Thường xuyên cảm giác không muốn làm gì khiến bạn luôn rơi vào trạng thái mệt mỏi, uể oải, chỉ muốn nằm bất động tại chỗ. Trạng thái này xuất phát thường do sự lười biếng, cạn kiệt sức lực hoặc đôi khi chính là biểu hiện của các vấn đề tâm lý nguy hiểm, điển hình như trầm cảm. Tập luyện thể dục thể thao, nhìn nhận vấn đề tích cực và chia sẻ cảm xúc với mọi người có thể giúp bạn sớm lấy lại năng lượng, nhiệt huyết mỗi ngày.
Thường xuyên cảm giác không muốn làm gì là do đâu?
cảm giác không muốn làm gì là trạng thái hầu như ai cũng trải qua ít nhất một lần. Đặc trưng của cảm giác này chính là cảm thấy mệt mỏi, uể oải, trống rỗng, không tập trung, toàn thân như chẳng còn chút năng lượng nào nên chỉ muốn nằm hay ngồi một chỗ. Họ thậm chí chẳng còn buồn ăn cơm, uống nước hay nghịch điện thoại mà chỉ nằm “tê liệt” một chỗ. Nếu có người rủ ra ngoài chơi bạn cũng thường từ chối và chỉ muốn ở nhà.
Như đã nói, cảm giác không muốn làm gì khá bình thường, tuy nhiên nếu nó diễn ra quá thường xuyên thì hoàn toàn có thể là bất thường nên tuyệt đối không được chủ quan. Vậy đâu là nguyên nhân dẫn tới trạng thái này?
Lười biếng
Một điều vô cùng hiển nhiên bởi khi lười biếng thì tất nhiên chúng ta cũng chẳng có cảm giác không muốn làm gì. Đây là một thói quen không hề tốt chút nào, ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng cuộc sống, học tập, công việc và các mối quan hệ của mỗi người. Người lười biếng thường không muốn làm gì, không có sự nỗ lực, luôn tìm cách trốn trốn tránh công việc, chán ghét việc vận động và chỉ muốn nằm một chỗ.
Nguyên nhân hình thành sự lười biếng thường do bản thân không có chí hướng, đặt sai mục tiêu, thiếu kiến thức, thích phụ thuộc vào người khác. Họ luôn không có kế hoạch trong mọi chuyện, luôn để “nước đến chân mới nhảy” và cho rằng nếu mình không làm thì sẽ có người làm, việc hôm nay thì để ngày mai xử lý cũng chưa muộn bởi thế nên cứu chây ì trước mọi vấn đề, chỉ muốn nằm bất động và không muốn làm gì khác.
Cảm giác không muốn làm gì ở người lười biếng thậm chí còn có tính di truyền và lây lan. Chẳng hạn nếu cha mẹ cũng là người lười biếng thì con cái được giáo dục trong môi trường đó chắc chắn ít nhiều được “thừa hưởng” tính cách này. Hay cảm xúc của người lười cũng dễ tác động đến những người xung quanh, ví dụ như khi có hai người cùng ở 1 phòng, nếu 1 người cố “ngủ nướng” thêm 1 chút thì người còn lại có thể thấy vậy và làm theo.
Trạng thái “down mood“
“Down mood” là một thuật ngữ được giới trẻ cực kỳ hay sử dụng để diễn cảm giác chán nản, mệt mỏi, không muốn làm gì, không còn sức lực, thậm chí có xu hướng hơi tiêu cực một chút. Hiểu đơn giản nhất thì Down mood là trạng thái xuống tinh thần, mệt mỏi, thiếu sức sống, không còn tâm trí làm bất cứ việc gì, kể cả là một chuyện rất quan trọng.
Trái ngược với sự lười biếng, trạng thái down mood thường được hình thành do sự lo lắng, căng thẳng hoặc đã cố gắng quá mức nhưng lại không đạt được kết quả như mong đợi nên mới xuống tinh thần. Chẳng hạn một người phải thức khuya nhiều đêm, cố gắng học bài chăm chỉ để mong được 8-9 điểm nhưng cuối cùng chỉ được 6 điểm. Từ cảm xúc vui vẻ người này có thể mất tinh thần ngay lập tức và kéo dài suốt nhiều ngày sau đó.
Mặt khác không khí trầm lắng, chẳng hạn trong một ngày mưa buồn cũng là thời điểm khiến trạng thái này cực kỳ dễ xuất hiện. Cảm giác không muốn làm gì ở người mất tinh thần cũng kèm theo những suy nghĩ tiêu cực, người này thường chỉ muốn nằm hay ngồi một chỗ lơ đãng, nghĩ ngợi lung tung, cảm giác chán nản, không muốn chuyện trò hay đi đâu, thậm chí trở nên cáu kỉnh nếu có ai trêu chọc.
Cơ thể cạn kiệt năng lượng dẫn tới cảm giác không muốn làm gì
Cơ thể cạn kiệt năng lượng ở đây có thể được hiểu theo đúng nghĩa đen. Cảm giác không muốn làm gì không chỉ xuất hiện ở những người tiêu cực, lười biếng mà xuất hiện trên cả những người trông vô cùng năng lượng, nhiệt huyết, tích cực với cuộc sống. Tất nhiên ở những nhóm đối tượng tích cực thì trạng thái này xảy ra với tần suất ít hơn, tuy nhiên nếu nó xuất hiện thì chính là dấu hiệu cho thấy họ đang kiệt sức.
Một số người thường cho rằng cơ thể mình là “cái máy”, một ngày mà họ có thể làm hàng chục công việc, liên tục để bản thân hoạt động với “công suất cao”. Tất nhiên điều này có thể làm họ hạnh phúc hoặc bản thân họ đang tự định bắt ép bản thân chạy theo guồng xoay đó để chạy theo nhịp sống hiện đại. Họ dần quên đi thời gian cần thiết để bản thân nghỉ ngơi mà chỉ mải chạy theo sự phát triển của xã hội đến mức cơ thể “kiệt quệ” về mọi mặt.
Tất nhiên bản thân họ có thể ý thức được rằng mình đang thấy mệt nhưng họ thường cho rằng nếu mình không cố gắng hơn sẽ trở nên tụt hậu, sẽ bị người khác coi thường.. Trạng thái không muốn làm gì của những người này thường xuất hiện nhiều nhất khi họ ở một mình, khi màn đêm buông xuống. Tuy nhiên chỉ cần khi thức dậy, khi mặt trời lên họ lại tiếp tục “gồng mình” đứng dậy, làm việc và cống hiến cho tới khi gục ngã hoàn toàn mới thôi.
Lối sinh hoạt kém khoa học
Thường xuyên thức khuya để học tập hay làm việc, ăn uống không điều độ, thiếu ngủ chính là nguyên nhân dẫn đến cảm giác không muốn làm gì ở rất nhiều người. Lối sinh hoạt kém khoa học khiến cơ thể không nạp đủ năng lượng hoạt động hoạt động, tâm trí không đủ tỉnh táo, luôn cảm thấy mệt mỏi nên dần dần rút cạn sinh khí của một người khiến họ trông vô cùng uể oải, ủ rũ.
Ngoài ra ở những người thường xuyên sử dụng rượu bia, chất kích thích, thuốc lá, chất gây nghiện cũng rất dễ rơi vào trạng thái này. Họ thường có xu hướng tiếp tục sử dụng các thứ trên để lấy lại tinh thần, lâu dần thành nghiện. Chẳng hạn một người nghiện thuốc lá nếu không được hút thuốc thì họ sẽ cực kỳ khó chịu, uể oải, không muốn làm gì, dễ trở nên cáu kỉnh trước tất cả mọi vấn đề xung quanh.
Cảm giác không muốn làm gì do sức khỏe có vấn đề
Nếu thường xuyên rơi vào cảm giác mệt mỏi không muốn làm gì thì đừng nên quá chủ quan vì đây hoàn toàn có thể là dấu hiệu cho thấy sức khỏe bạn đang tụt dốc nên tuyệt đối không được chủ quan. Chẳng hạn chỉ cần leo cầu thang bộ, bê vật nặng một chút bạn đã cảm thấy thở dốc, hụt hơi, nhói trong tim thì rất có thể đây là dấu hiệu của các bệnh lý tim mạch nên tuyệt đối không được chủ quan.
Một số biểu hiện khác cho thấy sức khỏe bạn có thể đang có vấn đề và cần sớm đi thăm khám như sụt cân bất thường, mất ngủ lâu ngày, làm việc nhanh cảm thấy mệt, thường xuyên đau đầu choáng váng… Do sức khỏe có vấn đề nên làm gì bạn cũng dễ cảm thấy mệt mỏi, ăn uống không ngon nên dễ trở nên ủ rũ, chán nản trong mọi hoạt động hằng ngày.
Các vấn đề tâm lý – tâm thần gây cảm giác không muốn làm gì
Cảm giác không muốn làm gì, luôn thấy u ám, chán nản, tiêu cực, muốn khóc, nhìn đâu cũng thấy một màu đen tối hoàn toàn có thể chính là dấu hiệu của rất nhiều vấn đề tâm lý – tâm thần khác. Thể chất và tinh thần có mối quan hệ mật thiết với nhau, do đó khi có tinh thần chán chường, tiêu cực thì cơ thể cũng trở nên cạn kiệt năng lượng, không muốn làm gì mà chỉ muốn nằm bất động một chỗ.
Cụ thể, một số vấn đề tâm lý – tâm thần có thể liên quan như
- Hội chứng mệt mỏi kinh niên: Chronic Fatigue Syndrome (CFS) hay còn được gọi là suy nhược mãn tính được biểu hiện bằng việc người bệnh luôn thấy mệt mỏi, uể oải, trống rỗng, mất trí nhớ ngắn hạn, không muốn làm gì, nhược cơ, đau cơ, nổi hạch ở cổ, cảm giác cạn kiệt sức lực mà không rõ nguyên nhân. Bệnh có thể xuất hiện đột ngột, thường đã kéo dài trên 6 tháng và gây ra rất nhiều ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, sinh hoạt thường ngày. Bệnh có xu hướng xuất hiện nhiều ở phụ nữ trong độ tuổi 40- 50, đặc biệt những người phải chịu căng thẳng áp lực quá nhiều.
- Trầm cảm: người trầm cảm hầu như luôn có cảm giác không muốn làm gì, có xu hướng tách biệt bản thân, xa rời với cuộc sống. Họ có thể nằm trong phòng cả ngày và nhìn lên trần nhà, cảm giác trống rỗng, vô định, tiêu cực, không muốn nói chuyện với ai, không muốn đi ra ngoài, cho rằng bản thân là người kém cỏi không ai cần và cũng có thể khóc bất cứ lúc nào. Cảm giác tiêu cực bao trùm hoàn toàn mọi suy nghĩ, hành vi, cảm xúc khiến người bệnh nhìn đâu cũng thấy những điều đen tối, u ám. Các triệu chứng này nếu không nhanh chóng kiểm soát sẽ rút cạn sinh lực của một người khiến họ có thể hình thành các hành vi tự hại bản thân như rạch tay, đập đầu vào tường hay thậm chí là tự tử nên cực kỳ nguy hiểm.
Các hệ lụy liên quan đến các vấn đề tâm lý, tâm thần như trầm cảm có thể gây ra những hệ lụy vô cùng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống, sức khỏe, tinh thần của mỗi bệnh nhân nên cần tìm cách điều trị càng sớm càng tốt. Nguyên nhân gây ra các căn bệnh này thường do người bệnh phải chịu áp lực căng thẳng trong thời gian dài, những chấn thương tâm lý mà bản thân họ không thể nào quên được, có thể gặp ở bất cứ đối tượng nào.
Làm sao để vượt qua cảm giác không muốn làm gì?
Rõ ràng tất cả chúng ta ai cũng từng có cảm giác chán nản tất cả, không muốn làm gì, chỉ muốn nằm một chỗ và phó mặc tất cả. Bởi thế thực tế trạng thái này cũng khá bình thường. Tuy nhiên nếu bạn cứ để mặc trạng thái này xâm chiếm mọi hành vi, hoạt động mỗi ngày thì sẽ không ổn một chút nào. Mỗi người cần tự ý thức được và tìm cách chiến thắng chính mình để hoàn thiện bản thân hơn từng ngày.
Đứng dậy và tập thể dục ngay nào!
Nghiên cứu đã chỉ ra việc vận động, tập thể dục có thể sản sinh cho cơ thể rất nhiều nguồn năng lượng tích cực. Hormone endorphin có thể được sản sinh số lượng lớn khi chúng ta vận động để kích thích sự hứng khởi, nhiệt huyết, sáng tạo, tích cực hơn thay vì cứ uể oải và nằm lì một chỗ suốt cả ngày. Vì thế khi đang cảm thấy tinh thần đang trống rỗng, cảm giác không muốn làm gì thì đừng nằm một chỗ mà hãy đứng dận đi lại, tập vài động tác thể dục cơ bản để lấy lại tinh thần.
Bên cạnh đó, duy trì thói quen tập thể dục hằng ngày cũng là cách nâng cao sức khỏe thể chất và tinh thần. Chẳng hạn giúp tăng cường sức khỏe cơ máu, kích thích máu huyết lưu thông ổn định, giữ vóc dáng khỏe đẹp, nâng cao chất lượng giấc ngủ. Nếu quá bận rộn không thể tập thể dục bài bản bạn cũng có thể dành 15 phút đi bộ mỗi ngày cũng sẽ thấy sức khỏe, tinh thần thay đổi một cách rõ rệt.
Xây dựng chế độ sinh hoạt khoa học
Tuổi trẻ chúng ta thường cho mình phung phí thời gian, sức khỏe vào những hoạt động vô bổ, chẳng hạn như thức đến 2- 3h sáng chỉ để xem phim hay lướt điện thoại. Tuổi càng lớn chúng ta sẽ càng thấy rõ những hậu quả tiêu cực từ những hành vi này để lại. Cảm giác không muốn làm gì dù hình thành do bất cứ nguyên nhân nào cũng cần xây dựng lại một chế độ sinh hoạt lành mạnh, tích cực hơn để sớm cải thiện.
Một số lưu ý khi thay đổi một chế độ sinh hoạt khoa học hơn có thể giúp ích cho bạn như
- Đảm bảo ngủ đủ 7- 8 tiếng một ngày với những người trưởng thành, trong đó nên đi ngủ trước 23h, tránh thức quá khuya. Các nghiên cứu cũng đã chỉ ra việc dậy sớm có thể giúp bạn giải quyết vấn đề hiệu quả hơn so với thức khuya rất nhiều
- Thiết lập thói quen dậy sớm và tập thể dục thể thao hằng ngày
- Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh, đảm bảo ăn bữa sáng và bữa trưa, tuyệt đối không được bỏ bữa, nhất là bữa đầu tiên trong ngày.
- Bổ sung thêm nhiều rau xanh, trái cây hay các nhóm thực phẩm lành mạnh vào chế độ ăn uống hằng ngày
- Hạn chế sử dụng các nhóm thực phẩm quá nhiều dầu mỡ, đồ ăn nhanh, đồ ăn kém vệ sinh, đồ ăn nấu đi nấu lại nhiều lần, đồ ăn cay nóng
- Uống nhiều nước học hoặc các loại nước ép trái cây, rau củ
- Hạn chế sử dụng bia rượu, tránh xa thuốc lá và các chất kích thích nguy hiểm khác
- Sắp xếp thời gian học tập – làm việc và nghỉ ngơi hợp lý, hạn chế để cơ thể hoạt động quá sức mà không có thời gian nghỉ ngơi để nạp lại năng lượng
Cảm giác không muốn làm gì – hãy dành thời gian thư giãn nghỉ ngơi
Khi tinh thần đã quá mệt mỏi, cơ thể dường như không còn chút sức lực nào, luôn có cảm giác không muốn làm gì thì đừng chần chừ gì mà hãy dành cho bản thân ít nhất một ngày để nghỉ ngơi và nạp lại năng lượng. Hãy gác lại hết mọi công việc và chỉ dành ngày hôm đó để làm những điều bản thân mình yêu thích, chẳng hạn như ngủ, đi mua sắm, đi chơi cùng hội bạn, đi du lịch hay về nhà thăm cha mẹ.
Khi được là chính mình, khi được làm những điều mình yêu thích thì tự nhiên sự tích cực, vui vẻ, hạnh phúc sẽ bao trùm và đánh bay tất cả những điều tiêu cực trong tâm trí. Chỉ cần một ngày nghỉ ngơi như vậy, tinh thần bạn sẽ nhanh chóng lấy lại nhiệt huyết để bắt đầu những ngày mới tích cực và tràn đầy năng lượng hơn, làm việc gì cũng thấy vui vẻ, không còn cảm giác chán nản.
Nghe một bản nhạc
Âm nhạc thực sự có một sức mạnh vô cùng diệu kỳ mà chính chúng ta cũng chưa thể nào khám phá hết. Khi đang rơi vào trạng thái down mood, uể oải, chán nản, không có động lực, hãy thử bật một bài nhạc sôi động, chẳng hạn như nhạc rock và hòa mình vào điệu nhạc, lắc lư theo tiếng nhạc, bao nhiêu âu lo muộn phiền cũng dường như tan biến theo từng chuyển động của cơ thể.
Bạn cũng có thể nghe bất cứ loại nhạc nào mà bản thân yêu thích nhưng nên ưu tiên các thể loại nhạc sôi động, nhạc truyền cảm hứng để lấy lại năng lượng tích cực cho bản thân. Ngoài ra hiện nay các kênh Podcast Radio truyền cảm hứng cũng được giới trẻ rất yêu thích vì có thể mang đến động lực cho người nghe, xua tan cảm giác chán nản không muốn làm gì.
Tự động viên bản thân
Thực tế thì dù là một người tích cực như thế nào cũng khó có thể tránh khỏi những thời điểm bản thân trở nên cực kỳ tiêu cực, mệt mỏi, trống rỗng, chơi vơi, không biết bản thân mình là ai, cảm giác không muốn làm gì. Do đó bạn chẳng có gì phải cảm thấy mình yếu kém, tự ti không muốn chia sẻ với ai những cảm xúc khó khăn của mình.
Khi cảm thấy mệt mỏi, hãy tự động viên bản thân rằng, mình sẽ làm được, mình có thể hoàn thành tốt nhất, chỉ cần kiên trì thêm một chút thì những điều tốt đẹp sẽ luôn xuất hiện. Nếu cảm thấy quá áp lực, căng thẳng, mệt mỏi nhưng không thể nói, không thể chia sẻ với ai thì bạn cũng có thể viết nhật ký, chỉ cần viết hết ra thì những lo lắng cũng được xua tan đáng kể.
Bên cạnh đó, để động viên bản thân bạn cũng nên tự thiết lập cho mình một lộ trình, một kế hoạch làm việc phù hợp với năng lực của bản thân. Đừng quên đặt ra những phần thưởng xứng đáng để bản thân có thêm động lực cố gắng, kiên trì hơn, tự khích lệ cho chính mình.
Gặp gỡ bác sĩ hoặc nhà trị liệu khi cần thiết
Nếu bạn đã rơi vào trạng thái uể oải, mệt mỏi, cảm giác không muốn làm gì trong suốt một thời gian dài, thậm chí có xu hướng tách biệt với mọi người, thì rất nên đi thăm khám để tìm hiểu kỹ nguyên nhân. Có những vấn đề rất nhỏ chẳng hạn như mâu thuẫn với sếp, công việc quá sức, không phù hợp với bản thân cũng có thể khiến một người rơi vào trầm cảm, do đó tuyệt đối không nên chủ quan với cảm xúc của bản thân.
Hãy hiểu rằng cảm xúc tiêu cực, cảm giác không muốn làm gì không phải chỉ của riêng mình bạn, không có gì phải xấu hổ cả. Khi bản thân không thể tự xoa dịu được những lắng lo của mình thì hãy nhờ đến sự hỗ trợ từ các chuyên gia để được giúp đỡ ngay khi cần thiết. Bằng sự chuyên môn của mình, nhà trị liệu sẽ luôn biết cách gỡ bỏ những lo âu, đồng thời hướng dẫn người bệnh cách đối mặt với căng thẳng để vượt qua được những cảm giác này.
Nói chung, nếu cảm giác không muốn làm gì đã xâm chiếm mọi suy nghĩ, hành vi, tác động xấu đến chất lượng cuộc sống mỗi ngày thì người đó rất nên tìm đến các chuyên gia để được hỗ trợ. Ngoài ra bạn cũng nên đi khám bác sĩ để kiểm tra xem có vấn đề sức khỏe bất thường nào khác, từ đó tìm cách điều trị hay giải quyết từ giai đoạn sớm.
Hầu như chúng ta ai cũng từng có cảm giác không muốn làm gì nhưng đừng để cảm xúc này xâm chiếm mọi suy nghĩ, hành vi của bản thân. Xây dựng một chế độ khoa học, luôn tự khích lệ động viên bản thân, có kế hoạch sống rõ ràng, sắp xếp thời gian làm việc phù hợp sẽ giúp bạn sớm vượt qua những cảm xúc xấu xí này.