Thương hiệu kịch IDECAF

Những vở diễn kỷ lục

Kịch IDECAF chiếm được cảm tình của khán giả bởi nhiều lý do, trong đó, quan trọng nhất có lẽ là nhờ biết chọn lọc kịch bản. Kịch bản của IDECAF khá phong phú, được thẩm định và chọn lọc từ nhiều nguồn: kịch nước ngoài, kịch bản của các cây bút chuyên nghiệp lẫn không chuyên cả ở trong Nam lẫn ngoài Bắc, thậm chí cả kịch bản của diễn viên trẻ…

Chẳng hạn, từ khi về sân khấu IDECAF đến nay, diễn viên trẻ Thanh Phương đã có 6 vở kịch được dàn dựng. Hiện sân khấu IDECAF đang cố gắng phát huy hình thức đạo diễn và tác giả kịch bản cùng ngồi lại với nhau để đi đến kịch bản thống nhất. Vì thế, không lạ khi nhiều vở kịch của IDECAF có sức sống đặc biệt lâu dài: vở hài kịch Cậu Đồng vẫn đứng vững suốt 8 năm nay với khoảng 350 suất diễn, vở Cái tráp vàng đang giữ kỷ lục với hơn 200 suất diễn sau 5 năm ra đời… Đặc biệt, IDECAF còn mạnh dạn đầu tư vào những vở có tính chất thử nghiệm, nhạc kịch, kịch nước ngoài – những thể loại khá kén khán giả.

Kịch IDECAF đã trở thành một thương hiệu rất đặc trưng. Tuy không phải tất cả chất lượng các vở đều ngang nhau nhưng cái mác IDECAF luôn là một bảo chứng về chất lượng.

Người bạn lớn của trẻ em

Hiện nay, IDECAF là sân khấu kịch duy nhất ở TPHCM chịu khó đầu tư những vở kịch dành cho thiếu nhi dù đây là một lĩnh vực khó, bởi đầu tư vào đó mất nhiều thời gian và công sức hơn so với kịch cho người lớn.

Trong suốt 9 năm qua, song song với kịch người lớn, 20 vở kịch dành cho thiếu nhi với kịch bản dựa trên kho tàng truyện cổ VN và thế giới (Tấm Cám, Thạch Sanh – Lý Thông, Nàng tiên cá, Công chúa chích chòe, Người đẹp ngủ trong rừng…) đã được Sân khấu Thế giới nhỏ IDECAF đưa lên sàn diễn. Diễn xuất năng động hơn, tiết tấu nhanh hơn, nhiều màu sắc hơn, hài hước hơn nhưng vẫn nhẹ nhàng hơn… Những lúc hóa thân vào các nhân vật trong những vở kịch dành cho thiếu nhi cũng là lúc các diễn viên: Ngọc Trinh, Đại Nghĩa, Thanh Phương, Lê Khánh… như được thấy lại thời thơ ấu của mình.

Không chỉ phục vụ trẻ em nội thành, IDECAF còn tìm đến phục vụ cho thiếu nhi vùng sâu, vùng xa bởi công tác từ thiện là hoạt động thường xuyên của sân khấu này. Theo kế hoạch cuối tháng 5 này, bên cạnh vở kịch dành cho thiếu nhi Bạch Tuyết lạc bảy chú lùn, vở Người đàn bà không ngủ sẽ ra mắt khán giả.

Môi trường thử thách của diễn viên trẻ

Bên cạnh những gương mặt đã gắn bó với IDECAF từ ngày thành lập đến nay (NSƯT Thành Lộc, NSƯT Kim Xuân, Hoàng Trinh, Hương Giang…), sân khấu IDECAF không ngừng bổ sung những gương mặt mới để rồi đêm đêm, trên sân khấu, các thế hệ diễn viên lại cùng nhau khóc cười cùng số phận nhân vật.

Tuy nhiên, để đứng vững trên sân khấu này, các diễn viên trẻ phải nỗ lực rất nhiều bởi nơi đây vốn được xem là môi trường làm việc đòi hỏi sự chuyên nghiệp và tính kỷ luật cao. Một số diễn viên trẻ vốn quen với kiểu tấu hài quăng bắt ở các sân khấu khác, nay đứng trước một vở chính kịch rất dễ bị “hụt hơi”. Chính từ những đòi hỏi rất cao về đạo đức nghề nghiệp, các diễn viên ở IDECAF đều tự ý thức được trách nhiệm của mình, bởi “tôn trọng khán giả cũng có nghĩa là tự tôn trọng mình” – diễn viên Đại Nghĩa tâm sự.

Nghệ sĩ Hoàng Sơn:

“Tôi rất ngạc nhiên về thái độ làm việc nghiêm túc, đầy trách nhiệm với khán giả của Sân khấu kịch IDECAF. Thành công của IDECAF hôm nay là sự tổng hòa của nhiều yếu tố: biết chọn vở, biết đặt diễn viên vào đúng vai, luôn tạo điều kiện cho diễn viên trẻ và nhất là không chấp nhận lối diễn hời hợt, dễ dãi”.

Diễn viên Đại Nghĩa:

“Năm năm cộng tác cùng IDECAF là 5 năm tôi liên tục được thử sức. Càng va chạm với thực tế, tôi càng có cơ hội thực hành những kiến thức đã được học ở trường. Sân khấu luôn tạo điều kiện cho những diễn viên trẻ như tôi tự khẳng định mình”.

Chị Lê Thị Thanh Phúc (giáo viên Trường Bổ túc Văn hóa Tôn Đức Thắng):

“Dù không phải là “khán giả ruột” của IDECAF nhưng lúc nào tôi cũng yên tâm về chất lượng của vở kịch mình sắp xem. Khán phòng rộng vừa phải, nhân viên phục vụ chu đáo cũng giúp cho sân khấu này mang một phong cách ấm cúng, gần gũi nhưng không kém phần trang trọng”.

Đến tận 26-5, vở Bạch Tuyết lạc bảy chú lùn mới ra mắt khán giả nhưng 10.000 vé đã được tiêu thụ. Đều đặn khoảng 10 suất diễn/tuần, khán phòng 330 chỗ ngồi ở sân khấu IDECAF và Sân khấu Trần Cao Vân (TPHCM) hầu như luôn chật kín khán giả. Thậm chí, vào mùa cao điểm, khán giả thường phải đặt vé trước. Năm ngoái, vở kịch dành cho thiếu nhi Aladin và… đủ thứ thần, mới trong tháng 6, vé của 24 suất diễn tại Nhà hát Bến Thành đã hết sạch để rồi sau đó, mặc dù đã tăng cường thêm một số suất diễn, cung vẫn chưa đáp ứng được cầu.Kịch IDECAF chiếm được cảm tình của khán giả bởi nhiều lý do, trong đó, quan trọng nhất có lẽ là nhờ biết chọn lọc kịch bản. Kịch bản của IDECAF khá phong phú, được thẩm định và chọn lọc từ nhiều nguồn: kịch nước ngoài, kịch bản của các cây bút chuyên nghiệp lẫn không chuyên cả ở trong Nam lẫn ngoài Bắc, thậm chí cả kịch bản của diễn viên trẻ… Chẳng hạn, từ khi về sân khấu IDECAF đến nay, diễn viên trẻ Thanh Phương đã có 6 vở kịch được dàn dựng. Hiện sân khấu IDECAF đang cố gắng phát huy hình thức đạo diễn và tác giả kịch bản cùng ngồi lại với nhau để đi đến kịch bản thống nhất. Vì thế, không lạ khi nhiều vở kịch của IDECAF có sức sống đặc biệt lâu dài: vở hài kịch Cậu Đồng vẫn đứng vững suốt 8 năm nay với khoảng 350 suất diễn, vở Cái tráp vàng đang giữ kỷ lục với hơn 200 suất diễn sau 5 năm ra đời… Đặc biệt, IDECAF còn mạnh dạn đầu tư vào những vở có tính chất thử nghiệm, nhạc kịch, kịch nước ngoài – những thể loại khá kén khán giả. Kịch IDECAF đã trở thành một thương hiệu rất đặc trưng. Tuy không phải tất cả chất lượng các vở đều ngang nhau nhưng cái mác IDECAF luôn là một bảo chứng về chất lượng.Hiện nay, IDECAF là sân khấu kịch duy nhất ở TPHCM chịu khó đầu tư những vở kịch dành cho thiếu nhi dù đây là một lĩnh vực khó, bởi đầu tư vào đó mất nhiều thời gian và công sức hơn so với kịch cho người lớn. Trong suốt 9 năm qua, song song với kịch người lớn, 20 vở kịch dành cho thiếu nhi với kịch bản dựa trên kho tàng truyện cổ VN và thế giới (Tấm Cám, Thạch Sanh – Lý Thông, Nàng tiên cá, Công chúa chích chòe, Người đẹp ngủ trong rừng…) đã được Sân khấu Thế giới nhỏ IDECAF đưa lên sàn diễn. Diễn xuất năng động hơn, tiết tấu nhanh hơn, nhiều màu sắc hơn, hài hước hơn nhưng vẫn nhẹ nhàng hơn… Những lúc hóa thân vào các nhân vật trong những vở kịch dành cho thiếu nhi cũng là lúc các diễn viên: Ngọc Trinh, Đại Nghĩa, Thanh Phương, Lê Khánh… như được thấy lại thời thơ ấu của mình.Không chỉ phục vụ trẻ em nội thành, IDECAF còn tìm đến phục vụ cho thiếu nhi vùng sâu, vùng xa bởi công tác từ thiện là hoạt động thường xuyên của sân khấu này. Theo kế hoạch cuối tháng 5 này, bên cạnh vở kịch dành cho thiếu nhi Bạch Tuyết lạc bảy chú lùn, vở Người đàn bà không ngủ sẽ ra mắt khán giả.Bên cạnh những gương mặt đã gắn bó với IDECAF từ ngày thành lập đến nay (NSƯT Thành Lộc, NSƯT Kim Xuân, Hoàng Trinh, Hương Giang…), sân khấu IDECAF không ngừng bổ sung những gương mặt mới để rồi đêm đêm, trên sân khấu, các thế hệ diễn viên lại cùng nhau khóc cười cùng số phận nhân vật. Tuy nhiên, để đứng vững trên sân khấu này, các diễn viên trẻ phải nỗ lực rất nhiều bởi nơi đây vốn được xem là môi trường làm việc đòi hỏi sự chuyên nghiệp và tính kỷ luật cao. Một số diễn viên trẻ vốn quen với kiểu tấu hài quăng bắt ở các sân khấu khác, nay đứng trước một vở chính kịch rất dễ bị “hụt hơi”. Chính từ những đòi hỏi rất cao về đạo đức nghề nghiệp, các diễn viên ở IDECAF đều tự ý thức được trách nhiệm của mình, bởi “tôn trọng khán giả cũng có nghĩa là tự tôn trọng mình” – diễn viên Đại Nghĩa tâm sự.

Rate this post

Viết một bình luận