Tiêm filler là gì? VẠCH TRẦN sự thật về phương pháp làm đẹp filler!

Tiêm filler làm đầy đang là phương pháp làm đẹp HOT TREND được nhiều chị em săn đón. Vật thực hư tiêm filler là gì? Tiêm filler nâng mũi là gì? Các vị trí có thể tiêm filler? Tiêm filler sưng mấy ngày? Hay tiêm filler có hại về sau không?… Trong bài viết dưới đây, hãy cùng DINHNGHIA.VN tổng hợp tất tần tật các thông tin về phương pháp làm đẹp này qua chủ đề tiêm filler là gì nhé!

Tìm hiểu về tiêm filler là gì?

Filler được gọi là một chất làm đầy, là hợp chất được cấu tạo bởi Axit Hyaluronic, giống như một chất tự nhiên tồn tại trong cơ thể. Một số thành phần có thể bắt gặp trong các chất làm đầy filler bao gồm: collagen, acid lactic hay calci poly-L-hydroxylapatite….

Hiện nay, Filler là một chất được ngành thẩm mỹ dùng để tiêm vào da, tạo khối mô dày dưới nếp nhăn nhằm mục đích làm phẳng da hoặc tăng thể tích một bộ phận nào đó trong cơ thể với thời gian ngắn, ví dụ như các vùng cần nâng độn: các vùng ở mặt (môi, gò má, cằm, thái dương, mũi, quai hàm); mông, ngực; mông…

Chất làm đầy là một những chất được nghiên cứu khoa học tìm ra có thành phần làm đẹp khi đưa vào cơ thể con người. Cách sử dụng là các chuyên gia sẽ tiêm vào bộ phận cụ thể để khắc phục nhược điểm bộ phận đó, không can thiệp thẩm mỹ.

Chất làm đầy thay thế cho chất Acid Hyaluronic đi vào tế bào trong cơ thể, làm đầy các vết lõm, sẹo để mặt được hoàn thiện hơn. Các dụng cụ để tiêm filler là loại chuyên dụng, được vệ sinh sạch sẽ để không làm nhiễm trùng da. Tiêm chất này vào sẽ hình thành khối mô dày nâng cao mặt, giúp mũi thẳng cao hơn, giúp da mịn màng.

Tiêm filler nếu biết chọn đúng địa chỉ uy tín và bác sĩ có chuyên môn cao thực hiện thì sẽ đạt kết quả đẹp như ý. Tuy nhiên, nếu thực hiện tiêm thất bại thì sẽ để lại nhiều hậu quả về sắc đẹp và sức khỏe.

Tiêm filler nâng mũi là gì?

Bên cạnh băn khoăn tiêm filler là gì thì tiêm filler nâng mũi là gì cũng là câu hỏi được nhiều chị em quan tâm. Phần mũi là một bộ phận quan trọng trên khuôn mặt, mũi đẹp thì diện mạo của mọi người sẽ trở nên xinh đẹp, thanh tú hơn. Cấu tạo sống mũi có phần trên là xương, dưới là sụn, mỗi người sinh ra là có dáng mũi khác nhau. Nhiều người có cánh mũi to, bè, sống thấp tẹt nên luôn ước mơ làm mũi cao và thanh thoát hơn.

Chất làm đầy này được sử dụng phổ biến nhất hiện nay là nâng thẳng sống mũi cho cao lên một cách tự nhiên, khắc phục hở cách mũi hơn mà không cần phẫu thuật. So với phương pháp nâng mũi phẫu thuật vừa phải đụng dao kéo gây đau đớn, hậu quả có thể để lại nặng nề và mức giá cao.

Khi tiêm filler trực tiếp vào sống mũi giúp làm đầy cao hơn phần trên, tiêm kỹ thuật tốt thì mũi sẽ thẳng tắp định hình dáng đẹp hơn trước. Khắc phục được phần mũi tẹt khiến khuôn mặt nhẹ nhàng, nhỏ nhắn. Phần chất làm đầy sẽ bám trên đỉnh tam giác này. Thế nhưng nó theo thời gian thì sẽ dần tan chất làm đầy và xẹp xuống.

Cách tiêm chất làm đầy này diễn ra nhanh chóng, sưng đau một ít, định hình dáng mũi đẹp mà hồi phục nhanh. Hơn nữa, chất này tiêm vào trong mũi thì sẽ tan một thời gian về sau, khi có ý định làm dáng khác hay can thiệp cách làm đẹp khác vẫn được. Sở dĩ hiện nay chị em rất ưa chuộng phương pháp tiêm filler mũi này vì có nhiều ưu điểm tốt.

Tiêm filler má làm đầy là gì?

Tiêm filler má hay còn gọi là tiêm má baby giúp trẻ hóa khuôn mặt mà không phẫu thuật. Nếu may mắn sở hữu đôi má căng tròn vừa đủ thì khuôn mặt bạn sẽ tràn đầy sức sống dễ tạo thiện cảm cho người đối diện. Ngược lại, với khuôn mặt gầy gò cùng đôi má hóp khiến bạn thiếu tự tin trong giao tiếp. Do đó, lựa chọn tiêm filler má là sự lựa chọn với nhiều bạn trẻ để hiện thức hóa đôi má căng tròn ngọt ngào.

Phương pháp tiêm filler má sử dụng chất làm đầy để tạo độ căng tròn tự nhiên và mềm mại cho đôi má. Như khái niệm đã đề cập trên đây, filler có thành phần 90% nước muối sinh lý và 10% còn lại là Hyaluronic Acid có cấu trúc tương tự Hyaluronic Acid trong cơ thể người. Đây là phương pháp trẻ hóa khuôn mặt hiệu quả, giúp bạn lấy lại thần thái tươi trẻ, đồng thời cũng làm tăng sức quyến rũ.

Tiêm filler 1cc là gì?

Tiêm filler là gì, tiêm 1cc cho vị trí nào? Tiêm filler vào từng vị trí trên cơ thể là đưa chất làm đầy đã qua kiểm định chặt chẽ, tùy từng cơ địa mỗi người và vị trí là lượng chất sẽ khác nhau. Quá trình tiêm nhanh chóng, cần tay nghề bác sĩ cao, chắc chắn, dụng cụ sạch sẽ, kỹ thuật tốt. Nhiều người chọn tiêm 1cc theo chỉ dẫn của bác sĩ vì vị trí đó cần số lượng chất làm đầy như vậy là đủ.

Thông thường tiêm nâng mũi hoặc cằm sẽ sử dụng khoảng 1cc là hợp lý, còn vị trí khác như lõm thái dương hay môi thì nhiều cc hơn. Chị em không nên tự yêu cầu lượng chất làm đầy vì đôi khi không rõ được chuyên môn và cách  khắc phục khuyết điểm đó. Bạn nên nghe tư vấn của bác sĩ để lựa chọn số lượng tương thích.

tìm hiểu tiêm filler là gì

Các loại filler làm đầy

Chất làm đầy filler được chia làm 3 loại như sau:

  • Filler chất làm đầy vĩnh viễn:

    Đây là silicon dạng lỏng. Tuy nhiên loại chất làm đầy này gây nên nhiều biến chứng nên đã bị cấm sử dụng trên toàn thế giới.

  • Filler chất làm đầy không vĩnh viễn

    : Đá là những chất như Acid hyaluronic, Collagen dạng tiêm và Radiesse, scultra. Filler chất làm đầy không vĩnh viễn này thường sẽ có tuổi thọ kéo dài từ 4 đến 18 tháng.

  • Filler chất làm đầy bán vĩnh viễn:

    Đó là loại chất được kết hợp giữa chất làm đầy vĩnh viễn cùng với Collagen hay Acid hyaluronic.

Các vị trí có thể tiêm filler

Tiêm filler nâng mũi

Tiêm filler là gì, tiêm filler nâng mũi được không? Một trong những vị trí thường được chị em cân nhắc để khắc phục khuyết điểm nhất là tiêm nâng cao mũi. Nét đẹp thanh thoát hay sắc sảo khi sở hữu chiếc mũi cao luôn là mơ ước của nhiều chị em phụ nữ. Tiêm chất làm đầy giúp đẩy cao phần mũi trên, dáng thẳng, được bác sĩ nắn chỉnh theo khuôn phù hợp nhất, trông rất tự nhiên.

Quy trình thực hiện tiêm filler diễn ra nhanh chóng trong vài chục phút là sẽ có dáng mũi mới và không gây đau đớn nhiều. Mũi không còn thấy dáng tẹt, lõm hay gồ ghề như trước nữa.

Filler làm đầy môi

Xu hướng làm đẹp hiện đại là một đôi môi căng mọng, hồng và dày dặn. Theo quan niệm của người Á Đông thì môi đầy đặn là báo hiệu của người có vận mệnh tốt, có số phú quý, giàu sang. Vì thế nên nhiều người sở hữu đôi môi mỏng, không thấy viền, định hình môi không hoàn chỉnh mong muốn có được chiếc môi như ý.

Tiêm chất làm đầy giúp làm viền môi rõ ràng, môi dày lên, đầy đặn, định hình được hình trái tim như mơ ước. Khuôn mặt chị em thay đổi trở nên rạng rỡ, yêu kiều và trẻ trung hơn rất nhiều. Chất làm đầy môi giúp có đôi môi mong tự nhiên, nếu bị nhạy cảm thì sẽ bị sưng vài ngày sau đó.

Tiêm filler độn cằm

Tiêm filler là gì, tiêm filler độn cằm được không? Phong cách đẹp của phụ nữ thời đại mới là có khuôn mặt V – line, nhiều người tìm đến các cách chỉnh mặt thon  gọn, độn cằm để cho dài hơn, hình chữ V. Tiêm chất làm đầy vào cằm, bác sĩ chọn loại phù hợp có nắn chỉnh dáng hợp khuôn mặt. Khắc phục được khuyết điểm mặt ngắn tròn.

Filler đưa vào cằm ngậm nước, tích mô sau một thời gian ổn định thì có dáng đẹp rồi sẽ tan dần sau đó. Cách làm đẹp này vừa nhanh chóng vừa không can thiệp dao kéo nên được lựa chọn nhiều.

Trẻ hóa bàn tay

Bàn tay cô gái luôn là điểm sử dụng nhiều cũng thể hiện nét nhẹ nhàng, nữ tính. Nhiều người sở hữu bàn tay gân guốc hoặc do tuổi tác nên muốn tiêm filler làm đầy da để trẻ hóa bàn tay. Bàn tay đầy đặn hơn, mờ vết nhăn, không thấy gân guốc và da mịn màng, căng đầy.

Filler làm đầy khuôn mặt

Tiêm chất làm đầy xóa mờ các vết nhăn trên khuôn mặt, chủ yếu ở rãnh quanh mắt, 2 bên cánh mũi, hõm bên thái dương. Tiêm filler bù lấp các vết lõm, nhăn nheo giúp khuôn mặt trở nên đầy đặn, mịn màng, trẻ trung ra nhiều tuổi.

tiêm filler là gì và các vị trí có thể tiêm filler

Quy trình thực hiện tiêm filler

  • Bước 1: Bác sĩ chuyên môn thực hiện thăm khám và tư vấn cho khách hàng.

  • Bước 2: Xác định khu vực và vị trí tiêm filler để lấp đầy vùng cần được filler.

  • Bước 3: Bác sĩ thực hiện việc sát khuẩn và tiêm lượng chất làm đầy phù hợp cho khách hàng.

  • Bước 4: Chỉnh hình đối với filler và những căn dặn sau khi làm filler từ bác sĩ.

Tác dụng của tiêm filler là gì?

Nhìn chung, filler được ứng dụng đa dạng trong kỹ thuật làm đầy mô, làm đồng đều và cân đối thể tích da. Bởi vậy, phương pháp làm đầy filler thường được ứng dụng vào một số lĩnh vực thẩm mỹ như sau:

tác dụng của tiêm filler là gì

Ưu điểm và nhược điểm của tiêm filler là gì?

Ưu điểm của tiêm filler

  • Tiêm filler là phương pháp làm đẹp nhanh chóng chỉ vài chục phút, khắc phục được nhược điểm các bộ phận trên mặt. Khiến dung mạo bạn trở nên trẻ trung, thanh thoát và đẹp hơn. Thời gian định dáng bộ phận tiêm được khá lâu khoảng vài tháng tới vài năm tùy loại thuốc, kỹ thuật tiêm.

  • Tiêm chất làm đầy không can thiệp dao kéo, không thay đổi hình dạng bộ phận cơ thể mãi mãi. Chất sẽ tan sau thời gian nhất định nên người làm có thể thực hiện phương pháp làm đẹp khác. Không gây đau đớn nhiều, bạn có thể quay trở lại với cuộc sống và công việc ngay.

  • Filler tiêm vào vị trí nào sẽ ổn định ở đó, không có khả năng tự di chuyển linh tinh sang vị trí khác.

  • Giá thành tiêm filler nhìn chung không đắt mà khá mềm với đa số các chị em.

Nhược điểm của tiêm filler

  • Nếu lựa chọn cơ sở thẩm mỹ không đáng tin cậy, tay nghề chuyên gia làm đẹp kém, chất rởm thì có thể bị tổn thương cơ thể, gây biến chứng về sau nặng nề.

  • Thông thường tiêm chất làm đầy chỉ hỗ trợ giúp bộ phận đó đẹp hơn, đầy hơn hay cao hơn chứ không khắc phục được hoàn toàn nhược điểm. Muốn đẹp hoàn toàn thì phải dựa vào dáng bộ phận trước đó có ổn không. Không khắc phục được mũi to bè, hếch, khoằm hay môi sứt, có nhiều sẹo lồi…

  • Thời gian duy trì chất làm đầy trong cơ thể không cao, đa phần khoảng 6 – 8 tháng sau đó sẽ tan mất.

Những lưu ý khi tiêm filler là gì?

Bên cạnh việc nắm được khái niệm tiêm filler là gì thì những lưu ý khi thực hiện phương pháp này cũng được nhiều chị em quan tâm. Trên nhiều diễn đàn làm đẹp, có rất nhiều chị em review tiêm filler làm đầy. Dưới đây là một số lưu ý trước và sau khi tiêm filler dành cho chị em.

Trước khi tiêm filler

  • Chú ý loại filler được tiêm.

  • Tay nghề bác sĩ quyết định đến hiệu quả điều trị.

Sau khi tiêm filler

  • Sau khi thực hiện tiêm filler bạn không nên ăn đồ cứng, khó nhai nhuốt trong vòng 1 tuần đầu.

  • Cần tránh mọi va chạm hay tiếp xúc mạnh tại vị trí vết tiêm.

  • Người đã tiêm filler cũng cần hạn chế sử dụng mỹ phẩm trong một vài ngày.

Một số câu hỏi liên quan đến tiêm filler làm đầy

Tiêm filler sưng mấy ngày?

Tiêm filler diễn ra rất nhanh chóng chỉ trong khoảng 15 – 20 phút là thực hiện xong 1 ca. Sau khi tiêm thì người làm không phải nghỉ ngơi hay nghỉ việc ở nhà mà có thể tham gia các hoạt động công việc, gia đình như bình thường. Chỉ cần mọi người chú ý giữ gìn nơi tiêm tránh va chạm mạnh hay hứng bụi bẩn dễ nhiễm trùng.

Tiêm chất làm đầy xong tùy cơ địa của từng người và chất được đưa vào cơ thể là gì. Nếu bạn lựa chọn cơ sở thẩm mỹ uy tín, bác sĩ tay nghề cao, tiêm filler chất lượng tốt, phù hợp với da thì bạn chỉ bị căng tức, khó chịu hay sưng tầm 1 – 2 h đồng hồ. Nếu tiêm chất không rõ nguồn gốc, bác sĩ tay nghề kém thì có thể sưng đau vị trí tiêm khá lâu.

Vùng da bị nhạy cảm thì có thể bị bầm tím, sưng vù kèm đau nhức, thậm chí để lâu bác sĩ phải tiến hành đẩy chất tiêm ra khỏi cơ thể để tránh tổn thương. Sau khi tiêm khoảng 1 tuần sau đó thì tiêm filler đã dần ổn định và bộ phận thực hiện sẽ đẹp tự nhiên. Chất làm đầy ở lại trong cơ thể khoảng 6 – 8 tháng mới tự tan.

Tiêm filler có đau không?

Bên cạnh băn khoăn tiêm filler là gì thì tiêm filler có đau không cũng là câu hỏi được nhiều chị em phụ nữ chú ý. Câu trả lời cho vấn đề trên là không. Bởi hiện nay trên thực tế, các sản phẩm filler cũng đã có sẵn hoạt chất lidocain gây tê cục bộ, điều này làm giảm bớt cảm giác đau và giúp bệnh nhân cảm thấy thoải mái trong quá trình thực hiện. Mặc dù vậy, với những trường hợp khả năng chịu đau kém thì trước khi tiêm filler thì bác sĩ chuyên khoa sẽ bôi cho bạn một lớp kem gây tê quanh vùng thực hiện.

Tiêm filler có ảnh hưởng gì không?

Tiêm filler có nguy hiểm, an toàn không? Tiêm filler có làm ảnh hưởng tới sức khỏe? Câu trả lời là tùy vào nhiều yếu tố thực hiện như cơ sở thẩm mỹ, chuyên môn của bác sĩ thực hiện, chất làm đầy lựa chọn. Nếu bạn chọn được địa chỉ uy tín, bác sĩ giỏi, chất làm đầy tốt thì bạn sẽ đẹp lên một cách tự nhiên, không để lại dấu hiệu tổn thương.

Ngược lại, tiêm filler bừa bãi ở nơi không có cơ sở vật chất đàng hoàng, chất rởm, bác sĩ không có tay nghề ổn thì rất có thể bạn sẽ bị hỏng dáng bộ phận đó. Thậm chí, nó còn để lại nhiều hệ quả như hoại tử, nhiễm trùng, loét vị trí tiêm. Chị em nên cân nhắc kỹ khi lựa chọn phương án làm đẹp này ở cơ sở không nổi tiếng, chất làm đầy rẻ tràn lan.

tiêm filler là gì và tiêm filler có ảnh hưởng gì không

Tiêm filler có để lại sẹo không?

Như đã trình bày trong phần ưu nhược điểm của tiêm filler là gì thì tiêm filler có để lại sẹo không sẽ phụ thuộc vào loại chất làm đầy, trình độ chuyên môn người thực hiện cũng như cơ sở bạn lựa chọn. Nhìn chung, tiêm filler sẽ không để lại seo. Thông thường, tại vị trí mũi tiêm filler đi qua có thể sẽ xuất hiện một vết chấm nhỏ ở người có cơ địa kém và sẽ mờ dần sau vài ngày.

Bị viêm xoang có tiêm filler được không?

Các chuyên gia làm đẹp cho rằng khi bị viêm xoang thì bạn hoàn toàn có thể tiêm filler làm đầy. Bởi vì bản chất việc tiêm filler chỉ tác động đến các khoang rỗng và hoàn toàn không động chạm đến cấu trúc bên trong mũi. Chính vì thế, tiêm filler không ảnh hưởng kể cả khi bị viêm xoang. Mặc dù vậy, để đảm bảo chắc chắn, bạn sẽ được thăm khám kĩ lưỡng và tư vấn cụ thể trước khi thực hiện.

Tiêm filler có gây ra tác dụng phụ?

Như đã phân tích ở trên, tiêm chất làm đầy nếu thành công thì sẽ đẹp như mong muốn và không để lại dấu vết gì về can thiệp thẩm mỹ. Nếu tiêm không đúng cách, chất không được kiểm định chất lượng thì sẽ để lại nhiều tác dụng phụ nguy hiểm như sau

  • Nhiễm trùng: Khi tiêm không vệ sinh dụng cụ, tiêm chất lởm, kỹ thuật kém thì rất có thể vị trí can thiệp bị nhiễm trùng nặng. Dấu hiệu nhiễm trùng là sưng tấy, đỏ ửng, lỗi lõm bộ phận cơ thể gây mất thẩm mỹ và đau nhức, có thể bị mưng mủ gây mùi hôi.
  • Hoại tử mô do tắc mạch máu: Nếu tiêm chất làm đầy bừa bãi có thể dẫn đến hoại tử mô rồi bị tắc mạch máu vì chất filler làm cản trở hoạt động của mạch máu bên trong. Xử lý không cẩn thận có thể để lại sẹo, bộ phận đó bị biến dạng.
  • Dị ứng với thuốc tiêm: Bị dị ứng thì dấu hiệu nhẹ hơn các trường hợp khác nhưng không thể xem thường được khi tiêm filler. Ví dụ như da ửng đỏ, sưng tấy, ngứa rát vị trí tiêm nhiều ngày, khuôn mặt trở nên xấu xí bất thường.
  • Vết tiêm không thẩm mỹ: Bác sĩ thực hiện chuyên môn không cao, tiêm tùy ý nên có thể tạo dáng mũi không đẹp, quá nhọn hoặc bị lệch, cao thấp lồi lõm. Sau khi tiêm xong dáng bộ phận làm mới không hợp với khuôn mặt nên  trông cứng nhắc, không tự nhiên.

Tiêm filler có hại về sau không?

Tiêm filler là phương pháp làm đẹp nổi tiếng được áp dụng không chỉ Việt Nam mà còn nhiều người khác trên thế giới. Thế nhưng không chuyên gia nào khuyên chị em lạm dụng cách thức làm đẹp này lâu dài và thường xuyên. Nếu ít khi tiêm và lựa chọn địa chỉ uy tín thì sẽ không có tác hại gì cả.

Tiêm filler chỉ có hại khi sử dụng thuốc không rõ nguồn gốc, quá rẻ tiền, nơi thực hiện không an toàn, sạch sẽ và chuyên gia thẩm mỹ cẩu thả, tay nghề quá kém. Theo khảo sát thực tế thì quả thực có rất nhiều trường hợp tiêm chất làm đầy nhưng để lại hậu quả nặng nề và biến chứng về sau khi lạm dụng.

Tiêm Filler làm đẹp có nguy hiểm không?

Bác sĩ Thúy Phương (Đại học Y Hà Nội) cho biết chất Filler bao gồm nhiều loại như Collagen dạng tiêm, Radiesse, Acid hyaluronic, Sculptra… Trong số những hợp chất trên, có loại được sử dụng, có lại không. Chính vì vậy, với băn khoăn tiêm filler làm đẹp có nguy hiểm hay không thì bạn cần tìm hiểu kĩ loại chất filler muốn sử dụng, trình độ chuyên môn của bác sĩ cũng như cơ sở thực hiện có đủ uy tín hay không.

Tiêm filler cằm giá bao nhiêu?

Tiêm filler độn cằm, tạo dáng mới cho khuôn mặt thanh thoát hơn đang là sự lựa chọn của nhiều người. Chất làm đầy có nhiều loại như Radiesse, Restylane, Aquamid, Juvederm,…có mức giá khác nhau. Thời gian tan chất cùng tùy khoảng 6 tháng – 4 năm.

Mức giá tiêm chất làm đầy cằm hiện nay trên thị trường khác nhau tùy vào từng cơ sở sẽ có báo giá cụ thể. Đồng thời tùy vào từng đợt, nhiều viện thẩm mỹ có chương trình ưu đãi giảm giá nhiều dịch vụ hấp dẫn cho chị em hưởng mức giá tốt.

Khảo sát thực tế mức giá còn tùy thuộc vào tay nghề bác sĩ, địa chỉ, chất làm đầy lựa chọn. Chi phí tiêm cằm vào khoảng 8.000.000 – 20.000.000/cc. Bác sĩ thực hiện tiêm sẽ tùy vào cơ địa, hình dáng sẽ tạo mà lựa chọn lượng chất làm đầy phù hợp.

tiêm filler là gì và giá bao nhiêu

Biến chứng tiêm filler là gì?

Hiện nay có vô vàn trường hợp người thực hiện xong tiêm filler để lại biến chứng nặng nề khiến dung mạo trở nên xấu xí khó hồi phục. Đặc biệt là khi tiêm ở cơ sở không uy tín, chất sử dụng không tốt thì không thể lường trước được hệ quả. Các biến chứng thường gặp nhất là:

  • Nhiễm trùng:

    Quy trình tiêm filler dùng dụng cụ bẩn, không vệ sinh sạch, nhiễm trùng vị trí tiêm khiến sưng vù, chảy mủ, gây đau đớn.

  • Đóng cục:

    Tiêm chất làm đầy không phân bố đều các điểm mà vón thành cục to ở một vị trí, không đẹp lại đau nhức. Để lâu thì bộ phận đó bị nhiễm trùng, thậm chí hoại tử.

  • Hoại tử:

    Khi tiêm filler không đúng cách, lạm dụng quá nhiều dẫn tới chất không đào thải được ra ngoài, nhiễm trùng rồi hoại tử vùng tiêm.

  • Mù mắt:

    Chuyên gia thẩm mỹ tiên  không có tay nghề tốt, kỹ thuật kém nên tiêm vào mạch máu gần mắt dẫn tới mù mắt.

Xem thêm >>> Điêu khắc chân mày là gì? TIẾT LỘ ĐỘNG TRỜI về điêu khắc chân mày

Xem thêm >>> Cám gạo là gì? BÍ KÍP sở hữu làn da đẹp cùng bột cám gạo

Xem thêm >>> Kem trộn là gì? Cách phân biệt kem trộn với kem dưỡng da cao cấp

DINHNGHIA.VN đã giúp bạn giải đáp tiêm filler là gì cùng một số thắc mắc liên quan đến phương pháp làm đẹp này. Chúc bạn lựa chọn được địa chỉ thẩm mỹ uy tín để giúp mình đẹp hơn với phương pháp làm đẹp filler. Nếu có bất cứ câu hỏi nào liên quan đến chủ đề tiêm filler là gì, đừng quên để lại câu hỏi bên dưới để chuyên gia của chúng tôi hỗ trợ giải đáp nhé. Chúc bạn luôn xinh đẹp!

Rate this post

Please follow and like us:

error

fb-share-icon
Tweet

fb-share-icon

Rate this post

Viết một bình luận