Thuốc an thần: Khi nào nên sử dụng, lạm dụng thuốc gây nguy hiểm gì?

Hiện nay, thuốc an thần được chia làm nhiều nhóm khác nhau, bao gồm: thuốc giúp an thần kinh, thuốc bình thần, thuốc chỉnh khí sắc, thuốc chống trầm cảm.

Thuốc an thần là nhóm thuốc làm chậm hoạt động của não bộ, có tác dụng làm dịu thần kinh và làm bạn dễ ngủ hơn. Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc an thần quá liều, lạm dụng thuốc sẽ gây ra nguy hiểm cho cơ thể.

1. Thuốc an thần là gì?

Thuốc an thần là loại thuốc trấn an thần kinh, có khả năng làm chậm hoạt động của não bộ, điều hòa thần kinh.

Thuốc an thần có cơ chế hoạt động giúp kích thích hoạt động như một chất dẫn truyền thần kinh để thúc đẩy tăng tiết hormone dopamine để tạo ra cảm giác dễ chịu cho người bệnh. Sau khi dùng thuốc, người bệnh sẽ không còn biết đến cảm giác mệt mỏi hay đau đớn, đồng thời dễ chìm sâu vào giấc ngủ hơn.

Thuốc an thần tác động trực tiếp lên hệ thần kinh trung ương giúp loại bỏ cảm giác mệt mỏi căng thẳng và tạo cảm giác buồn ngủ

2. Tác dụng của thuốc an thần như thế nào?

Các tác dụng của thuốc an thần rất đa dạng, bao gồm: điều trị lo lắng, căng thẳng, co giật, rối loạn hoảng sợ và rối loạn giấc ngủ. Tác dụng của thuốc an thần có thể kéo dài từ vài giờ đến hơn một ngày.

Trong một số trường hợp thì những thuốc này còn được sử dụng với mục đích giãn cơ, giảm đau gây mê, chống co giật,…

3. Dùng thuốc an thần cho những ai?

– Người hay gặp phải căng thẳng, stress trong cuộc sống gây mất ngủ.

– Người thường xuyên bị lo âu quá mức, gây ra những cơn hoảng sợ khiến cho người bệnh bị mất ngủ triền miên và dễ bị hoang tưởng.

– Người thường xuyên mắc bệnh động kinh.

Người hay gặp phải căng thẳng, stress trong cuộc sống gây mất ngủ

– Bệnh nhân cần phải gây mê để an thần trước khi thực hiện nội soi, và một số trường hợp người bệnh không hợp tác khi chụp cộng hưởng từ.

– Người mắc bệnh trầm cảm, tự kỷ.

– Đặc biệt, thuốc an thần thường được chỉ định dùng và không thể thiếu trong chuyên khoa tâm thần bởi chúng thường được điều trị ở các trường hợp bị kích động đập phá hay chống đối để gây ra những hành vi nguy hiểm.

– Người bị mất ngủ do môi trường xung quanh không yên tĩnh, hay do người bệnh dùng các chất kích thích trước khi ngủ như trà, cà phê, hay bò húc, coca ….

>>> Kiến thức hay: Thuốc an thần: Có những loại nào, công dụng ra sao?

4. Những loại thuốc an thần thường gặp

Hiện nay, thuốc an thần được chia làm nhiều nhóm khác nhau, bao gồm: thuốc giúp an thần kinh, thuốc bình thần, thuốc chỉnh khí sắc, thuốc chống trầm cảm.

4.1 Thuốc giúp an thần kinh

Các loại thuốc thường gặp: Clorpromazina, Levomepromazin, Haloperidol, Sulpirid, Risperidon, Thioridazine,…

Clorpromazina là loại thuốc giúp an thần kinh phổ biến

Những loại thuốc này có tác dụng chính là trấn an, điều hòa về tinh thần, làm dịu thần kinh gây cảm giác mơ màng buồn ngủ.

Ngoài ra, thuốc còn có khả năng chống loạn thần, điều trị các chứng bệnh thần kinh như hoang tưởng, ảo giác, tâm thần phân liệt. Khi sử dụng với các loại thuốc ngủ, thuốc gây mê sẽ làm tăng tác dụng của những loại thuốc này một cách hiệu quả hơn.

4.2 Thuốc bình thần

Loại thuốc đại diện cho nhóm này và thường được sử dụng nhiều nhất là thuốc thuộc nhóm Benzodiazepin: diazepam, flurazepam, estazolam, temazepam, triazolam,…

Ngoài ra, còn có các loại thuốc bình thần thuộc thế hệ mới, đem lại hiệu quả tốt hơn, ít tác dụng phụ như Buspirone, Zolpidem,…

Thuốc bình thần Temazepam thường được sử dụng nhiều nhất

Nhóm thuốc bình thần có tác dụng an thần, giảm bớt lo lắng, căng thẳng sau chấn thương. Đặc biệt có khả năng làm giảm cảm giác căng thẳng, âu lo, làm chậm các hoạt động vận động và làm dịu sự bồn chồn.

Ngoài ra, còn làm giảm các cảm xúc thái quá và giảm căng thẳng tâm thần, chống co giật. Nếu người bị mất ngủ do stress, âu lo thì có thể sử dụng thuốc bình thần để gây ngủ, dễ ngủ hơn.

4.3 Thuốc chống trầm cảm

Các loại thuốc chống trầm cảm thường dùng là thuốc ức chế MAO, Anafranil, Amitriptyplin, Fluvoxamine, Fluoxetine, Paroxetine, Sertraline,…

Fluoxetine – Một loại thuốc chống trầm cảm tạo sự êm dịu cho tinh thần

Các loại thuốc này được sử dụng cho người lo âu, mệt mỏi có nguy cơ bị trầm cảm, người đang điều trị trầm cảm, gây hoạt hóa tâm thần. Gây ngủ cho những trường hợp bị mất ngủ, tạo sự êm dịu cho tinh thần, điều trị âu lo.

4.4 Thuốc chỉnh khí sắc cho người bệnh

Một số loại thuốc chỉnh khí sắc như Lithium, thuốc chống động kinh (Valproate, Carbamazepine,…).

Đây là loại thuốc giúp cho tình trạng cảm xúc của người bệnh trở nên ổn định hơn, có tác dụng trong điều trị trạng thái hưng cảm và đồng thời cũng giúp điều trị trạng thái trầm cảm trong rối loạn cảm xúc lưỡng cực. Các thành phần trong các loại thuốc chỉnh khác còn có khả năng chống động kinh.

5. Các loại thuốc an thần gây ngủ

Nhóm thuốc an thần gây ngủ thường được chia thành 3 loại theo cấu trúc hóa học bao gồm:

Benzodiazepines là loại thuốc an thần gây ngủ khá quen thuộc do thường được ưu tiên sử dụng. Các hoạt chất thuốc thường dùng là diazepam, bromazepam, clonazepam với một số tên thương mại phổ biến như Seduxen, Valium, Lexomil, Rivotril…

Rivotril – Loại thuốc an thần gây ngủ khá quen thuộc

Barbiturate là các thuốc phenobarbital (Gardenal), pentobarbital (Nembutal). Loại thuốc này hiện nay ít được dùng để an thần, gây ngủ do có nhiều tác dụng không mong muốn hơn. Tuy nhiên, loại này vẫn được dùng với mục đích chống co giật hoặc gây mê.

Thuốc ngủ “Z – drugs”: zolpidem (Stilnox, Ambien), eszopiclone (Lunesta), zaleplon (Sonata). Đây là loại thuốc được ưa dùng trong rối loạn giấc ngủ nhờ tác dụng gây ngủ êm dịu và ít khi xảy ra nhờn thuốc và hội chứng cai khi ngừng thuốc.

6. Tác dụng phụ của thuốc an thần

Thuốc an thần có thể có tác dụng phụ ngắn hạn hoặc dài hạn.

– Tác dụng phụ ngay lập tức của thuốc an thần có thể gồm: buồn ngủ, chóng mặt, mờ mắt, không thể nhìn tốt như bình thường, phản xạ suy giảm, thở chậm hơn, không cảm thấy đau dữ dội, khó tập trung hoặc suy nghĩ (nhận thức kém), nói chậm hơn hoặc nói ngọng.

– Sử dụng thuốc an thần trong thời gian dài có thể dẫn đến các tác dụng phụ như suy giảm trí nhớ, thường xuyên quên, mệt mỏi, cảm giác tuyệt vọng hoặc suy nghĩ tự tử. Người bệnh bị rối loạn chức năng gan hoặc suy gan do tổn thương mô hoặc dùng quá liều.

Cẩn thận với tác dụng phụ của các loại thuốc an thần

7. Lạm dụng thuốc an thần để chữa mất ngủ – hiểm họa khó lường

Thuốc an thần có tác dụng ức chế hoạt động của hệ thần kinh, đưa cơ thể vào trạng thái buồn ngủ. Vì vậy, nhiều người thường tìm đến thuốc an thần để trị chứng mất ngủ.

Tuy nhiên, các chuyên gia y tế khuyến cáo, việc lạm dụng thuốc an thần sẽ làm ảnh hưởng trực tiếp đến não bộ và để lại những hệ lụy khôn lường, gây tổn hại nghiêm trọng cho sức khỏe. Đặc biệt, những người mẫn cảm về thuốc, mắc các bệnh tim mạch…

7.1 Nhờn thuốc

Nhiều người có thói quen tự mua các loại thuốc an thần và tự ý sử dụng không đúng liều lượng. Điều này không chỉ làm giảm tác dụng của thuốc, mà còn dễ gây ra hiện tượng nhờn thuốc.

Thực tế cho thấy, có nhiều trường hợp sử dụng các loại thuốc an thần trị mất ngủ có tác dụng rõ rệt trong thời gian đầu. Tuy nhiên, sau đó, mất ngủ càng trở nên trầm trọng, thậm chí cả khi đã sử dụng thuốc an thần hay sau khi tăng liều sử dụng.

Làm dụng thuốc an thần gây ra tác dụng của thuốc bị giảm mà còn gây ra tình trạng nhờn thuốc

7.2 Lệ thuộc thuốc, nghiện thuốc

Ngoài ra, các thuốc an thần còn giúp thư giãn cơ thể. Tuy nhiên, nếu dùng thuốc không theo chỉ định của bác sĩ, có nguy cơ bị lệ thuộc thuốc.

>>> Lưu ý: Đừng để “nghiện” thuốc an thần

Khi sử dụng các thuốc an thần, đầu tiên, người bệnh sẽ nhận thấy các tác dụng với chỉ một liều thấp. Sau đó, để đạt được cảm giác dễ chịu ban đầu, người ta phải dần dần tăng liều. Hiện tượng này gọi là dung nạp thuốc.

Nhiều thuốc nhóm an thần nhẹ có thể gây ra quá trình dung nạp rất sớm. Bởi vậy, người dùng dễ dàng bị lệ thuộc các thuốc này chỉ sau một thời ngắn.

Lệ thuộc thuốc an thần làm người dùng luôn luôn có nhu cầu sử dụng thuốc. Việc ngừng sử dụng hoặc kiểm soát liều dùng là rất khó thực hiện. Hậu quả là, người dùng sẽ gặp nhiều vấn đề khác về sức khỏe, tiền bạc, công việc…

7.3 Gây rối loạn hoạt động của não bộ

Các thuốc an thần có tác dụng trực tiếp tới hệ thần kinh để thực hiên các tác dụng của thuốc. Khi sử dụng thuốc an thần quá liều, lạm dụng thuốc, hệ thần kinh trung ương có thể bị ức chế, gây ra những rối loạn trong hoạt động của não bộ.

Hơn nữa, sử dụng thuốc an thần thường xuyên còn có thể gây ra trạng thái rối loạn cảm xúc. Do đó, người bệnh có thể bị lo âu, căng thẳng kéo dài, thậm chí là trầm cảm.

Lạm dụng thuốc an thần làm bệnh tim thêm trầm trọng

7.4 Ảnh hưởng hô hấp, tim mạch

Lạm dụng các thuốc an thần có thể đặc biệt nguy hiểm trong trường hợp người dùng có các vấn đề về hô hấp hay tim mạch. Bác sĩ nên cân nhắc khi cho người bệnh hô hấp, tim mạch sử dụng thuốc an thần.

8. Hội chứng ác tính do thuốc an thần

8.1 Hội chứng ác tính do thuốc an thần là gì?

Hội chứng ác tính do thuốc an thần (Neuroleptic maglinant syndrome – NMS) là một cấp cứu thần kinh mà có ảnh hưởng đến tính mạng, liên quan đến việc sử dụng thuốc an thần. Hội chứng đặc trưng bởi thay đổi trạng thái tâm thần, co cứng cơ, tăng thân nhiệt, rối loạn thần kinh tự chủ.

8.2 Các loại thuốc gây hội chứng ác tính do thuốc an thần

Các loại thuốc có thể gây hội chứng ác tính do thuốc an thần gồm nhóm an thần điển hình có hiệu lực cao (haloperidol, fluphenazine), nhóm an thần có hiệu lực thấp (chlorpromazine), nhóm thuốc giảm lo âu, dịu thần kinh (clozapine, risperidone, olanzapine) cũng giống như nhóm thuốc chống nôn (metoclopramide, promethazine).

Hội chứng ác tính do thuốc an thần là gì?

8.3 Triệu chứng

4 triệu chứng đặc trưng của hội chứng này thường phát triển trong một vài ngày và thường theo thứ tự sau:

– Trạng thái tinh thần bị thay đổi: Đây là sự biểu hiện sớm nhất, thường là trạng thái mê sảng kích động, và có thể tiến triển đến tình trạng hôn mê hoặc không đáp ứng (phản ánh bệnh não).

– Tình trạng co cứng cơ thường xảy ra và co cứng rất nhiều. Tăng trương lực cơ được chứng minh bằng cách di chuyển tứ chi và được biểu hiện “cứng như ống chì”, hoặc lực kháng ổn định với mọi chuyển động của tứ chi.

Những rối rối loạn vận động khác bao gồm cả rung cơ (có 45-92%), và ít xảy ra hơn như rối loạn trương lực cơ, người ưỡn cong, cứng khít hàm, chứng múa giật và những rối loạn vận động khác. Bệnh nhân có thể chảy nước dãi, rối loạn khớp và nuốt.

– Tăng thân nhiệt: Nhiệt độ thường là > 38° C và thường > 40° C.

– Rối loạn hệ thần kinh tự chủ thì đặc trưng như nhịp tim nhanh, huyết áp cao hoặc dao động, thở nhanh. Rối loạn nhịp tim. Vã mồ hôi cũng thường xảy ra.

9. Sử dụng thuốc an thần đúng cách và hiệu quả

Để sử dụng thuốc an toàn, bạn nên tuân thủ các nguyên tắc sau đây:

9.1 Chỉ uống thuốc ngủ khi được bác sĩ chỉ định

Đây là nhóm thuốc được ví như “con dao hai lưỡi”. Vì bên cạnh những tác dụng hiệu quả với sức khỏe thì thuốc cũng gây ra không ít những tác động có hại cho người dùng

Bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ để được hướng dẫn trước khi sử dụng thuốc. Trong quá trình sử dụng thuốc, bạn nên chia sẻ với bác sĩ về tình trạng của bản thân để bác sĩ có hướng điều chỉnh phù hợp.

Phải tuân theo đúng lộ trình, liều lượng và thời gian dùng thuốc mà bác sĩ đã đưa ra

9.2 Sử dụng thuốc ngủ đúng liều lượng, thời gian

Bạn cần sử dụng đúng liều lượng và thời gian theo sự hướng dẫn của bác sĩ. Nên uống thuốc ngủ trước khi đi ngủ từ 30 phút – 1 tiếng. Sau khi đã uống thuốc, ngay sau đó nên nhanh chóng đi ngủ.

9.3 Không vận động sau khi uống thuốc

Sau khi uống thuốc, bạn nên ngừng hoạt động và nghỉ ngơi hoàn toàn.

Ngoài ra, tránh ăn uống, gọi điện thoại hoặc quan hệ tình dục… vì lúc này cơ thể đang trong tình trạng không hoàn toàn tỉnh táo.

9.4 Không uống thuốc ngủ cùng rượu, bia và các loại thuốc khác

Khi uống thuốc ngủ cùng với các loại thuốc khác có ảnh hưởng đến hệ thần kinh trung ương hoặc các chất kích thích (rượu, bia, thuốc lá…) thì có thể sẽ gây ra tác dụng phụ hoặc những phản ứng tiêu cực đối với sức khỏe.

Ngay cả việc sử dụng thuốc ngủ cùng rượu có thể gây ra tình trạng bối rối, chóng mặt, mệt mỏi.

Không uống thuốc ngủ cùng rượu, bia,… và các loại thuốc khác

9.5 Không ngừng uống thuốc ngủ đột ngột

Nếu chưa có sự đồng ý của bác sĩ, bạn không được tự ý dừng uống đột ngột, vì điều này có thể dẫn đến tình trạng lo âu, buồn nôn, bị chuột rút….

10. Lưu ý khi sử dụng thuốc an thần

Không dùng thuốc an thần lâu hơn 3 tuần, nên cố gắng giảm dần liều lượng cho đến khi ngưng thuốc.

Không dùng thuốc khi lái xe hoặc điều khiển máy móc, bởi thuốc có tác dụng ức chế thần kinh trung ương làm giảm sự tỉnh táo.

Không được dùng thuốc cho bệnh nhân quá lớn tuổi… sẽ dễ dẫn đến nguy cơ liệt hô hấp, gây tử vong…

>>> Chi tiết: Uống thuốc an thần bao nhiêu thì tử vong?

11. Có nên sử dụng thuốc ngủ cho trẻ?

Loại thuốc dùng vào mục đích điều trị nhưng có tác dụng phụ gây ngủ có thể cho trẻ sử dụng được. Tức là dùng tác dụng phụ của thuốc điều trị bệnh để làm mục đích sử dụng cho trẻ ngủ nhiều, ít hoạt động thì dễ lên cân và đỡ quấy khóc.

Còn nếu cho trẻ dùng nhóm thuốc điều trị mất ngủ và thuốc tâm thần, thần kinh dùng để điều trị bệnh nhân tâm thần thì rất có hại và vô cùng nguy hiểm.

Phụ huynh cần đặc biệt lưu ý không dùng thuốc cho trẻ khi không có bệnh. Và chỉ khi có chỉ định điều trị của bác sĩ thì mới được dùng thuốc cho trẻ, ngay cả thuốc bổ cũng vậy.

Dùng thuốc an thần cho trẻ – LỢI hay HẠI?

Nếu sử dụng nhiều quá thì tác dụng phụ đầu tiên là lờn thuốc. Khi đã lờn thuốc, sau này cần sử dụng thuốc đó để điều trị bệnh sẽ không còn hiệu quả. Lờn thuốc còn là “nghiện thuốc”, không có thuốc thì khó chịu như nghiện thuốc lá, không có thuốc trẻ không ngủ được. Đáng lo hơn là trẻ sẽ ngủ nhiều vào ban ngày, tối sẽ không ngủ nữa.

12. Phương pháp không dùng thuốc giúp dễ đi vào giấc ngủ

Để dễ đi vào giấc ngủ, bạn không nhất thiết phải sử dụng thuốc an thần. Dưới đây là những hướng dẫn để giúp bạn đi vào giấc ngủ dễ dàng và sâu giấc.

12.1 Thư giãn tâm lý

Đối với người khỏe mạnh, bình thường thì nếu thỉnh thoảng bị mất ngủ và không ngủ đủ 7- 8 giờ mỗi đêm thì sức khỏe cũng sẽ không bị ảnh hưởng gì. Vì vậy, chúng ta không nên quá lo lắng khi bị như vậy.

Những bệnh nhân bị mất ngủ kéo dài thường rất sợ buổi tối, vì họ nghĩ rằng có thể sẽ không ngủ được, và càng lo sợ về tình trạng bệnh thì giấc ngủ càng khó đến.

Nếu trong ngày còn những vấn đề chưa giải quyết xong thì cũng tạm gác lại, không nên vừa nằm ngủ vừa nghĩ cách giải quyết những vấn đề đó. Nếu chưa ngủ được sau 5 – 10 phút nằm trên giường, nên đứng dậy và làm một điều gì đó.

12.2 Vệ sinh giấc ngủ

Không sử dụng các chất kích thích (cà phê, trà, thuốc lá, rượu…) vào buổi chiều, tránh ngủ nhiều vào ban ngày, tập bài thể dục nhẹ nhàng có tính chất thư giãn trước khi ngủ sẽ giúp bạn dễ đi vào giấc ngủ hơn.

Bên cạnh đó, bạn cần tránh những kích thích làm khó ngủ như nghe nhạc quá to, đọc sách quá hay và cuốn hút, xem những phim đòi hỏi phải chú ý cao theo dõi sát sao…

Nếu có thể, bạn hãy tắm nước ấm trước giờ đi ngủ 20 phút.

Ban đêm không uống cà phê trong vòng ít nhất 6 tiếng trước giờ ngủ

Bữa ăn quá thịnh soạn cũng khiến bạn khó ngon giấc, vì vậy cần tránh những bữa ăn quá thịnh soạn và ăn quá no.

Phòng ngủ thoáng khí, ít ánh sáng, không quá nóng hay quá lạnh là yếu tố giúp bạn có giấc ngủ ngon lành.

Dù bạn có bị mất ngủ thì cũng chỉ nên nằm trên giường với thời gian bằng thời gian ngủ bình thường trước khi bị mất ngủ. Nên nhớ rằng, bạn cần thức dậy đúng giờ.

Trong một số trường hợp, bạn nên thay đổi giường và phòng khác. Ngoài ra, sự thỏa mãn về tình dục sẽ đẩy mạnh giấc ngủ ở nam nhiều hơn nữ.

Cuối cùng là bạn cần bổ sung trong chế độ ăn các chất như Melatonin và L- tryptophan. Melatonin là một hormone nội sinh được sản xuất bởi tuyến tùng và nó giúp điều hòa giấc ngủ.

13. Ăn gì để thay thế thuốc an thần?

Thay vì sử dụng thuốc để điều hòa giấc ngủ, bạn có thể thay đổi chế độ sinh hoat và bổ sung các chất dinh dưỡng cần thiết cho giấc ngủ.

13.1 Quả hạnh

Các loại quả hạt tươi, đặc biệt là quả hạnh, sẽ giúp bạn ngủ dễ hơn và sâu giấc hơn. Lượng magie có trong quả hạnh giúp ngăn ngừa các vấn đề xảy đến cho giấc ngủ và làm thư giãn các cơ. Bạn nên ăn quả hạnh trước thời gian đi ngủ 2-3 tiếng để mang lại hiệu quả tốt nhất.

Quả hạnh giúp khắc phục chứng mất ngủ hiệu quả

13.2 Ngũ cốc

Nghiên cứu gần đây đã chứng minh ngũ cốc ít đường có thể giúp giấc ngủ “ngon lành” hơn. Ngũ cốc ăn kèm với sữa chua cũng mang lại hiệu quả tương tự.

Sự kết hợp cả hai có thể tăng hoạt động của serotonin trong não, một axit amin giúp ổn định tâm lý và tăng chất lượng giấc ngủ. Khi lượng serotonin trong cơ thể cao, cảm giác buồn ngủ sẽ tăng lên.

13.3 Trứng luộc

Khi bị thức giấc và thấy bụng đói, bạn nên lựa chọn quả trứng luộc để tăng lượng protein.

Lượng protein cao trong trứng giúp cải thiện giấc ngủ và duy trì sự cân đối cho cơ thể, mang lại sự bảo vệ tuyệt đối cho bạn. Tuy nhiên, nếu gặp vấn đề với cholesterol, bạn chỉ nên ăn lòng trắng trứng.

13.4 Mật ong

Mật ong có thể mang lại sự khác biệt lớn, cải thiện chất lượng giấc ngủ. Bản chất “gây ngủ” của mật ong là một giải pháp hữu hiệu trị chứng mất ngủ.

Mật ong giúp bạn ngủ ngon tự nhiên

13.5 Bỏng ngô (bắp rang) không bơ hoặc không đường

Bỏng ngô chứa đủ lượng carbonhydrate giúp đảm bảo cung cấp đủ amino axit tryptophan cho não. Loại amino axit này được sử dụng để sản sinh ra serotonin, gây buồn ngủ. Bởi vậy, nên ăn bỏng ngô trước khi ngủ, và nhớ là bỏng ngô không đường và bơ.

Thuốc an thần – Một số thông tin liên quan cần chú ý:

Rate this post

Viết một bình luận