Thuốc giảm đau bụng kinh hiệu quả hiện nay và những lưu ý khi dùng

Các loại thuốc giảm đau bụng kinh hiệu quả hiện nay và những lưu ý khi dùng

Thuốc giảm đau bụng kinh giúp chị em thoải mái hơn trong kỳ kinh nguyệt hiện nay không hề ít. Những thuốc này thường có tác dụng nhanh và tiện lợi. Tuy nhiên, liệu sử dụng các loại thuốc này có thực sự an toàn và phải lưu ý những gì khi dùng để đảm bảo cho sức khỏe?

Top 7 thuốc giảm đau bụng kinh hiệu quả hiện nay

Theo Thạc sĩ, bác sĩ Đỗ Thanh Hà – Nguyên Giám đốc Phòng khám Đông y Việt Nam, đau bụng kinh là tình trạng vô cùng phổ biến ở nữ giới. Tuy nhiên, tùy theo từng cơ địa của mỗi người mà cơn đau cũng như sự khó chịu sẽ khác nhau.

Thạc sĩ, bác sĩ Đỗ Thanh Hà là chuyên gia hàng đầu với 40 năm kinh nghiệm điều trị bệnh kinh nguyệt, bệnh Sản Phụ khoa bằng YHCTThạc sĩ, bác sĩ Đỗ Thanh Hà là chuyên gia hàng đầu với 40 năm kinh nghiệm điều trị bệnh kinh nguyệt, bệnh Sản Phụ khoa bằng YHCT

Rất nhiều người chỉ cảm nhận cơn đau rất nhẹ nhàng rồi nhanh chóng trôi qua trong ngày đầu tiên. Thế nhưng có những người phải chịu đựng cơn đau bụng kinh dữ dội. Thậm chí là đau lan xuống phần lưng, bụng dưới. Nhiều người đau đến mức xanh xám mặt mày và phải cần đến sự hỗ trợ của các loại thuốc giảm đau.

Hiện nay có nhiều loại thuốc giảm đau bụng kinh cho chị em lựa chọn và sử dụng. Và dưới đây là một số loại thuốc giảm đau bụng kinh hiệu quả được nhiều chị em sử dụng giúp chu kỳ kinh nguyệt diễn ra nhẹ nhàng và “yên bình” hơn.

Từng đau “xoắn ruột gan” mỗi kỳ đèn đỏ, cô nàng 26 tuổi tiết lộ bí quyết thoát khỏi an toàn

Bạn Phạm Trần Hà Vi (26 tuổi, Hà Nội), người phải sống chung với những cơn đau bụng kinh dữ dội trong nhiều năm trời. Nhờ bài thuốc đau bụng kinh từ Y học cổ truyền bạn đã chữa khỏi tình trạng này vĩnh viễn.

1. Thuốc giảm đau bụng kinh Aspirin

Aspirin – một loại thuốc quá quen thuộc với tất cả chúng ta chứ không chỉ riêng gì các chị em phụ nữ. Bởi vì đây là loại thuốc được dùng để làm giảm các cơn đau đầu thông thường.

Ngoài ra, Aspirin còn có thể được dùng để giảm những cơn đau bụng kinh cho chị em khi đến kỳ nguyệt san.

Một số lưu ý khi dùng thuốc:

  • Bạn gái chưa đủ 18 tuổi thì không nên dùng thuốc để giảm đau bụng kinh.

  • Nếu thực sự cần thiết bạn có thể uống thuốc sau 4 giờ, nhưng phải đảm bảo không uống quá 4g một ngày.

  • Cần gặp bác sĩ tư vấn đề cách dùng thuốc nếu có vấn đề về dạ dày, gan, thận.

2. Thuốc giúp giảm đau bụng kinh Cataflam

Đây có thể được xem là một loại thuốc giúp giảm đau bụng kinh phổ biến được rất nhiều chị em sử dụng. Ngoài ra, thuốc Cataflam còn điều trị các cơn đau cấp tính như bong gân, đau cột sống, đau nửa đầu…

Ngoài ra, thuốc cũng được dùng để hỗ trợ điều trị một số cơn đau do viêm nhiễm phụ khoa, viêm tai – mũi – họng.

Lưu ý khi dùng thuốc:

  • Không sử dụng thuốc cho bạn gái chưa đủ 14 tuổi. Uống thuốc với nước và không nên nhai.

  • Khi dùng thuốc bạn chỉ nên uống từ 50-150 mg một ngày, tối đa không quá 200mg một ngày.

  • Nên dùng thuốc trước bữa ăn, bắt đầu áp dụng khi có dấu hiệu của đau bụng kinh.

  • Tùy vào mức độ của tình trạng đau bụng kinh mà dùng thuốc vào những ngày tiếp theo hoặc dừng.

3. Thuốc giảm đau bụng kinh an toàn Mefenamic Acid

Mefenamic Acid là loại thuốc giảm đau không steroid khá phổ biến hiện nay. Những cơn đau ở mức độ nhẹ và vừa thuốc hoàn toàn có thể giải quyết. Chưa kể, thuốc còn được dùng khi chị em bị đau bụng, mất quá nhiều máu trong kỳ kinh.

Lưu ý khi dùng thuốc:

  • Nên dùng thuốc theo chỉ định của dược sĩ hoặc bác sĩ có chuyên môn.

  • Khi uống thuốc bạn nên uống cùng với 240ml nước.

  • Sau khi uống khoảng 10 phút đầu tiên bạn không nên nằm.

  • Nếu cảm thấy khó chịu ở dạ dày bạn có thể uống thuốc cùng loại thức ăn nào đó hoặc sữa.

  • Dùng thuốc ở đầu chu kỳ kinh nguyệt để thuốc phát huy công dụng.

  • Không sử dụng thuốc liên tiếp trong 7 ngày.

4. Thuốc Hyoscinum giảm đau bụng kinh

Đây là loại thuốc có công dụng chống co thắt, gây giãn cơ. Cơ chế hoạt động đó là làm liệt giao cảm nên giúp giảm cơn đau bụng kinh hiệu quả.

Lưu ý khi dùng thuốc Hyoscinum:

  • Thuốc có thể gây ra tình trạng tim đập nhanh, khô miệng, tiểu tiện bí hoặc dị ứng da nhẹ (hiếm gặp).

  • Không dùng thuốc cho người bị cườm nước, rối loạn niệu đạo tiền liệt tuyến, người hẹp môn vị.

5. Giảm đau bụng kinh với Khang nữ đan

Khang nữ đan được biết đến là sản phẩm giảm đau bụng kinh tự nhiên an toàn. Được chiết xuất từ các loại thảo dược thiên nhiên như ích mẫu, xuyên khung, đương quy, hương phụ, ngải cứu…

Không chỉ giúp giảm đau bụng kinh, thuốc còn giúp chị em điều hòa kinh nguyệt. Từ đó giúp da dẻ khỏe mạnh, hồng hào và tươi sáng hơn. Ngoài ra, Khang nữ đan còn có công dụng chống viêm, trị khí hư, kích thích ăn ngon miệng.

Lưu ý khi sử dụng Khang nữ đan:

  • Mỗi lần dùng chị em chỉ nên dùng 15ml, 2 lần/ ngày sau bữa ăn hoặc khi bị đau bụng kinh.

  • Nên dùng thuốc khi có dấu hiệu có kinh đến khi hết kinh.

  • Sử dụng từ 3-6 tháng kinh nguyệt liên tiếp để có hiệu quả tốt hơn.

6. Thuốc giúp giảm đau bụng kinh Alverin

Alverin cũng là thuốc làm giảm đau bụng kinh mà chị em có thể tìm mua khi bị cơn đau bụng dữ dội. Thuốc với công dụng chính là chống lại các cơn đau co thắt ở vùng bụng dưới.

Vì thế, ngoài giảm đau bụng kinh chị em có thể dùng thuốc để khắc phục những cơn đau do co thắt ruột kết; túi thừa; những bệnh liên quan đến đường ruột hiệu quả.

Lưu ý khi sử dụng Alverin:

  • Để giảm đau bụng kinh, chị em dùng khoảng 60-120mg, chia thành 1-3 lần uống mỗi ngày.

  • Có thể dùng thuốc trước hoặc sau khi ăn đều được.

  • Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng thuốc nếu chị em bị tắc ruột hoặc có vấn đề ở ruột non.

7. Thuốc Dolfenal

Dolfenal thuộc nhóm thuốc giảm đau kháng viêm không Steroid. Thuốc với nhiều công dụng từ giảm đau bụng kinh cho đến đau đầu, đau do chất thương, đau răng, sốt…

Ngoài ra, thuốc còn được dùng trong trường hợp nữ giới bị rong kinh kèm theo co thắt.

Lưu ý khi dùng thuốc:

  • Uống 1 viên/ lần, 3 lần 1 ngày theo chỉ định của dược sĩ, bác sĩ.

  • Uống thuốc trong hoặc sau bữa ăn đều được

  • Mỗi đợt không nên uống quá 1 tuần, thông thường uống 2-3 ngày.

  • Không dùng thuốc cho những người suy thận, suy gan.

  • Người bị viêm loét đại tràng, loét dạ dày cần thận trọng khi dùng thuốc.

  • Một số tác dụng phụ chị em có thể gặp phải như đau bụng, buồn nôn, nổi ban, khó tiêu, mề đay, trầm cảm…

Đánh giá ưu điểm, nhược điểm của thuốc giảm đau bụng kinh

Theo bác sĩ Đỗ Thanh Hà, đã là thuốc thì bất cứ loại nào cũng đều sẽ có những mặt lợi và mặt hại tồn tại song song với nhau. Vì thế bác sĩ Hà khuyên chị em hãy lưu ý về 2 mặt này để sử dụng thuốc một cách tốt nhất.

1. Ưu điểm của thuốc giảm đau bụng kinh

Đầu tiên, thuốc giảm đau bụng kinh thường có tác dụng nhanh giúp làm giảm và ngưng cơn đau, co thắt tử cung giúp chị em không có cảm giác đau đớn và mệt mỏi nữa.

Dùng thuốc giảm đau sẽ giúp bạn tỉnh táo hơn nếu đau bụng kinh kèm theo các triệu chứng như chóng mặt, hoa mắt, đổ mồ hôi lạnh, cơn đau mạnh từ lưng xuống bụng dưới…

Cơ thể bạn sẽ cảm thấy thoải mái hơn và có thể sinh hoạt, làm việc một cách bình thường.

2. Nhược điểm của thuốc giảm đau bụng kinh

Bên cạnh những ưu điểm kể trên thì bác sĩ Hà cũng chỉ ra một số nhược điểm, hạn chế của thuốc đau bụng kinh như:

  • Nếu sử dụng thuốc kéo dài, thường xuyên bạn sẽ bị lệ thuộc vào thuốc.

  • Không còn khả năng tự chống chọi lại với cơn đau.

  • Thuốc có thể gây một số tác dụng phụ như ảnh hưởng đến chức năng gan, thận.

  • Mất khả năng sinh sản nếu lạm dụng, không tuân thủ theo chỉ dẫn của bác sĩ.

Chính vì vậy mà Thạc sĩ, bác sĩ Đỗ Thanh Hà khuyên chị em nên dùng thuốc hợp lý. Chỉ nên sử dụng khi thật sự cần thiết, tuyệt đối không lạm dụng, dùng thuốc thường xuyên. Ngoài ra, nếu nguyên nhân đau bụng kinh do các bệnh lý phụ khoa như u xơ tử cung, lạc nội mạc tử cung… thì chị em cần phải được điều trị càng sớm càng tốt.

Ngoài ra, nếu nguyên nhân đau bụng kinh do các bệnh lý phụ khoa như u xơ tử cung, lạc nội mạc tử cung… thì chị em cần phải được điều trị càng sớm càng tốt để không làm ảnh hưởng đến khả năng sinh sản sau này.

Chữa đau bụng kinh hiệu quả, an toàn bằng bài thuốc Đông y

Theo bác sĩ Hà, Đông y phân chia đau bụng kinh (thống kinh) thành 3 thể chủ yếu gồm: Đau bụng kinh nguyên phát; đau bụng kinh thứ phát và thống kinh màng. Mỗi một thể bệnh bác sĩ sẽ kê những bài thuốc phù hợp tương ứng để mang lại hiệu quả cao nhất.

Những vị thuốc được bác sĩ Đỗ Thanh Hà sử dụng là các loại thảo dược thiên nhiên có công dụng hoạt huyết, bổ huyết. Nhờ vậy sẽ giúp lưu thông máu hiệu quả, đồng thời tán ứ, giảm triệu chứng đau và điều hòa kinh nguyệt lại mức ổn định.

Các vị thuốc như trinh nữ hoàng cung, đương quy, ích mẫu, huyền sâm là những vị thuốc tôi thường sử dụng trong chữa đau bụng kinh. Đó là những vị thuốc có công dụng lưu thông khí huyết, bổ huyết, tăng cường sức khỏe cho người bệnh” – Bác sĩ Hà chia sẻ.

Do được bào chế từ các loại thảo dược nên bài thuốc của bác sĩ Hà sẽ đảm bảo an toàn, lành tính cho người bệnh. Đặc biệt, phương pháp chữa trị mang tính cá nhân hóa cao nên tùy vào từng thể bệnh, đối tượng bác sĩ sẽ kê đơn thuốc khác nhau.

Đến nay đã có rất nhiều người chữa trị thành công tình trạng đau bụng kinh với bác sĩ Đỗ Thanh Hà. Cụ thể bạn Phương Anh, 30 tuổi, sống tại Thanh Hóa cho biết: “Mình bị đau bụng kinh, mỗi khi đến ngày lại kèm theo cơn đau dữ dội, kéo dài, đó là cơn ác mộng của mình thời con gái. May mắn được bác sĩ Đỗ Thanh Hà chữa trị giờ đây mình đã cảm thấy thoải mái, tự tin, không còn đớn đau vào mỗi kỳ kinh nguyệt. Vô cùng cảm ơn bác sĩ Hà”.

VIDEO: Khám phá bài thuốc chữa rối loạn kinh nguyệt của bác sĩ Đỗ Thanh Hà

Để được thăm khám cũng như điều trị bệnh với bác sĩ Đỗ Thanh Hà chị em vui lòng liên hệ:

Thông tin hữu ích:

Rate this post

Viết một bình luận