Hiện nay tình trạng ô nhiễm môi trường đang là vấn đề bức xúc cần được giải quyết, đặc biệt là ô nhiễm đất và nước từ việc người nông dân lạm dụng các loại thuốc trừ cỏ hóa học. Như chúng ta đã biết, thuốc trừ cỏ hóa học có ưu điểm rõ rệt là hiệu quả tiêu diệt cỏ nhanh chóng nhưng nó cũng có nhược điểm quan trọng là thường để lại dư lượng thuốc cao trong sản phẩm, có độ độc cao đối với người sử dụng và các động vật có ích, gây ô nhiễm môi trường ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng. Vì vậy, do yêu cầu bảo vệ sức khỏe con người và sự trong sạch của môi trường, các thuốc trừ cỏ hóa học cần được hạn chế sử dụng và thay vào đó là các thuốc trừ cỏ sinh học.
Thuốc trừ cỏ sinh học là gì?
Là những hóa chất dùng để ngăn chận cỏ phát triển trong vùng mà con người không mong muốn. Thuốc trừ cỏ dại trong vùng cây trồng có nhiều rủi ro xẩy ra khi sử dụng thuốc trừ cỏ hóa học. Những rủi ro cần phải phòng tránh gồm cả việc kháng thuốc trừ cỏ của cây trồng. Nó có thể xẩy ra thông qua kỹ thuật di truyền, công nghệ DNA tái tổ hợp. Vì thế, việc chuyển gen cây cà chua và thuốc lá đã được phát triển trong đó thể hiện khả năng kháng một số thuốc diệt cỏ cụ thể.
Thuốc trừ sâu sinh học hoạt động theo cơ chế sử dụng các loại nấm sinh học, điển hình là Phytophthora palmivora với đặc điểm không cho cỏ dại mọc quanh chúng. Hay nói cách khác thuốc diệt cỏ sinh học chính là nấm Phytophthora palmivora.
Sản phẩm diệt cỏ sinh học DC ORGANIC trong cây công nghiệp được nhiều bà con nông dân tin dùng (chai 500ml).
1. Thành Phần
- Dạng lỏng, mầu vàng.
- Vi sinh vật cố định Nitơ tự do không nhỏ hơn 1,0 x 108 cfu/ml
- Vi sinh vật tập đối với vi sinh vật cố định Nitơ không lớn hơn 1,0 x 105 cfu/ml – pH: ≥ 5,0
– Bổ sung tinh chất thảo mộc, không độc hại với môi trường và vật nuôi, thân thiện với môi trường, làm ra tăng số lượng giun trong đất.
2. CÔNG DỤNG
- Diệt tất cả các loại cỏ: Như có gấu, cỏ gà, cỏ mần trầu …
- Để lại lớp cỏ khô trên mặt đất và tự phân hủy thành mùn, tăng độ tơi xốp và giữ ẩm của đất.
- Kích thích các loại sinh vật có ích; vi sinh vật, thiên địch có lợi, đặc biệt là giun đất duy trì mật số
3. CÁCH SỬ DỤNG
- Dùng để diệt hầu hết các loại cỏ trong vườn cây công nghiệp (tiêu, điều, cà phê, ca cao…), cây ăn quả (cam, bưởi, quýt, nhãn, sầu riêng, măng cụt, mãng cầu…)
- Pha 1 lít chế phẩm vi sinh DC ORGANIC – CT 5 với 100 lít nước, tùy theo mật độ, thời kỳ sinh trưởng; độ che phủ trên vườn và loại cỏ khó hay dễ trừ (cỏ nhiều, độ che phủ lớn, cỏ già và cỏ khó trừ cần pha đậm đặc hơn 1 lít chế phẩm với 80 lít nước); Trung bình sử dụng 5 – 7 lít chế phẩm/ha.
- Phun đều vào thân lá cỏ, tập trung phần gốc cỏ và phun khi trời mát, tránh gặp mưa làm rửa trôi giảm hiệu quả trừ cỏ. Cỏ chết 7 – 15 ngày sau phun, các loại cỏ khó chết trừ chậm hơn
4. LƯU Ý
- Lá, đọt và chồi non của cây bị dính chế phẩm có thể bị vàng thì phun nước nhưng sẽ phục hồi từ sau 5 – 7 ngày. Lắc kỹ sản phẩm trước khi sử dụng.
- Sử dụng nguồn nước sạch để pha sản phẩm, pha thêm giấm vào nước trước khi pha chế phẩm với tỉ lệ 1 lít giẩm + 1 lít chế phẩm diệt cỏ pha 100 lít nước. Nên dùng giấm gạo, giấm trái cây tự làm, giúp tăng hiệu quả trừ cỏ.
– Để xa tầm tay trẻ em
– Bảo quản ở nơi thoáng mát, có nhiệt độ dưới 35 độ C
Không độc hại với người, vật nuôi, thân thiện với môi trường
Tác động của thuốc trừ cỏ đến thực vật
Thuốc trừ cỏ dại tùy theo loại khác nhau có thể tác động đến cỏ dại theo nhiều cách khác nhau. Người ta phân loại theo kiểu tác dộng của thuốc trừ cỏ như:
– Thuốc trừ cỏ có tác động chọn lọc và thuốc trừ cỏ có tác động không chọn lọc.
+ Thuốc trừ cỏ có tác động chọn lọc có nghĩa là thuốc trừ cỏ khi sử dụng đúng theo khuyến cáo sẽ chỉ diệt trừ cỏ dại mà không gây hại cho cây trồng.
+ Thuốc trừ cỏ có tác động không chọn lọc được sử dụng ở nơi không trồng trọt, những thuốc này gây hại cho mọi loài thực vật có mặt ở nơi phun thuốc và tránh tiếp xúc với thuốc.
– Thuốc trừ cỏ tiếp xúc và thuốc trừ cỏ nội hấp:
+ Thuốc trừ cỏ tiếp xúc chỉ gây hại cho các bộ phận của cây tiếp xúc với thuốc. Thuốc chỉ có tác dụng với cỏ hàng năm, không có thân ngầm trong đất. Ví dụ các thuốc trừ cỏ Propanil, Gramoxone.
+ Thuốc trừ cỏ nội hấp (lưu dẫn) có thể dùng bón, tưới vào đất hoặc phun lên lá. Sau khi xâm nhập vào lá, rễ thuốc dịch chuyển đến khắp các bộ phận trong thực vật, thuốc được dùng để trừ cỏ hàng niên và lưu niên.
– Thuốc trừ cỏ phun lên lá và thuốc trừ cỏ phun hoặc bón, tưới vào đất:
+ Thuốc trừ cỏ phun lên lá là những thuốc trừ cỏ chỉ có thể xâm nhập vào lá cỏ để gây hại cho cỏ (thuốc này không có khả năng xâm nhập vào rễ cỏ). Những thuốc này được dùng phun vào lúc cỏ đã mọc, còn non. Ví dụ thuốc trừ cỏ Onecide, Propanil…
+ Những thuốc trừ cỏ phun hoặc bón vào đất chỉ có thể xâm nhập vào bên trong cỏ dại qua mầm hoặc bộ rễ của cỏ. Những thuốc này có loại được dùng phun trên đất mới cày bừa xong hoặc vừa gieo xong, khi cỏ còn chưa xuất hiện trên mặt ruộng. Ví dụ: thuốc trừ cỏ Sirius.
+ Ngoài ra còn có những loại thuốc trừ cỏ vừa có khả năng xâm nhập vào lá, vừa xâm nhập vào rễ cỏ. Những thuốc này có thể dùng phun lên ruộng khi cỏ sắp mọc hoặc cỏ mới mọc (mới ra 1-3 lá). Ví dụ; các thuốc trừ cỏ Afalon, Ronstar v.v…
– Thuốc trừ cỏ tiền nảy mầm và hậu nảy mầm:
+ Thuốc trừ cỏ tiền nảy mầm là loại thuốc trừ cỏ được dùng sớm, ngay sau khi gieo, khi cỏ chưa mọc trên ruộng. Ví dụ như thuốc cỏ Simazine, Sofit.
+ Thuốc trừ cỏ hậu nảy mầm là loại thuốc được dùng muộn hơn, khi cỏ đã mọc, ở giai đoạn non. Ví dụ như các thuốc trừ cỏ Afalon, Whip S, Oneside,…
– Thuốc trừ cỏ hòa bản và thuốc trừ cỏ lá rộng:
+ Thuốc trừ cỏ hòa bản chỉ có tác dụng diệt những cỏ họ hòa bản (lá hẹp, gân lá. song song như cỏ lồng vực, cỏ mần trầu,…).
+ Thuốc trừ cỏ lá rộng là thuốc chỉ có tác dụng diệt được cỏ lá rộng bản, gân lá hình chân vịt như cỏ dền gai, rau sam,…
>> Bài viết liên quan: Thuốc diệt cỏ sinh học uống được.
Thuốc trừ cỏ sinh học phòng trừ cỏ trong ruộng lúa
Một nghiên cứu sử dụng thuốc trừ cỏ lúa sinh học có tên là Thaxtormin A. Một loại thuốc trừ cỏ lá rộng có chọn lọc và ít hiệu quả trên cỏ hòa bản và ảnh hưởng cây lúa. Thông qua việc thử nghiệm trong nhà lưới và đồng ruộng, cho thấy Thuốc Thaxtormin A phòng trừ cỏ lá rộng có hiệu quả, nhưng ít hiệu quả trong việc kiểm soát họ cỏ lác, ngoại trừ ở nồng độ rất cao. Bằng cách điều chỉnh nông độ áp dụng, Thaxtomin A có thể được sử dụng trừ cỏ chọn lọc cho lúa (hoặc cây ngũ cốc khác và cỏ trên sân).
Những nhà nghiên cứu còn phát hiện ra rằng khi kết hợp Thaxtomin A với các sản phẩm của vi sinh vật khác, hiệu quả để kiểm soát cỏ dại Tiền và Hậu nẩy mầm đã được tăng lên rất nhiều. Sự gia tăng có thể trên 90% so với khi sử dụng đơn độc. Những phát hiện này sẽ cung cấp cho người trồng cả hữu cơ và thông thường một công cụ hiệu quả trong việc kiểm soát loài cỏ lá rộng hoặc để quản lý sự kháng thuốc của thuốc diệt cỏ hóa học.
Nguyên tắc để phun thuốc trừ cỏ sinh học hiệu quả
Về cơ bản, tùy vào diện tích, vị trí cần diệt cỏ mà bạn có thể lựa chọn loại thuốc phù hợp nhất. Bên cạnh đó, bạn cần phải tuân thủ một số quy tắc dưới đây để đạt được hiệu quả như ý muốn.
– Đúng thuốc: Khi sử dụng thuốc trừ cỏ, cần phải biết rõ loài cỏ nào cần phòng trừ, tham vấn ý kiến cán bộ chuyên môn hoặc cán bộ nông nghiệp địa phương. Ưu tiên lựa chọn sử dụng các loại thuốc có tác động chọn lọc, có hiệu lực cao, thời gian cách ly ngắn và ít độc đối với sinh vật có ích, động vật máu nóng. Cần chọn mua những loại thuốc an toàn với cây trồng, ít gây hại với người tiêu thụ sản phẩm, đặc biệt chú ý khi mua và sử dụng thuốc diệt cỏ.
– Đúng liều lượng: Cần sử dụng đúng nồng độ, liều lượng bao gồm lượng thuốc và lượng nước pha trộn để phun trên một đơn vị diện tích cây trồng theo hướng dẫn của nhà sản xuất hoặc khuyến cáo của cán bộ kỹ thuật. Việc tùy tiện tăng nồng độ thuốc lên cao sẽ gây nguy hiểm cho người sử dụng, cây trồng, vật nuôi, môi trường và làm tăng chi phí, còn nếu phun ở nồng độ quá thấp sẽ làm nhờn thuốc, kháng thuốc, tạo nguy cơ bùng phát dịch.
Để đảm bảo sử dụng đúng liều lượng, nồng độ, phải có dụng cụ cân, đong thuốc, không ước lượng bằng mắt, không bốc thuốc bột bằng tay. Phải phun hết lượng thuốc đã pha trộn, không để dư thừa qua hôm sau hoặc lần sau.
– Đúng thời điểm: Để thuốc diệt cỏ có thể phát huy được hiệu quả, bạn cần chú ý đến giai đoạn tăng trưởng của cỏ, cũng như chú ý đến yếu tố thời tiết như sắp mưa, có gió lớn….Ngoài ra, bạn cũng nên tránh thời kỳ cây trồng yếu bởi phun thuốc sẽ có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của cây.
– Đúng cách: Khi phun thuốc diệt cỏ, bạn nên phun đều, giúp toàn bộ cỏ có thể tiếp xúc được với thuốc. Ngoài ra, khi phun bạn nên hạ thấp vòi xuống phía dưới để hạn chế tối đa việc thuốc tiếp xúc với cây.
Bên cạnh những yếu tố trên, khi dùng thuốc diệt cỏ bạn hãy lưu ý chỉ sử dụng nước sạch để pha. Bạn cũng không nên trộn chung thuốc với các loại thuốc trừ sâu có thể dẫn đến những tác động xấu với cây trồng. Ngược lại, bạn hoàn toàn có thể hoàn thêm phân đạm vào thuốc trừ cỏ sẽ giúp tăng hiệu quả hấp thụ của cỏ dại.