1. Tên hoạt chất và biệt dược:
Hoạt chất : Zinc Gluconate (Kẽm gluconat)
Phân loại: Khoáng chất và chất điện giải.
Nhóm pháp lý: Thuốc không kê đơn OTC – (Over the counter drugs)
Mã ATC (Anatomical Therapeutic Chemical): A12CB02.
Biệt dược gốc:
Biệt dược: ATIZINC, ATIZINC SIRO
Hãng sản xuất : Công ty Cổ phần Dược phẩm An Thiên.
2. Dạng bào chế – Hàm lượng:
Dạng thuốc và hàm lượng
Viên nén 70mg
Siro 10mg/5ml
Hộp 20 ống nhựa uống × 5 ml.
Hộp 30 ống nhựa uống × 5 ml.
Hộp 50 ống nhựa uống × 5 ml.
Hộp 1 chai × 30 ml.
Hộp 1 chai × 60 ml.
Hộp 1 chai × 100 ml.
Thuốc tham khảo:
ATIZINC siroMỗi 5 ml siro có chứa:Zinc Gluconate………………………….10 mgTá dược………………………….vừa đủ (Xem mục 6.1)
ATIZINC Mỗi viên nén có chứa:Zinc Gluconate………………………….70 mgTá dược………………………….vừa đủ (Xem mục 6.1)
3. Video by Pharmog:
[VIDEO DƯỢC LÝ]
————————————————
► Kịch Bản: PharmogTeam
► Youtube: https://www.youtube.com/c/pharmog
► Facebook: https://www.facebook.com/pharmog/
► Group : Hội những người mê dược lý
► Instagram : https://www.instagram.com/pharmogvn/
► Website: pharmog.com
4. Ứng dụng lâm sàng:
4.1. Chỉ định:
Uống kết hợp với các dung dịch bù nước và điện giải trong phác đồ điều trị tiêu chảy kéo dài (theo khuyến cáo của Tổ chức Y Tế thế giới WHO).
Bổ sung kẽm vào chế độ ăn hằng ngày, tăng cường sức đề kháng giúp cơ thể khỏa mạnh.
Phòng ngừa và điều trị các trường hợp thiếu kẽm: trẻ còi xương, suy dinh dưỡng, chậm tăng trưởng, thường bị rối loạn tiêu hóa, chán ăn, khó ngủ, khóc đêm, nhiễm trùng tái diễn ở da, đường hô hấp, đường tiêu hóa, khô da, da đầu, chi dày sừng, hói, loạn dưỡng móng (móng nhăn, có vệt trắng, chậm mọc), vết thương chậm lành, khô mắt, loét giác mạc, quáng gà).
Phụ nữ mang thai (thường bị nôn) và bà mẹ đang cho con bú, người có chế độ ăn thiếu cân bằng hoặc ăn kiêng, người phải nuôi ăn lâu dài qua đường tĩnh mạch.
4.2. Liều dùng – Cách dùng:
Cách dùng :
Dùng uống. Uống sau bữa ăn.
Liều dùng:
Đối với quy cách ống uống 5 ml:
Trẻ em dưới 6 tuổi: ½ ống/ngày.
Người lớn, trẻ em trên 6 tuổi: 1 ống/ ngày.
Phụ nữ mang thai, phụ nữ đang cho con bú: 2 ống/ngày.
Đối với quy cách chai:
Trẻ em dưới 6 tuổi: 2,5 ml/ngày (đong bằng cốc đong kèm theo).
Người lớn, trẻ em trên 6 tuổi: 5 ml/ngày (đong bằng cốc đong kèm theo).
Phụ nữ mang thai, phụ nữ đang cho con bú: 10 ml/ngày (đong bằng cốc đong kèm theo).
4.3. Chống chỉ định:
Quá mẫn cảm với các thành phần của thuốc.
4.4 Thận trọng:
Lưu ý với bệnh nhân suy thận vì có thể xảy ra hiện tượng tích lũy kẽm.
Tá dược có chứa lactose : không nên sử dụng cho bệnh nhân không dung nạp galactose, thiếu hụt Lapp lactase, rối loạn hấp thu glucose – galactose.
Tá dược có sucrose và sorbitol: Bệnh nhân mắc các rối loạn điều trị về dung nạp fructose, rối loạn hấp thu glucose – galactose hoặc thiếu hụt enzym sucrose – isomaltase không nên sử dụng thuốc này.
Tá dược màu đỏ erythrosin, methyl paraben, propyl paraben, có nguy cơ gây phản ứng dị ứng.
Tác động của thuốc trên người lái xe và vận hành máy móc.
Chưa có dữ liệu về tác động của thuốc khi lái xe và vận hành máy móc.
4.5 Sử dụng cho phụ nữ có thai và cho con bú:
Xếp hạng cảnh báo
AU TGA pregnancy category: Miễn
US FDA pregnancy category: NA
Thời kỳ mang thai:
Bổ sung nhu cầu hằng ngày theo chỉ định của bác sĩ (không quá 45mg kẽm/ngày).
Thời kỳ cho con bú:
Bổ sung nhu cầu hằng ngày theo chỉ định của bác sĩ (không quá 45mg kẽm/ngày).
4.6 Tác dụng không mong muốn (ADR):
Đau bụng, khó tiêu, buồn nôn, kích ứng dạ dày.
Dùng kẽm gluconat kéo dài với liều cao dẫn đến nguy cơ thiếu đồng, gây thiếu máu và giảm bạch cầu trung tính. Nên theo dõi công thức máu và cholesterol huyết thanh để phát hiện sớm dấu hiệu của sự thiếu hụt đồng.
Thông báo cho Bác sĩ những tác dụng không mong muốn gặp phải khi sử dụng thuốc.
4.7 Hướng dẫn cách xử trí ADR:
Ngừng sử dụng thuốc. Với các phản ứng bất lợi nhẹ, thường chỉ cần ngừng thuốc. Trường hợp mẫn cảm nặng hoặc phản ứng dị ứng, cần tiến hành điều trị hỗ trợ (giữ thoáng khí và dùng epinephrin, thở oxygen, dùng kháng histamin, corticoid…).
4.8 Tương tác với các thuốc khác:
Sự hấp thu của kẽm có thể giảm nếu dùng chung với sắt, penicilamin, chế phẩm chứa phospho, và tetracyclin
Uống kẽm gluconat có thể làm giảm hấp thu của đồng, fluoroquinolon, sắt, penicilamin và tetracyclin.
Trientin: Trientin có thể làm giảm sự hấp thu kẽm, cũng như kẽm có thể làm giảm sự hấp thu trientin.
Muối calci: Sự hấp thu kẽm có thể bị giảm bởi các muối calci.
Thực phẩm: Các nghiên cứu về sử dụng đồng thời kẽm với thực phẩm thực hiện trên người tình nguyện khỏe mạnh cho thấy sự hấp thu kẽm đã bị trì hoãn đáng kể bỡi nhiều loại thực phẩm (bao gồm bánh mì, trứng luộc, cà phê và sữa). Các chất có trong thực phẩm, đặc biệt là phytat và chất xơ, gắn kết với kẽm và ngăn chặn sự hấp thu vào tế bào ruột.
4.9 Quá liều và xử trí:
Triệu chứng: Buồn nôn, nôn.
Điều trị: than hoạt tính, sữa, calci carbonat làm chậm sự hấp thu kẽm.
5. Cơ chế tác dụng của thuốc :
5.1. Dược lực học:
Kẽm là thành phần cấu tạo của nhiều enzym quan trọng như: carbonic anhydrase, carboxypeptidase A và B, glutamic dehydrogenase, lactic dehydrogenase và nhiều enzym khác. Kẽm cần cho sự tổng hợp acid nucleid, glucid, protid. Giữ cho sự toàn vẹn của các mô.
Cơ chế tác dụng:
Kẽm là nguyên tố vi lượng có vai trò thiết yếu và rất quan trọng để đảm bảo cho sự phát triển và duy trì sự sống. Trong đó:
Kẽm là thành phần cấu tạo của nhiều enzyme quan trọng như: carbonic anhydrase, carboxypeptidase A và B, glutamic dehydrogenase, lactic dehydrogenase, và nhiều enzym khác. Đây là lý do giải thích vì sao: khi bị thiếu hụt lượng kẽm cần thiết cho cơ thể có thể dẫn đến nhiều tác động tiêu cực như: suy giảm miễn dịch, thị lực, chức năng sinh sản, suy nhược cơ thể, thần kinh, trí lực và chức năng của gan.
Đặc biệt kẽm là yếu tố rất cần thiết cho sự tổng hợp acid nucleic, glucid, protid, các khoáng chất quan trọng để tăng cường khả năng tự bảo vệ của cơ thể trước các tác nhân gây bệnh.
Bên cạnh đó kẽm đối với cơ thể là nguyên tố vi lượng không thể thiếu để giữ cho sự vẹn toàn của các mô, rút ngăn thời gian phục hồi chấn thương và những di chứng do bệnh tật gây ra.
[XEM TẠI ĐÂY]
5.2. Dược động học:
Kẽm có thể liên kết với các nhóm hydryl, amino, imidozol acid và các phân tử hữu cơ khác. Kẽm được hấp thu chủ yếu qua tá tràng, sau đó gắn kết lỏng lẻo với protein huyết tương và nhanh chóng đi đến các mô của cơ thể. Nồng độ kẽm trong huyết tương giảm ở phụ nữ mang thai và cho con bú.
Kẽm hiện diện trong tất cả các mô của cơ thể và tập trung với nồng độ cao ở tuyến tiền liệt và màng mạch của mắt (mạch mạc mắt).
Sự hấp thu của kẽm tại tá tràng giảm khi có sự hiện diện của oxylat, phosphat, canci, đồng và tăng khi có sự hiện diện của glucose, các amino acid, iodoquinol và các chất tạo phức chelat.
Mỗi ngày có khoảng 2-5mg kẽm được đào thải qua tuyến tụy và qua đường ruột, khoảng 500mm – 800mm kẽm được đào thải qua ống thận, khoảng 500mm kẽm được bài tiết qua mồ hôi.
Khoảng 99% lượng kẽm trong cơ thể nằm trong các tế bào, phần còn lại được tìm thấy trong huyết tương và các dịch ngoại bào. Nồng độ kẽm trong huyết tương khoảng 100mm/100ml, trong đó khoảng 70% liên kết với albumin, phần còn lại chủ yếu liên kết với a2– macroglobulin.
5.3 Giải thích:
Chưa có thông tin. Đang cập nhật.
5.4 Thay thế thuốc :
Chưa có thông tin. Đang cập nhật.
*Lưu ý:
Các thông tin về thuốc trên Pharmog.com chỉ mang tính chất tham khảo – Khi dùng thuốc cần tuyệt đối tuân theo theo hướng dẫn của Bác sĩ
Chúng tôi không chịu trách nhiệm về bất cứ hậu quả nào xảy ra do tự ý dùng thuốc dựa theo các thông tin trên Pharmog.com
6. Phần thông tin kèm theo của thuốc:
6.1. Danh mục tá dược:
Acid citric, sucralose, methyl paraben, propyl paraben, propylen glycol, sorbotol 70%, màu đỏ erythrosin, hương dâu, sucrose, nước tinh khiết
6.2. Tương kỵ :
Không áp dụng.
6.3. Bảo quản:
Nơi khô, tránh ánh sáng, nhiệt độ dưới 30°C.
6.4. Thông tin khác :
Không có.
6.5 Tài liệu tham khảo:
Dược Thư Quốc Gia Việt Nam