TRIẾT HỌC LỜI DẪN THUYẾT TRÌNH
ĐỀ TÀI: VAI TRÒ CỦA TÌNH CẢM TRONG CUỘC SỐNG VÀ MỐI
QUAN HỆ GIỮA TÌNH CẢM VỚI TRI THỨC VÀ NIỀM TIN
QUÂN: Chúng ta đều biết, tình cảm đóng một vai trò vô cùng to lớn và là
một phần không thể thiếu trong cuộc sống. Dù kể cả là con người hay động
vật thì tình cảm chính là mối dây liên hệ giúp kết nối và gắn kết chúng ta
sát gần lại với nhau. Tình cảm gieo mầm nên những hạnh phúc và niềm
vui, mang tới cho chúng ta nhiều điều bổ ích. Và đồng thời tình cảm cũng
có những mối liên hệ trực tiếp và gián tiếp, tác động tới tri thức và niềm tin
của con người.
CA: vì vậy chủ đề thuyết trình của nhóm chúng em hôm nay là VAI TRÒ
CỦA TÌNH CẢM TRONG CUỘC SỐNG VÀ MỐI QUAN HỆ GIỮA
TÌNH CẢM VỚI TRI THỨC VÀ NIỀM TIN.
CA: Nội dung của bài thuyết trình chúng em gồm những phần: (đọc trên
slide 2)
QUÂN: cảm ơn Châu Anh về phần tóm tắt những nội dung của bài thuyết
trình. Ở đây trong mỗi chúng ta đều có rất nhiều mối quan hệ và để luôn
duy trì được thì tình cảm chính là cầu nối là sợi dây hữu hình hay vô hình
mà chúng ta có thể không trông thấy được. vậy tình cảm là gì và tình cảm
có những vai trò nào trong cuộc sống (chiếu slide 3)
CA: trước hết chúng ta cần phải biết TÌNH CẢM LÀ GÌ? (slide4)
I. Khái niệm tình cảm và vai trò của tình cảm trong cuộc sống
1. Tình cảm là gì?
QUÂN: Tình cảm là những thái độ thể hiện sự rung cảm ổn
định của con người đối với sự vật hiện tượng có liên quan đến
nhu cầu và động cơ của họ.Tình cảm là sản phẩm cao cấp của sự
phát triển xúc cảm trong điều kiện xã hội.
QUÂN: dựa vào khái niệm tình cảm chính là sự phát triển
cao cấp nhất của cảm xúc, em có thể đưa ra cho mọi người
một số ví dụ thực tiễn và thường xuyên xảy ra trong cuộc
sống của chúng ta hằng ngày như: khi tiếp xúc một thời gian
với một ai đó bạn đã hiểu người đó một cách chủ quan, cảm
xúc của bạn mỗi khi gặp người đó nó đã dần trở nên khác đi
theo hướng tích cực: tim đập nhanh, trông ngóng “nhớ ai bồi
hổi bồi hồi, như đứng đống lửa như ngồi đống than” , trở nên
lóng ngóng vụng về trước mặt họ,… đó chính là khoảnh khắc
bạn đã thích và cảm nắng người đó. Cảm xúc của bạn không
chỉ đơn thuần dừng lại ở việc vui vẻ, buồn bã hay bình
thường như cách bạn đối xử với người khác nữa.
QUÂN: vậy tình cảm thì sẽ có những tác động hay dược gọi
là những vai trò gì tromg cuộc sống thực tiễn, xin mời Châu
Anh sẽ cùng đưa cô và các bạn đi tìm hiểu phần 2 (chiếu
slide6)
- Tình cảm có vai trò như thế nào trong cuộc sống?
CA: Thứ nhất, Tình cảm có vai trò quan trọng và to lớn
trong cuộc sống và hoạt động của con người. Tình cảm giúp
thúc đẩy con người hoạt động, giúp con người vượt qua những
khó khăn và trở ngại gặp phải trong quá trình hoạt động. Bởi vì,
Thái độ của con người đối với công việc góp phần không nhỏ
vào sự thành công của công việc.
CA: Thứ hai, Tình cảm là nguồn động lực mạnh mẽ
kích thích con người tìm tòi đối với kết quả của nhận thức.
Ngược lại, nhận thức định hướng, điều khiển và điều chỉnh tình
cảm đi đúng hướng. Bởi vì, Tình cảm và nhận thức là hai mặt
của một vấn đề nhân sinh quan thống nhất của con người.
CA: Thứ ba, Tình cảm chiếm vị trí quan trọng trong
số những động lực và nhân tố điều chỉnh hành vi, hoạt động
Cảm xúc tiêu cực có thể xuất hiện bởi nhiều hình thức khác nhau như
ghen tị, tức giận, ghét, buồn bã, xấu hổ ,…
QUÂN: vậy đâu là những ảnh hưởng mà cảm xúc tiêu cực mamg lại?
B.Ảnh hưởng
QUÂN: thứ nhất, cảm xúc tiêu cực sẽ 1. Gây căng thẳng thần kinh kéo dài ( hay
còn gọi là stress)
Ngày nay, stress được xem là một phần tất yếu của cuộc sống khó có thể
tránh khỏi. Điển hình nhất là các đối tượng học sinh hay người đi làm. Tuy
nhiên nếu stress kéo dài dai dẳng, có thể phải đối mặt với nhiều vấn đề tâm lý,
thể chất do stress làm gia tăng một số hormone như cortisol, adrenaline,…
QUÂN: thứ hai, cảm xúc tiêu cực gây ra và làm 2. Gia tăng những mâu thuẫn
hay xung đột
Khi phải đối mặt với cảm xúc tiêu cực, tâm trạng sẽ trở nên bất ổn và khó
kiểm soát được lời nói, hành vi.Điều đó sẽ ảnh hưởng xấu tới các mối quan hệ
như gia đình, vợ chồng, bạn bè, đồng nghiệp.
QUÂN: thứ ba những cảm xúc tiêu cực còn làm 3. Ảnh hưởng đến giấc ngủ
Những cảm xúc này khiến não bộ bị kích thích liên tục dẫn đến tình trạng
khó chìm vào giấc ngủ, ngủ không sâu giấc và mệt mỏi sau khi thức dậy.Điều
này tạo nên một vòng luẩn quẩn khiến sức khỏe và chất lượng cuộc sống ngày
một giảm thấp.
QUÂN: thứ tư cảm xúc tiêu cực tác động và làm 4. Giảm khả năng tập trung
Tâm trạng tiêu cực kéo dài suy nghĩ sẽ bị chi phối dẫn đến hiện tượng giảm khả
năng tập trung và thường xuyên gặp phải sai sót, tác động đáng kể đến trí nhớ.
Điều đó làm giảm hiệu suất học tập và làm việc.
QUÂN: nghiêm trọng hơn cả nếu bị cảm xúc tiêu cực chi phối sẽ dễ dàng tạo ra
những cơ hội làm 5. Gia tăng nguy cơ mắc các bệnh lý
Cảm xúc tiêu cực kéo dài có thể làm thay đổi nồng độ hormone và hoạt
động của các cơ quan trong cơ thể. Nếu không có biện pháp điều trị sớm, bạn có
thể phải đối mặt với những vấn đề sức khỏe như: đau nửa đầu, bệnh tiêu hóa,
bệnh tâm lý như trầm cảm, tự kỷ…
—-> Các cảm xúc này có thể được xem là tình trạng tự nhiên nếu nó xuất hiện
trong các bối cảnh phù hợp. Tuy nhiên, nếu bạn liên tục xuất hiện các cảm xúc
tiêu cực và gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống thì một lời khuyên dành
cho bạn đó chính là cần phải được kiểm soát hoặc nhờ đến sự hỗ trợ của chuyên
gia tâm lý để được tư vấn cụ thể.
CA: đó là những tác động và ảnh hưởng vô cùng nguy hại mà cảm xúc tiêu cực
gây ra và mang lại. tuy nhiên hiện nay chúng ta đã có thể đưa ra một số giải
pháp thiết thực và hiệu quả như
Cện pháp
-
Nghe nhạc
-
Học cách chấp nhận cảm xúc tiêu cực
-
Viết nhật ký
-
Bổ sung các thực phẩm giảm căng thẳng, stress
-
Hạn chế hoặc từ bỏ các mối quan hệ độc hại
QUÂN: qua đoạn video và bức ảnh trên chúng ta có thể dễ dàng thấy được những
cảnh tượng vô cùng đau buồn tiếc thương cho những người gặp nạn và cùng thấy cay
đắng khi chứng kiến sự lãnh đạm thờ ơ vô cảm của những người qua đường chứng
kiến.
QUÂN: đó chính là Thái độ ứng xử trước nỗi đau, tai họa của người khác là phản ứng
tự nhiên mang tính người, là thước đo đạo đức, là sự sát hạch đạo đức xã hội một cách
nghiêm khắc nhất. Trước nỗi đau, tai họa và bất công mà người khác phải chịu đựng,
nhưng ai đó không phản ứng được tức là đã bị tê liệt về tinh thần xã hội. Đó là sự suy
đồi về lối sống, suy thoái về đạo đức.
Như vậy, trên bình diện xã hội, bệnh vô cảm đã phản ánh sự suy giảm nền tảng đạo
đức và tinh thần của xã hội. Khi sự gắn kết giữa người với người trong xã hội bị rạn
nứt, thậm chí bị đứt gãy thì nó làm cho con người không dám tin vào điều thiện,
không dám đứng lên chiến đấu chống cái xấu và cái ác.
Những hành vi vô cảm không chỉ đơn thuần làm hủy hoại nhân cách con người mà
còn làm xói mòn nền tảng đạo đức, làm rối loạn trật tự xã hội và xa hơn nữa là kìm
hãm sự phát triển của đất nước.
Chúng ta biết bệnh vô cảm vô cùng nguy hiểm nhưng lại đặt ra câu hỏi: Rốt cuộc thì
nguyên nhân tại sao? Suy cho cùng, tình cảm là điều chi phối tất cả. Những người vô
cảm là những người bị thiếu hụt tình yêu thương. Chính vì không cảm nhận được tình
yêu thương mà người ta ngày càng lạnh giá. Một phần nữa cũng là do xã hội hiện đại
quá bận rộn và đòi hỏi con người phải làm việc liên tục trong guồng quay của cuộc
sống mà bỏ quên thời gian để trao nhau hơi ấm của tình thương, để ươm mầm cảm
xúc. Điều duy nhất chúng ta có thể làm để cho căn bệnh vô cảm “không còn đất sống”
là mở cửa trái tim để biết cảm nhận, biết yêu ghét, thương giận và chia sẻ những điều
tinh túy đó cho những người xung quanh mình.
CA: bởi vì tình cảm là sợi dây gắn kết và kết nối con người động vật các sự vật lại với nhau
nên tình cảm còn có những mối quan hệ kết nối với tri thức tác động tới niềm tin của con
người
II. Mối quan hệ giữa tình cảm với tri thức và niềm tin
1, Ví dụ và tình huống thực tế về mối quan hệ
CA: đầu tiên tìm hiểu về mối quan hệ giữa a, Tri thức và tình cảm
CA: đó là mối quan hệ hai chiều :
- Tình cảm luôn là động lực quan trọng thúc đẩy tri thức phát triển mạnh mẽ. Nó kích thích
sự tìm tòi và sáng tạo của con người giúp cho vốn tri thức ngày càng lớn mạnh.
Ví dụ: Nhà khoa học nổi tiếng Isaac Newton có một niềm đam mê, một tình yêu với nghiên
cứu khoa học vô cùng lớn. Ngay từ đầu ngành học của ông là triết nhưng cùng lúc Newton
cũng bị cuốn hút bởi toán học, quảng học và cả thiên văn học. Ông rất tài năng và đã nghiên
cứu qua bao lần thất bại và cuối cùng đã đặt ra được những nên tảng cơ bản nhất cho vật lý
mọi thời đại nhiên ông không chỉ là một nhà vật lý tài năng mà còn là một nhà thiên văn
học, triết học, toán học và giả kim. Những thành tựu ông để lại được coi là cực kì quan trọng ,
nền tảng của cơ học cổ điển của ông đã thống trị các quan niệm về vật lý khoa học trong suốt
3 thế kỉ tiếp theo thời kì đó. Trong toán học, ông cùng Leibniz đã cùng nhau phát triển phép
tính vi phân và tích phân, ngoài ra Newton còn đưa ra nhị thức Newton tổng quát. Như vậy,
chính tình yêu khoa học đã trở thành động lực mạnh mẽ thúc đẩy sự sáng tạo, tìm tòi của nhà
khoa học làm phát triển vốn tri thức có trong ông cũng như vốn tri thức của nhân loại.
CA: Tuy nhiên, tình cảm cũng có thể làm nhuộm màu, biến dạng tri thức. Tình cảm có
thể làm cho tri thức có trong mỗi con người không hoàn toàn đúng với hiện thực khách quan.
Ví dụ: Khi quá yêu, nhận thức của con người sẽ trở nên hạn chế, họ trở nên đa nghi vô lối,
ghen tuông mù quáng, không phân biệt được đâu là đúng, đâu là sai, không suy nghĩ kỹ trước
khi hành động,… Vì vậy, thường làm những chuyện dại dột gây nên hâu quả, mất mát không
đáng có như: tự tử do thất tình hay thực hiện hành vi phạm tội như đánh người, giết người,
đánh ghen để thỏa mãn cơn giận giữ của bản thân,… Khi đó tình yêu đã làm biến dạng tri
thức vốn có.
CA: Không chỉ tình cảm tác động đến tri thức mà tri thức cũng tác động trở lại tình cảm,
làm cho tình cảm có nội dung.
Nhưng chính những khoảnh khắc, sự vất vả đó lại làm nên những con người vĩ đại. Điều mà
giúp cho họ không bao giờ bỏ cuộc là niềm tin vào một tương lai tươi sáng và thành công.
Niềm tin đã giúp cho họ bước tiếp và có lại được những niềm cảm hứng, tìm lại những cảm
xúc tích cực, đúng đắn và bền chặt
CA: VẬY ĐỂ GIÚP CÁC BẠN CÓ MỘT CÁI NHÌN RÕ HƠN VÀ TỔNG QUÁT HƠN
VỀ NHỮNG VẤN ĐỀ TRÊN THÌ EM SẼ ĐƯA RA PHẦN KẾT LUẬN VỀ MỐI QUAN
HỆ GIỮ TRI THỨC, TÌNH CẢM VÀ NIỀM TIN TRONG CUỘC SỐNG
III. Kết luận : Mối quan hệ giữa tri thức, tình cảm, niềm tin trong cuộc sống?
Tri thức, tình cảm và niềm tin đều là ba lớp cấu trúc của ý thức, chúng có
mối quan hệ chặt chẽ với nhau, liên quan và ảnh hưởng lẫn nhau. Trong đó tri
thức là nhân tố cơ bản, cốt lõi nhất của ý thức, nó tác động trực tiếp hay còn
là tiền đề của tình cảm và niềm tin. Nếu tình cảm và niềm tin không đi kèm với
tri thức thì tình cảm và niềm tin lúc đó sẽ trở nên mù quáng, không có mục đích
nội dung rõ ràng. Ngược lại nếu tri thức mà không đi kèm với tình cảm và niềm
tinthì nó cũng sẽ không được khai thác và sử dụng triệt để. Sự hòa quyện giữa
tri thức với tình cảm và niềm tin tạo nên tính bền vững của niềm tin thôi thúc
con người hoạt động vươn lên trong mọi hoàn cảnh.
QUÂN: ĐỂ KHÉP LẠI PHẦN THUYẾT TRÌNH HÔM NAY, MÌNH CÓ
MỘT CÂU HỎI VỪA ĐỂ GIAO LƯU VÀ CŨNG VỪA DỂ CỦNG CỐ
LẠI NỘI DUNG CHÍNH CỦA BÀI HỌC
IV. Câu hỏi : Để thành công môt người có thể thiếu 1 trong các yếu tố trên được̣
không? (mời ngẫu nhiên 2 đứa, cho thời gian xung phong tự nguyên là 5s sau đó
thì gọi ngẫu nhiên)
Các yếu tố này đều có vai trò quan trọng góp phần tạo nên thành công của con
người. Phụ thuộc vào vai trò các yếu tố đó trong những hoàn cảnh cụ thể.