Thuốc ngủ là gì? Cơ chế tác dụng và các loại phổ biến

Thuốc ngủ là gì? Khi nào nên sử dụng?

Mất ngủ, thiếu ngủ là một trong những nguyên nhân khiến cơ thể không đủ tỉnh táo, tập trung để ghi nhớ và làm việc. Khi đó, cơ thể dần trở nên mệt mỏi, suy nhược vì ngủ không đủ giấc, ngủ chập chờn, thậm chí quên cả việc ngủ. Trong những trường hợp này, sử dụng thuốc ngủ là một trong những giải pháp nhanh nhất để giải quyết vấn đề này. Vậy thuốc gây ngủ loại nào là tốt và khi dùng cần lưu ý những gì? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn đọc làm rõ những vấn đề này.

XEM THÊM: VTV2 giới thiệu bài thuốc Nam bí truyền điều trị bệnh mất ngủ hiệu quả

thuốc ngủthuốc ngủ

Thuốc ngủ là gì? Khi nào nên sử dụng?

Thuốc ngủ là loại sản phẩm hỗ trợ người bệnh cải thiện tình trạng mất ngủ, thiếu ngủ nhiều ngày liền, giúp người dùng chìm vào giấc ngủ sâu. Ngoài ra, loại thuốc này còn có tác dụng trấn an thần kinh, ổn định tâm lý, giảm căng thẳng, mệt mỏi, chóng tình trạng uể oải khi thức dậy.

Thuốc ngủ hoạt động dựa trên cơ chế tác động lên khu thần kinh trung ương và não bộ, kích thích não bộ giải phóng hormone gây ngủ. Khi đó, chúng giúp làm giảm tình trạng mệt mỏi, thư giãn đầu óc, điều hòa thần kinh và nhanh chóng chìm vào giấc ngủ. Một số loại thuốc ngủ thường gây ngủ khoảng 2 giờ đồng hồ, thậm chí có thể gây ngủ xuyên đêm.

Kinh nghiệm KHỎI HẲN mất ngủ, HẾT đau dạ dày nhờ bài thuốc thảo dược của người bệnh

Chị Nguyễn Thị Ngọc Nguyên (Q.9 – Tp HCM) khỏi hẳn mất ngủ, rối loạn giấc ngủ và lành bệnh dạ dày sau một thời gian ngắn sử dụng bài thuốc Định tâm An thần thang [Đọc ngay]

Những đối tượng dưới đây có thể sử dụng thuốc ngủ để gia tăng chất lượng giấc ngủ như:

  • Các đối tượng có vấn đề về thần kinh, người hay mệt mỏi, căng thẳng dẫn đến khó ngủ, ngủ không sâu giấc hoặc dễ bị đánh thức bởi những tác động nhỏ;
  • Người bị rối loạn đồng hồ sinh học, thời gian ăn, ngủ, nghỉ bất thường;
  • Người mất ngủ kinh niên;
  • Người khó chìm sâu vào giấc ngủ;
  • Người ngủ dậy hay có cảm giác mệt mỏi, uể oải, đau nhức cơ thể;
  • Người hay âu lo, trầm cảm hay bị kích động…

Tổng hợp 10 loại thuốc ngủ thông dụng và liều dùng cụ thể

Thuốc ngủ là giải pháp hiệu quả cho những đối tượng mất ngủ, thiếu ngủ thường xuyên. Tuy nhiên, trên thị trường hiện nay xuất hiện khá nhiều các sản phẩm gây ngủ với các thành phần, thương hiệu, mẫu mã hay nhãn mác khác nhau. Chính vì sự đa dạng ấy đã gây ra không ít sự hoang mang cho người sử dụng.

Hiểu được vấn đề đó, chúng toi sẽ giúp bạn đọc “sàng lọc” một số thuốc ngủ phổ biến được nhiều người lựa chọn. Bạn có thể tham khảo và lựa chọn để sử dụng khi cần thiết:

1. Thuốc gây ngủ Diazepam

Diazepam là thuốc hướng tâm thần thuộc nhóm 1,4 benzodiazepin. Loại thuốc này được chỉ định điều trị cho các trường hợp mất ngủ, thiếu ngủ, cơ thể căng thẳng, kích động và lo âu. Bên cạnh đó, loại thuốc này còn được sử dụng với công dụng an thần, gây ngủ. Đây là một trong những thuốc gây ngủ khá phổ biến hiện nay và được phần đông người sử dụng.

Diazepam gắn với các thụ thể đặc hiệu ở khu thần kinh trung ương và các cơ quan ngoại vi đặc biệt. Hơn nữa, thụ thể benzodiazepin ở khu thần kinh có liên hệ chặt chẽ về chức năng thụ thể của hệ thống dẫn truyền GABA. Khi đó, diazepam làm gia tăng tác dụng ức chế của hệ dẫn truyền GABA.

thuốc ngủthuốc ngủ

– Hướng dẫn sử dụng: Liều lượng sử dụng thuốc Diazepam được nhà sản xuất đề nghị như sau:

  • Người lớn: Nên bắt đầu liều thấp từ 2 – 5mg/ lần và dùng 2 – 3 lần/ ngày. Đối với các trường hợp lo âu nặng có kèm theo mất ngủ nên dùng 2 – 10mg/ ngày. Uống thuốc trước khi đi ngủ;
  • Người già, người yếu: Không dùng quá 2mg/ lần.

Thuốc Diazepam được các chuyên gia khuyến cáo không được dùng quá 15 – 20 ngày để tránh nghiện thuốc.

– Lưu ý khi dùng: Phụ nữ đang mang thai hoặc đang cho con bú dưới 6 tháng không nên sử dụng thuốc ngủ Diazepam. Không dùng thuốc này cho người điều trị bệnh loạn thần kinh. Ngoài ra, cần thận trọng khi sử dụng thuốc với người suy giảm chức năng gan, thận, bệnh phổi mãn tính, xơ cứng động mạch hoặc tổn thương thực thể não,…

– Mức giá tham khảo: Dao động từ 300.000 – 450.000 đồng/ hộp x 5 vỉ x 10 viên.

2. Thuốc gây ngủ mạnh – Seduxen 5mg

Thuốc Seduxen sản phẩm do công ty Gedeon Richter Pic của Hungary sản xuất và phân phối nội địa và xuất khẩu sang một số nước trên thế giới. Đây là một loại thuốc gây ngủ mạnh, được bào chế dưới dạng viên nén con nhộng. Loại thuốc này phù hợp với những đối tượng mất ngủ kinh niên, mất ngủ kéo dài trong nhiều ngày liền gây ra nhiều triệu chứng gây bất lợi cho sức khỏe như: cơ thể mệt mỏi, hệ thần kinh bất ổn định, mắt quầng thâm đen, não bộ kém tỉnh táo,…

Trong mỗi viên nén Seduxen chủ yếu chứa thành phần hoạt chất Diazepam – đây là một trong những thành phần hoạt chất được sử dụng hiệu quả trong việc điều trị bệnh mất ngủ và có tác dụng an thần.

thuốc ngủthuốc ngủ

– Hướng dẫn sử dụng: Thuốc Seduxen được nhà sản xuất khuyến cáo dùng với nước lọc và nên dùng trực tiếp, không được nghiền nát hay ngậm dưới lưỡi. Liều dùng của thuốc được đề nghị tùy vào đối tượng cụ thể để đảm bảo thuốc phát huy tốt đa công dụng. Liều dùng tham khảo:

  • Người lớn: Dùng 1 – 3 viên/ ngày (tương ứng với 5 – 15mg);
  • Người già: Dùng ½ – 1,5 viên/ ngày (tương ứng với 2,5 – 7,5mg).

– Lưu ý khi dùng: Không dùng quá 15mg thuốc Seduxen mỗi ngày và nên dùng từ 15 – 30 phút trước khi đi ngủ. Đặc biệt, không dùng thuốc quá 4 tuần.

– Mức giá tham khảo: 350.000 đồng/ hộp 10 vỉ x 10 viên.

3. Thuốc ngủ Haloperidol 1.5mg

Haloperidol là thuốc an thần kinh thuộc nhóm butyrophenon. Loại thuốc này được sử dụng trong các trường hợp mất ngủ cấp – mãn tính hoặc mắc phải bệnh liên quan đến tâm thần. Bên cạnh đó, thuốc Haloperidol còn hỗ trợ hiệu quả trong việc giảm căng thẳng, mệt mỏi, giãn thần kinh, tạo cảm giác thoải mái, dễ chịu và mang lại cơn buồn ngủ nhanh chóng.

Thuốc Haloperidol được sản xuất và phân phối bởi Công ty Cổ phần Traphaco – một trong những công ty chuyên sản xuất dược phẩm hàng đầu tại Việt Nam.

THAM KHẢO: Kinh nghiệm KHỎI mất ngủ, HẾT gan nhiễm mỡ nhờ bài thuốc thảo dược bí truyền của người Tày

thuốc ngủthuốc ngủ

– Hướng dẫn sử dụng: Nên dùng thuốc Haloperidol theo chỉ dẫn của nhà sản xuất hoặc chỉ định của bác sĩ. Đa phần, thuốc Haloperidol được đề nghị sử dụng từ 0,5 – 2mg/ lần và dùng 1 – 3 lần/ ngày.

– Lưu ý khi dùng: Không sử dụng thuốc Haloperidol cho trẻ nhỏ, phụ nữ đang mang thai và cho con bú.

– Mức giá tham khảo: 95.000 đồng/ hộp 2 vỉ x 25 viên nén.

4. Thuốc gây ngủ mạnh Lexomil 6mg

Lexomil là một trong những dòng sản phẩm gây ngủ mạnh có nguồn gốc từ nước Úc. Loại thuốc này còn được biết đến với nhiều tên gọi khác như thuốc ngủ ba khía, thuốc ngủ bốn khía,… những tên gọi này thường bắt nguồn từ hình dạng của thuốc.

Thành phần tá dược chính có trong mỗi viên thuốc ngủ Lexomil là hoạt chất bromazepam với hàm lượng mạnh là 6mg và kèm theo các thành phần tá dược khác vừa đủ 1 viên. Thành phần hoạt chất bromazepam khi được đưa vào cơ thể sẽ đi theo huyết tương tới khu thần kinh và tác động trực tiếp vào các tế bào thần kinh ở đây. Từ đó, người dùng sẽ cảm thấy bớt căng thẳng, mệt mỏi, thần kinh dần ổn dụng và dễ tìm vào giấc ngủ.

thuốc ngủthuốc ngủ

– Hướng dẫn sử dụng: Đối với người trưởng thành, bác sĩ thường khuyến cáo sử dụng thuốc Lexomil với liều từ 4,5 – 6mg (tương đương với 1 viên nén chia làm 2 – 3 lần uống) và nên dùng thuốc sau khi ăn và trước khi đi ngủ. Đối với trẻ em nên sử dụng thuốc bằng ½ liều dùng của người lớn. Người cao tuổi bị mất ngủ cũng chỉ nên dùng ở liều tương tự.

– Lưu ý khi dùng: Sau 3 – 6 tuần sử dụng, tùy theo từng bệnh lý cụ thể mà bác sĩ có thể giảm liều hoặc chỉ định ngừng dùng. Bên cạnh đó, thuốc Lexomil chống chỉ định sử dụng với trẻ em dưới 10 tuổi, phụ nữ đang mang thai hoặc mẫn cảm với các thành phần của thuốc.

– Mức giá tham khảo: 1.000.000 đồng/ hộp 30 viên nén.

5. Rotunda – Thuốc an thần gây buồn ngủ

Rotunda là một dược chất có tác dụng an thần gây ngủ ở liều thấp, chỉ định sử dụng cho các trường hợp âu lo, căng thẳng và dẫn đến tình trạng mất ngủ, thiếu ngủ hoặc ngủ không sâu giấc. Loại dược phẩm này được chiết xuất từ cây Stephania Rotunda Menispermaceae – một loại thảo dược quý hiếm ở các vùng núi cao Trung Á và Châu Á.

Ngoài tác dụng an thần, gây ngủ, thuốc Rotunda có tác dụng ổn định nhịp tim, giãn cơ trơn, hạ huyết áp, đau cơ xương khớp, sốt cao gây co giật, từ đó làm giảm các cơn đau co thắt ở tử cung và đường ruột.

thuốc ngủthuốc ngủ

– Hướng dẫn sử dụng: Liều dùng trung bình của thuốc Rotunda từ 2 – 3 lần mỗi ngày và dùng mỗi lần 1 viên. Đối với trẻ nhỏ, cần tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng. Nên dùng thuốc cùng với nước sôi để nguội và dùng thuốc sau bữa ăn. Không được uống thuốc khi bụng đói hoặc uống kèm với đồ chua.

– Mức giá tham khảo: 150.000 đồng/ hộp 10 x 10 viên nén.

6. Melatonin – Thực phẩm chức năng hỗ trợ gây buồn ngủ

Viên uống Melatonin là thực phẩm chức năng có tác dụng hỗ trợ gây ngủ và an thần. Thành phần tá dược chính có trong mỗi viên uống Melatonin là hoạt chất melatonin – đây là một loại hormone tự nhiên được tiết ra từ bộ não có tác dụng điều hòa các hormone khác, đồng thời, giúp ổn định đồng hồ sinh học.

Ngoài công dụng an thần, viên uống Melatonin còn có tác dụng giảm căng thẳng, mệt mỏi, tránh việc uể oải sau mỗi lần thức dậy, đồng thời, giúp người dùng dễ đi vào giấc ngủ tự nhiên.

thuốc ngủthuốc ngủ

– Hướng dẫn sử dụng: Viên uống Melatonin được sản xuất ở dạng viên nén nên có thể sử dụng để ngậm hoặc uống trước khi ngủ khoảng 30 phút để cải thiện giấc ngủ.

– Lưu ý khi dùng: Chỉ sử dụng thuốc Melatonin trong khoảng thời gian ngắn (dưới 90 ngày). Hơn nữa, phụ nữ có ý định mang thai, đang mang thai và trẻ em không nên sử dụng loại thuốc này để gây ngủ.

– Mức giá tham khảo: Dao động từ 300.000 – 400.000 đồng/ hộp 90 viên.

7. Thuốc ngủ Gardenal

Thuốc gây ngủ Gardenal là một thuốc kê đơn, được bào chế ở dạng viên nén với mỗi viên nén có chứa thành phần hoạt chất Phenobarbital 10mg. Đây là một loại thành phần hoạt chất giúp cơ thể ngăn chặn các triệu chứng liên quan đến động kinh, co giật và rối loạn giấc ngủ. Do đó, các đối tượng có vấn đề về thần kinh hoàn toàn có thể sử dụng loại thuốc này để điều trị.

– Hướng dẫn sử dụng: Để gây ngủ, nên uống 1 viên thuốc Gardenal vào buổi tối trước khi đi ngủ. Thuốc vào chế ở dạng viên nén nên chỉ được khuyến cáo dùng bằng đường uống, không được dùng để nhai hoặc ngậm tan dưới lưỡi.

– Lưu ý khi dùng: Trong thời gian điều trị bằng thuốc Gardenal, không được ngừng thuốc đột ngột. Việc dùng thuốc đột ngột có thể gây động kinh. Bên cạnh đó, các đối tượng có vấn đề về gan, thận, người già, người có tiền sử nghiện rượu, ma túy, người bị trầm cảm,… cần tham khảo ý kiến sử dụng của bác sĩ.

– Mức giá tham khảo: 22.000 đồng/ hộp 10 vỉ x 10 viên nén.

thuốc ngủthuốc ngủ

8. Thuốc gây ngủ Phamzopic

Phamzopic là thuốc gây ngủ thuốc nhóm thuốc hướng tâm thần có xuất xứ từ nước Canada. Loại thuốc này được chỉ định điều trị chứng rối loạn giấc ngủ và rối loạn thần kinh gây mất ngủ hoặc các trường hợp dễ thức giấc và khó trở lại giấc ngủ.

Mỗi viên thuốc Phamzopic chủ yếu chứa thành phần hoạt chất zopiclon. Hoạt chất này có tác dụng điều trị chứng mất ngủ, khó ngủ, giúp mang lại một giấc ngủ dài và khỏe mạnh, đồng thời, giúp gia tăng năng lượng khi thức giấc giấc, tăng độ tập trung khi làm việc.

– Hướng dẫn sử dụng: Thuốc Phamzopic có thể dùng lúc đói và no, nên dùng thuốc trước khi đi ngủ với liều lượng sau:

  • Người lớn: Dùng 1 viên thuốc mỗi ngày;
  • Người già, người có sức khỏe yếu, suy gan, suy hô hấp mãn tính: Dùng ½ viên/ ngày.

– Lưu ý khi dùng: Thuốc Phamzopic chỉ được khuyến cáo sử dụng dưới 10 ngày và không nên sử dụng trong khoảng thời gian dài. Khi ngừng thuốc phải dừng liều từ từ, không được dừng đột ngột. Bên cạnh đó, không sử dụng thuốc Phamzopic cho phụ nữ mang thai, phụ nữ cho con bú, trẻ dưới 18 tuổi, người hoạt động trong những công việc cần sự tỉnh táo.

– Mức giá tham khảo: 287.000 đồng/ hộp 100 viên.

thuốc ngủthuốc ngủ

9. Thuốc ngủ bằng thảo dược – Stilux – 60

StIlux – 60 là phương thuốc an thần có tác dụng gây ngủ được sản xuất từ sự kết hợp giữ vị thuốc cổ truyền và công nghệ hiện đại. Loại thuốc này chủ yếu chiết xuất từ cây bình vôi với hàm lượng 60mg và một số thành phần tá dược khác vừa đủ 1 viên như: lactose, tinh bột, microcrystalline cellulose, magnesi stearat, sodium starch glycolat,…

Ngoài công dụng an thần, giữ ổn định hệ thần kinh, thuốc Stilux – 60 còn có tác dụng chống suy nhược cơ thể bằng cách giảm sự mệt mỏi, căng thẳng, áp lực, giảm đau nhức xương khớp,…

Thuốc gây ngủ Stilux – 60 là một sản phẩm được nghiên cứu của các chuyên gia thuộc Công ty Dược phẩm Traphaco. Sản phẩm đã được phân phối rộng rãi trên thị trường trong và ngoài nước.

– Hướng dẫn sử dụng: Liều lượng sử dụng thuốc Stilux – 60 được các chuyên gia đề nghị như sau:

  • Người lớn: Mỗi lần sử dụng 1 – 2 viên và dùng mỗi ngày 2 lần. Trường hợp bệnh nặng, có thể sử dụng tối đa 8 viên/ ngày;
  • Trẻ em: Dùng ½ – 1 viên/ ngày.

– Mức giá tham khảo: 110.000 đồng/ hộp 10 vỉ x 10 viên nén.

thuốc ngủthuốc ngủ

10. Viên uống gây ngủ nhẹ Bonisleep

Bonisleep là thực phẩm chức năng có xuất xứ từ nước Canada dùng để hỗ trợ điều trị chứng mất ngủ, giúp gây ngủ nhẹ. Ngoài ra, sản phẩm còn có tác dụng an thần, hỗ trợ giảm căng thẳng thần kinh, lo âu, căng thẳng, giúp ổn định thần kinh, thư giãn tế bào thần kinh, từ đó giúp nâng cao chất lượng giấc ngủ.

Viên uống Bonisleep được điều chế từ các thảo dược thiên nhiên nên người dùng hoàn toàn an tâm khi sử dụng trong khoảng thời gian dài. Một số thành phần cụ thể như: Lactium, L- Arginine, Magie Oxide, Pteria Margaritifera Ext, Vitamine B6, Melatonine, Ashwagandha, Rhodiola rosea, Valerian root, Passion Flower Ext,…

– Hướng dẫn sử dụng: Sử dụng mỗi ngày từ 2 – 4 viên Bonisleep trước khi đi ngủ khoảng 30 phút. Nên uống cùng với cốc nước ấm và không nên dùng để ngậm hoặc nhai nát.

– Mức giá tham khảo: 425.000 đồng/ hộp 30 viên nang.

thuốc ngủthuốc ngủ

Dùng thuốc ngủ cần ghi nhớ những vấn đề gì?

Sử dụng thuốc gây ngủ cần có những kiểm soát chặt chẽ của bác sĩ bằng cách dùng đúng thuốc, đúng cách và đủ liều lượng. Bởi việc dùng thuốc gây ngủ chỉ là giải pháp tạm thời, do đó, người dùng cần kết hợp với những biện pháp khác để gia tăng công dụng. Bên cạnh đó, người bệnh cũng cần lưu ý đến một số vấn đề khác để phòng tránh một số rủi ro có thể xảy ra. Cụ thể hơn:

1. Dùng thuốc ngủ nhiều có gây hại không?

Thuốc ngủ là giải pháp giúp làm giảm nhanh các triệu chứng mất ngủ, thiếu ngủ, giúp nâng cao chất lượng giấc ngủ và làm giảm tình trạng mệt mỏi. Nhưng chúng lại được xem như là “con dao hai lưỡi”, dù thuốc ngủ giúp bạn có được một giấc ngủ ngon, ngủ sâu giấc nhưng chúng cũng có khả năng để lại những tác hại khó lường. Nói theo cách khác, thuốc ngủ chỉ là giải pháp tạm thời chứ không phải là phương pháp điều trị dứt điểm tình trạng mất ngủ hay chứng rối loạn giấc ngủ.

Tùy vào những loại thuốc gây ngủ, mỗi loại sẽ có một số tác hại khác nhau. Đó có thể là những tác hại sau:

  • Gây chóng mặt, choáng váng, đau nửa đầu sau khi sử dụng;
  • Gây mệt mỏi, đau nhức cơ thể, nhức đầu sau khi thức giấc;
  • Ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa, có thể gây buồn nôn, nôn, tiêu chảy,…;
  • Ảnh hưởng đến hiệu suất công việc, gây khó khăn trong việc nhớ mọi việc;
  • Sử dụng thuốc ngủ trong khoảng thời gian dài có thể khiến cơ thể rơi vào trạng thái mộng du, suy giảm trí nhớ, mất trí nhớ tạm thời,…

Mặt khác, đa phần thuốc ngủ chỉ được các chuyên gia khuyến cáo sử dụng trong khoảng thời gian ngắn (thường dưới 3 ngày). Những trường hợp khác, tùy vào từng thể trạng hay bệnh lý cụ thể mà có thể gia tăng liều dùng. Vì thế, trước khi sử dụng thuốc ngủ, bạn cần tìm ra nguyên nhân gây mất ngủ để từ đó có những hướng dùng thuốc hiệu quả.

tác hại của việc dùng nhiều thuốc ngủtác hại của việc dùng nhiều thuốc ngủ

2. Tác dụng phụ của thuốc ngủ

Hầu như tất cả loại thuốc đều gây ra những tác dụng phụ ngoài mong muốn nếu sử dụng không đúng cách, vượt liều lượng, thuốc gây ngủ cũng không phải trường hợp ngoại lệ. Một số tác dụng phụ điển hình như: buồn nôn, nôn, lơ mơ, thậm chí có thể gây nghiện nếu sử dụng quá thường xuyên.

Hơn nữa, tác dụng này có thể gây nguy hiểm cho người già, người cao tuổi bởi chúng dễ gây mất thăng bằng, dễ té ngã. Các đối tượng điều khiển phương tiện hay vận hành máy móc dùng nhiều có thể khiến cơ thể bị phụ thuộc vào thuốc, khi ngưng thuốc sẽ có cảm giác mệt mỏi và thiếu sự tập trung.

3. Những lưu ý khác khi dùng thuốc ngủ

Ngoài vấn đề đã được đề cập, trước và trong quá trình sử dụng thuốc ngủ, bạn cần lưu ý thêm một số vấn đề sau để phòng tránh một số rủi ro có thể xảy ra:

  • Kiểm tra bao bì, nhãn mác, tem chống giả (nếu có) và hạn sử dụng được in trên bao bì của sản phẩm. Tuyệt đối không được sử dụng thuốc đã quá hạn sử dụng hoặc thuốc đã có dấu hiệu hư hỏng;
  • Phụ nữ mang thai, phụ nữ đang cho con bú, trẻ em hay người có công việc cần sự tập trung cao cần thận trọng khi sử dụng. Tốt nhất, nên tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi sử dụng;
  • Không uống thuốc ngủ khi chưa đi ngủ vì thuốc có thể làm giảm khả năng nhận thức và gia tăng nguy cơ rơi vào các tình huống nguy hiểm khác. Do đó, cách tốt nhất là bạn nên hoàn tất mọi công việc buổi tối và chuẩn bị đi ngủ rồi mới uống thuốc;
  • Tuyệt đối không dùng thuốc ngủ đồng thời với đồ uống có cồn như rượu, bia,… Việc sử dụng đồng thời có thể làm gián đoạn giấc ngủ và gây tương tác thuốc, điều này có thể làm giảm công dụng gây ngủ của thuốc;
  • Thận trọng khi sử dụng đồng thời nhiều loại thuốc an thần, thuốc gây ngủ khác nhau hay các loại thuốc dùng hằng ngày khác. Việc sử dụng nhiều loại thuốc cùng lúc sẽ có khả năng cao gây tương tác thuốc. Tốt nhất, bạn nên tham vấn ý kiến của bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi sử dụng để phòng một số rủi ro có thể xảy ra;
  • Khi đã sử dụng thuốc ngủ, không nên lái xe, vận hành máy móc, đặc biệt khi mới bắt đầu sử dụng một loại thuốc ngủ bất kỳ;
  • Tìm mua thuốc tại các cửa hàng thuốc Tây hay các trang thương mại điện tử uy tín để đảm việc mua thuốc chính hãng, thuốc chất lượng, đồng thời phòng tránh tình trạng “tiền mất tật mang”.

một số lưu ý khi dùng thuốc ngủmột số lưu ý khi dùng thuốc ngủ

LỜI KHUYÊN TỪ BÁC SĨ CHUYÊN KHOA: Để tránh những tác dụng phụ không mong muốn từ thuốc ngủ, nhất là tình trạng nhờn thuốc, nghiện thuốc, người bệnh nên lựa chọn các bài thuốc Y học cổ truyền có nguồn gốc thảo dược. Các bài thuốc Y học cổ truyền phối chế nhiều loại thảo dược tự nhiên an toàn, không tác dụng phụ, không nhờn thuốc, không nghiện thuốc. Các bài thuốc này mang lại hiệu quả cao trong điều trị khi kết hợp vừa bổ, vừa trị, tái thiết lập cơ chế giấc ngủ sinh học, bồi bổ nâng cao thể trạng, mang lại giấc ngủ ngon tự nhiên trong trạng thái tốt nhất về sức khỏe và tinh thần.

CHẤM DỨT mất ngủ, ngủ ngon và sâu giấc tự nhiên với bài thuốc thảo dược ĐỊNH TÂM AN THẦN THANG [Ngon giấc không cần thuốc ngủ]

Trước những tác dụng phụ nguy hại của thuốc ngủ, đội ngũ bác sĩ đầu ngành tại Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc dân tộc nghiên cứu và hoàn thiện bài thuốc thảo dược Định Tâm An Thần Thang điều trị bệnh mất ngủ chuyên sâu từ tinh hoa Y học cổ truyền. Bài thuốc Định Tâm An Thần Thang kế thừa và phát triển từ bí mật bài thuốc và cây thuốc ngủ bí truyền của đồng bào Tày bản địa. Nhiều năm nghiên cứu, vận dụng kiến thức Y học hiện đại, nguyên tắc Y học cổ truyền, Y pháp Hải Thượng Lãn Ông cùng tinh hoa nhiều bài thuốc cổ truyền, bài thuốc Định Tâm An Thần Thang mang lại giải pháp điều trị mất ngủ hoàn chỉnh, phù hợp với người hiện đại.

Bài thuốc Định Tâm An Thần Thang được VTV2 Vì sức khỏe người Việt đưa tin là giải pháp điều trị mất ngủ hoàn chỉnh nhất hiện nay, được đông đảo người bệnh tin dùng và thoát khỏi mất ngủ.

Bạn đọc xem thêm phóng sự VTV2 qua video sau:

Bài thuốc ĐỊNH TÂM AN THẦN THANG nổi bật với những ưu điểm vượt trội như sau:

Cơ chế điều trị 3 VÒNG điều chỉnh nhịp sinh học, mang lại giấc ngủ ngon tự nhiên

Bài thuốc Định Tâm An Thần Thang có cơ chế điều trị 3 VÒNG chuyên sâu tập vừa trị vừa bổ TẤN CÔNG trực tiếp vào nguyên nhân gây mất ngủ – BỒI BỔ cơ thể, bổ huyết, dưỡng não, dưỡng tâm, an thần – ĐIỀU HÒA nhịp sinh học mang lại giấc ngủ ngon tự nhiên, không phụ thuộc vào thuốc với 2 nhóm thuốc gồm:

  • NHÓM THUỐC TRỪ TÀ (Thuốc điều trị): Giải quyết căn nguyên gây mất ngủ, khu phong, trừ tà, loại bỏ các yếu tố nhiễu loạn giấc ngủ, xoa dịu và làm lành các tổn thương thần kinh, dưỡng tâm, an thần, bảo hộ tim mạch. Người bệnh được phục hồi hệ thần kinh, ổn định tim mạch, huyết áp, chấm dứt lo âu, căng thẳng, hồi hộp, dễ ngủ và ngủ ngon giấc tự nhiên.
  • NHÓM THUỐC PHỤC CHÍNH (Thuốc bổ): Tác dụng bồi bổ cơ thể, bổ huyết, hành khí, dưỡng huyết, hoạt huyết, dưỡng não, kiện tỳ vị, bồi bổ hệ thần kinh, phục hồi chính khí, tăng cường thể trạng, thư thái tinh thần, nâng cao chất lượng giấc ngủ.

Công thức thuốc Định tâm An thần thangCông thức thuốc Định tâm An thần thang

Ngoài ra, người bệnh được bác sĩ kê thêm các nhóm thuốc BỔ TỲ HOÀN giúp ăn ngon miệng ngủ ngon giấc trong trường hợp mất ngủ chán ăn do tỳ vị yếu, nhóm thuốc BỔ THẬN HOÀN khi mất ngủ do chức năng thận yếu giúp chấm dứt tình trạng đi tiểu đêm nhiều lần, đau lưng mỏi gối… Căn cứ vào thể trạng và tình trạng mất ngủ gặp phải mà bác sĩ sẽ kê đơn thuốc phù hợp.

Định tâm An thần thang thang an toàn, không tác dụng phụ, không nhờn thuốc, không nghiên thuốc

Với bảng thành phần kết hợp hơn 30 vị thuốc được mệnh danh là “tiên dược” đối với chứng mất ngủ, bài thuốc Định tâm An thần thang có bảng thành phần ĐỘC QUYỀN và hoàn chỉnh. Một số chủ dược trong bài thuốc gồm: Củ bình vôi, Phục thần, Dạ giao đằng, Nữ lang, Lạc tiên, Liên Nhục, Long Nhãn, Toan táo nhân, Đại táo… cùng nhiều cây thuốc ngủ là bí dược của người Tày bản địa lần đầu được ứng dụng tại Việt Nam. Quy tắc phối chế bài bản của Y học cổ truyền được vận dụng mang lại giấc ngủ sinh học tự nhiên, hiệu quả cao trong điều trị, duy trì hiệu quả lâu dài, không nhờn thuốc, không nghiện thuốc.

Toàn bộ dược liệu chuẩn sạch GACP-WHO an toàn, không tác dụng phụ. 80% dược liệu do Trung tâm Dược liệu Quốc gia Vietfarm – đơn vị trực thuộc Trung tâm Thuốc dân tộc cung ứng, 20% còn lại là cây thuốc dồi dào dược tính được khai thác từ rừng tự nhiên. Chất lượng dược liệu của Trung tâm Thuốc dân tộc nhiều lần được VTV2 đưa tin.

XEM NGAY: Định tâm an thần thang – Bài thuốc chữa mất ngủ được ví là “thần dược” của người Việt

Vườn dược liệu của Trung tâm Thuốc dân tộc được VTV2 giới thiệuVườn dược liệu của Trung tâm Thuốc dân tộc được VTV2 giới thiệu

Được ứng dụng bài bản trong thực tế điều trị, bài thuốc Định tâm An thần thang mang lại giấc ngủ ngon cho hàng triệu người Việt sau nhiều năm mất ngủ. 95% người bệnh ngủ ngon sau 1-3 tháng dùng thuốc và tuân thủ phác đồ điều trị, 100% không gặp tác dụng phụ và không phải dùng thuốc sau khi khỏi bệnh. Đã có rất nhiều người bệnh phản hồi tích cực về hiệu quả bài thuốc Định tâm An thần thang mang lại. Dưới đây là một số phản hồi được ghi nhận:

Bác Hoàng Thị Đức 63 tuổi – Hà Nội bị mất ngủ kinh niên suốt 10 năm đã ngủ ngon giấc chỉ sau 2 tháng sử dụng bài thuốc Định Tâm An Thần Thang:

Nghệ sĩ Hương Dung tìm lại giấc ngủ ngon, tinh thần thư thái sau một thời gian sử dụng bài thuốc:

Định tâm An thần thang là thuốc bốc thang được kê đơn bởi bác sĩ chuyên khoa Thuốc dân tộc không bán ở bất cứ đơn vị nào khác. Nếu đang phải đối mặt với chứng mất ngủ, khó ngủ, người bệnh hãy liên hệ ngay với Trung tâm để được bác sĩ tư vấn chi tiết:

Trên đây là 10 loại thuốc ngủ thông dụng và một số lưu ý khi sử dụng. Hy vọng những thông tin được chia sẻ trong bài viết sẽ giúp bạn đọc biết thêm công dụng và các loại thuốc ngủ hiện nay. Để biết thêm những thông tin khác của sản phẩm cũng như liều dùng cụ thể, bạn có thể tham vấn ý kiến của bác sĩ hoặc dược sĩ chuyên khoa.

Những thông tin trong bài viết chỉ mang giá trị tham khảo. Thuocdantoc.vn không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.

Rate this post

Viết một bình luận