chuyển hóa thành acid monic không hoạt tính.

Thải trừ: Mupirocin được đào thải nhanh chóng ra khỏi cơ thể nhờ chuyển hóa thành acid monic bất hoạt, chất này bị đào thải nhanh chóng qua thận.

5.3 Giải thích:

Chưa có thông tin. Đang cập nhật.

5.4 Thay thế thuốc :

Chưa có thông tin. Đang cập nhật.

*Lưu ý:

Các thông tin về thuốc trên Pharmog.com chỉ mang tính chất tham khảo – Khi dùng thuốc cần tuyệt đối tuân theo theo hướng dẫn của Bác sĩ

Chúng tôi không chịu trách nhiệm về bất cứ hậu quả nào xảy ra do tự ý dùng thuốc dựa theo các thông tin trên Pharmog.com

6. Phần thông tin kèm theo của thuốc:

6.1. Danh mục tá dược:

 

6.2. Tương kỵ :

Không dùng phối hợp thuốc mỡ, thuốc kem mupirocin với thuốc khác.

6.3. Bảo quản:

Thuốc mỡ bôi ngoài da bảo quản ở 20 – 25 oC.

6.4. Thông tin khác :

Không có.

6.5 Tài liệu tham khảo:

Dược Thư Quốc Gia Việt Nam

Hoặc HDSD Thuốc.

7. Người đăng tải /Tác giả:

Bài viết được sưu tầm hoặc viết bởi: Bác sĩ nhi khoa – Đỗ Mỹ Linh.

Kiểm duyệt , hiệu đính và đăng tải: PHARMOG TEAM

 

Rate this post

Viết một bình luận