Mục lục
Thuyết trình là một trong những kỹ năng mềm cần thiết đối với tất cả mọi người. Vậy, thuyết trình là gì? Vai trò của thuyết trình ra sao? Đặc điểm của bài thuyết trình như thế nào? Các bạn hãy cùng UNICA tham khảo bài viết dưới đây nhé thông qua khoá học thuyết trình trước đám đông nhé..
1. Thuyết trình là gì?
Thuyết là nói, trình là trình bày. Thuyết trình là trình bày về một chủ đề cụ thể nào đó trước nhiều người. Quá trình này nhằm mục đích truyền đạt thông tin, nhằm đạt được những mục tiêu cụ thể nào đó.
Thuyết trình là sự truyền đạt thông tin đến người nghe
>> Xem thêm: 10 Cách mở đầu bài thuyết trình ấn tượng, sáng tạo
2. Vai trò của thuyết trình
Trong công việc
Trong công việc, thuyết trình đóng vai trò quan trọng và không thể bỏ qua trong mỗi cuộc họp, cuộc trò chuyện với khách hàng. Nếu bạn có một kỹ năng thuyết trình tốt đồng nghĩa với việc công việc của bạn sẽ được thuận lợi và suôn sẻ, cơ hội thăng tiến cao. Ngược lại, nếu bạn không có kỹ năng thuyết trình hoặc rụt rè khi xuất hiện trước đám đông thì cho dù trình độ của bạn giỏi nhưng bạn không có kỹ năng mềm thì cũng rất khó có thể đạt được thành công.
Trong trường hợp hội thảo đứng trước thuyết trình khách hàng: nếu bạn có kỹ năng thuyết trình tốt thì người nghe sẽ dễ bị thuyết phục mua hàng hơn đồng thời luôn tiếp thu những ý kiến từ những phản hồi của khách hàng với sản phẩm mà bạn cung cấp. Ngược lại nếu bạn có kỹ năng thuyết trình không tốt thì người nghe sẽ không hiểu cũng như không muốn nghe bạn thuyết trình.
Khi bạn làm tốt bài thuyết trình là bạn đã thể hiện được giá trị bản thân mình với mọi người cũng như là cơ hội để bạn phát triển và thăng tiến cao hơn trong sự nghiệp của mình. Năng lực của bạn trong mắt đồng nghiệp, lãnh đạo cũng được đánh giá ca hơn.
Trong học tập
Trong học tập, thuyết trình là một kỹ năng bắt buộc với sinh viên trong hầu hết các môn học. Đồng thời, thuyết trình cũng là cơ hội để sinh viên rèn luyện và trau dồi khả năng trình bày trước đám đông của mình, sẽ là một hành trang cần thiết sau khi ra trường.
Trong gia đình
Trong những buổi họp mặt gia đình ông bà, cha mẹ sẽ luôn giảng giải, trình bày vấn đề cho con cháu hiểu những điều hay lẽ phải, cách sống sao cho tốt đẹp và thể hiện lòng biết ơn đối với những người đã từng giúp đỡ mình trong lúc khó khăn.
3. Đặc điểm của thuyết trình
Để trở thành một nhà thuyết trình tốt, trước hết bạn phải hiểu sâu, hiểu rõ về một vấn đề nào đó thì mới có thể tạo nên một buổi thuyết trình ấn tượng và thành công. Dưới đây là một vài đặc điểm của thuyết trình.
Phù hợp với đối tượng
Một bài thuyết trình muốn được đánh giá tốt trước hết phải bạn phải xác định được nội dung bạn muốn nói hướng đến đối tượng cụ thể nào đó. Như vậy, ngoài việc bạn phải có kiến thức sâu về chủ đề định chia sẻ, bạn cũng phải suy nghĩ và lựa chọn một chủ đề phù hợp với đối tượng mà bạn muốn nói đến.
Xác định mục tiêu rõ ràng
Mục tiêu và nội dung trong buổi thuyết trình là điều vô cùng quan trọng và cần thiết. Do đó, bạn cần phải xác định rõ mục tiêu mà bạn muốn hướng đến. Bạn muốn đạt được gì sau khi buổi chia sẻ kết thúc. Chẳng hạn bạn muốn người nghe hiểu về chủ đề bạn chia sẻ. Bạn muốn định hướng người nghe làm theo bạn hay đơn giản chỉ là bạn muốn nói lên ý kiến của bạn.
Cần xác định rõ ràng mục tiêu cần hướng đến của bài thuyết trình
Cấu trúc bài thuyết trình rõ ràng, mạch lạc
Để bài thuyết trình được người nghe đón nhận bằng một tình cảm chân thực nhất, bắt buộc bạn phải xây dựng nội dung cụ thể, rõ ràng. Nên sắp xếp các ý chính – phụ và phân bổ thời gian thuyết trình hợp lý, tránh trường hợp chưa nói đã hết giờ hay không biết nói gì và không biết bắt đầu từ đâu. Vì vậy, bạn nên xác định cấu trúc bài thuyết trình một cách logic và nhất quán để không bị nhầm nội dung hay thiếu ý cần triển khai.
Kết hợp sử dụng ngôn ngữ cơ thể
Để tạo ra sức ảnh hưởng thì đặc điểm lớn nhất tạo ra bài thuyết trình hiệu quả là bạn nên kết hợp sử dụng ngôn ngữ, hành động sao cho phù hợp như: Cường độ nói, tốc độ nói, cử chỉ, hành động, ánh mắt. Để tạo thành yếu tố quyết định bài thuyết trình của bạn có lay động được trái tim người nghe hay không.
4. Các bước xây dựng một bài thuyết trình hiệu quả
Bước 1: Hiểu về bài thuyết trình của bạn
Trước khi bạn bắt đầu suy nghĩ về những gì sẽ nói trong bài thuyết trình của mình, hãy đảm bảo rằng bạn biết chính xác những gì bạn được yêu cầu cung cấp. Bạn sẽ cần biết định dạng bản trình bày của mình (nên là bản trình bày PowerPoint, hay bạn cần bản in phát cho khán giả?), Bao nhiêu người bạn sẽ trình bày, bản trình bày sẽ kéo dài trong bao lâu và những câu hỏi mà nó phải trả lời hoặc chủ đề nó cần giải quyết.
Bạn cần xác định được mục đích của bài thuyết trình của mình, những giá trị mà bạn mang lại cho người nghe là những gì?
Bước 2: Thực hiện nghiên cứu những nội dung cần có trong bài thuyết trình
Những bài thuyết trình hay nhất được cung cấp bởi những người thực sự hiểu biết về họ. Bài thuyết trình của bạn có tập trung vào một chủ đề có trong tin tức hoặc liên quan đến các vấn đề thời sự không? Đọc những phát triển gần đây để đảm bảo rằng bất kỳ câu hỏi nào không khiến bạn mất cảnh giác. Nếu bạn đang thuyết trình như một phần của cuộc phỏng vấn, hãy nghiên cứu kỹ về công ty bằng cách xem kỹ trang web và phương tiện truyền thông xã hội của họ.
Bạn có đang trình bày về một chủ đề chính trị hoặc lịch sử có bối cảnh lớn hơn không? Sẽ rất có lợi nếu đảm bảo rằng bạn hiểu bối cảnh này, vì bạn có thể được yêu cầu trình bày chi tiết hơn hoặc thảo luận về điều gì đó chi tiết hơn.
Nếu chủ đề thuyết trình của bạn dựa trên nghiên cứu, chẳng hạn trong một lĩnh vực khoa học, thì hãy dành chút thời gian để đọc ý kiến của các nhà nghiên cứu hoặc nhà lý thuyết khác. Điều này không chỉ giúp bạn có một cái nhìn toàn diện, mà còn có nghĩa là bạn có thể chứng tỏ khả năng của mình trong việc đưa ra các quan điểm khác nhau và suy nghĩ chín chắn về một chủ đề.
Thực hành nghiên cứu trước khi bước vào buổi thuyết trình chính thức
Bước 3: Thiết kế bài thuyết trình
Khi nói đến cấu trúc, tất cả các bài thuyết trình nên bao gồm một slide ở đầu giới thiệu bài thuyết trình, với slide tiếp theo giải thích những gì mọi người có thể mong đợi học được trong quá trình thuyết trình. Trang trình bày kết thúc nên cảm ơn mọi người đã lắng nghe và hỏi họ có bất kỳ câu hỏi nào không.
Nếu có thể, hãy làm theo quy tắc một trang trình bày mỗi phút. Nếu bạn cần thêm thời gian, hãy dành một trang chiếu cho mỗi chủ đề, vì việc chuyển sang một trang chiếu mới cho khán giả biết rằng cuộc thảo luận đang chuyển sang một điều gì đó mới.
>> Xem thêm: 11 Cách thuyết trình thu hút khán giả từ những giây đầu tiên
Bước 4: Thực hành nhiều lần
Nghe có vẻ hiển nhiên nhưng thực hành bài thuyết trình của bạn liên tục trong một vài lần sẽ giúp bạn xác định được bất kỳ vấn đề nào có thể xảy đến khi khi bạn bắt đầu bài thuyết trình chính thức của mình. Nếu bài thuyết trình của bạn chỉ kéo dài tối đa 10 phút, bạn sẽ không biết liệu nó có vượt quá giới hạn thời gian đó hay không trừ khi bạn luyện tập nó mỗi ngày.
5. Những điều cần tránh khi thuyết trình
+ Tránh ăn mặc luộm thuộm, nhếch nhác.
+ Không tập dượt trước khi thuyết trình.
+ Đứng yên như pho tượng.
+ Lạm dụng slide.
+ Nói dài dòng.
+ Kết thúc bài thuyết trình một cách nhạt nhẽo, không đọng lại được nội dung trong người nghe.
Như vậy, qua bài viết này, các bạn đã tìm ra lời giải đáp về những vấn đề liên quan đến học thuyết trình rồi đúng không? Hy vọng với những chia sẻ bổ ích này sẽ là hành trang vững chắc cho các bạn xây dựng một bài thuyết trình hoàn hảo.
Chúc bạn thành công!
Đánh giá :
Tags:
Thuyết trình