Tiêu chuẩn an toàn với thiết bị chịu áp lực công nghiệp ⋆ Thiết Bị Minh Phương

Trong công nghiệp có rất nhiều trang thiết bị áp lực cao. Có thể kể đến như là máy nén khí, máy bơm cao áp, nồi hơi… Do đó, vấn đề tiêu chuẩn an toàn đối với những thiết bị chịu áp lực cao phải được đặt ưu tiên. Hôm nay, Thiết bị Minh Phương sẽ giới thiệu một vài tiêu chuẩn để các bạn tham khảo, áp dụng với sản xuất công nghiệp.

Thiết bị chịu áp lực là gì?

Thiết bị chịu áp lực là những thiết bị luôn vận hành với áp suất cao hơn với áp suất khí quyển. Áp lực nén có thể là chất khí hoặc chất lỏng. Theo quy định chung, những máy móc, thiết bị có áp suất 0.7 at trở lên được xem là thiết bị áp lực. Do chúng luôn vận hành với mức áp suất lớn đi kèm nhiệt độ cao; cho nên các trang thiết bị này được liệt vào danh mục bắt buộc phải kiểm định công nghiệp.

Trước khi đưa vào sử dụng hoặc trải qua một quá trình sử dụng; thiết bị chịu áp lực đều phải được kiểm định nghiêm ngặt để tránh xảy ra những sự cố không mong muốn. Tuy chúng là những thiết bị khá nguy hiểm nhưng không thể thiếu trong sản xuất công nghiệp.

Các mối nguy hiểm từ thiết bị chịu áp lực

Các trang thiết bị bên cạnh những lợi ích khó chối bỏ thì luôn tiềm tàng những nguy cơ như:

– Do chịu một áp lực nén lớn nên rất dễ nổ, vỡ, gây va đập, sóng nổ lớn gây sức ép và mảnh văng lên con người và các thiết bị, vật dụng sản xuất bên cạnh.

– Môi chất bên trong hệ thống tràn ra; như đối với nồi hơi, bình nén hoá chất do nổ sẽ gây nguy hại cho con người.

– Một số loại chất khí nén có thể dễ gây nguy hiểm; như bình chứa khí oxy, gas…

He-thong-thiet-bi-chiu-ap-luc-caoHe-thong-thiet-bi-chiu-ap-luc-cao

Các nguyên nhân gây nguy hiểm

Để hạn chế tối đa những mối nguy hại thì thiết bị chịu áp cao thì chúng ta cùng tìm hiểu những nguyên nhân. Ở Việt Nam, do khí hậu nóng nên nguy cơ từ thiết bị chịu áp lực cao hơn. Cụ thể những nguyên nhân thường thấy bao gồm:

– Lắp đặt sai; có thể là sai từ khi tính toán thiết kế phòng máy đối với thiết bị chịu áp cao.

– Đội ngũ bảo dưỡng chưa tốt; hoặc chưa có kế hoạch bảo trì – bảo dưỡng đúng quy cách.

– Sửa chữa – cải tạo không đúng kỹ thuật; thay thế linh kiện – phụ tùng kém chất lượng, không phù hợp.

– Chọn mua thiết bị không phù hợp với công suất cần thiết. Hay dẫn đến tình trạng quá tải.

– Người vận hành chưa nắm kỹ hoặc thực hiện không đầy đủ các yêu cầu an toàn.

Cách giảm thiểu rủi ro

Để tận dụng được tối đa nguồn sức mạnh lớn từ những loại thiết bị này; chúng ta sẽ có những cách để giảm thiểu rủi ro từ chúng. Các bạn có thể tham khảo những phương án sau:

Kế hoạch sử dụng thiết bị

Từ khi có kế hoạch sử dụng những loại thiết bị này thì cần lên kế hoạch đảm bảo an toàn.

  • Lên kế hoạch xây dựng phòng máy, phòng chứa thiết bị chịu áp cao. Vị trí – địa điểm lắp đặt phải đảm bảo an toàn và có tính toán kỹ; đáp ứng các tiêu chuẩn xây dựng, vệ sinh, quy chuẩn kỹ thuật từng loại thiết bị.
  • Có kế hoạch phòng ngừa rủi ro.
  • Lắp đặt thiết bị có thiết kế phù hợp với điều kiện sử dụng; tuân thủ trong các tiêu chuẩn an toàn hiện hành.
  • Đảm bảo khi bảo trì, sửa chữa tiến hành đúng cách, đúng kỹ thuật. Thay thế linh kiện – phụ tùng phải chính hãng hoặc hàng thay thế tương đương phù hợp thông số kỹ thuật.
  • Thiết bị được chế tạo từ các vật liệu phù hợp với môi chất, điều kiện làm việc.
  • Quy trình công nghệ phải được các chuyên gia lựa chọn để cho quá trình thao tác ít gây ảnh hưởng nhất đến thiết bị.

Nhân sự vận hành

Đối với người quản lý, vận hành và bảo dưỡng phải hiểu rõ trang thiết bị; cũng như đã được huấn luyện các khoá về an toàn. Cụ thể với bộ phận vận hành, nhân sự vận hành phải thực hiện các việc:

1. Lập kế hoạch và nghiêm túc thực hiện

  • Quản lý phải lên kế hoạch bảo dưỡng định kì hàng tuần, hàng tháng, hàng quý cho thiết bị.
  • Nhân sự vận hành phải hoàn toàn nắm được các thông số vận hành, các thông số phạm vi an toàn.
  • Công nhân vận hành, bảo trì, sửa chữa, những người có liên quan phải được hướng dẫn, huấn luyện, kiểm tra chi tiết quy trình vận hành và xử lý sự cố.

2. Thực hiện đầy đủ các quá trình đào tạo, huấn luyện.

Tất cả những nhân sự vận hành, bảo dưỡng, sửa chữa và làm các công việc liên quan đến thiết bị chịu áp lực đều phải được huấn luyện, đào tạo. Quá trình đào tạo phải diễn ra nghiêm túc và đầy đủ bởi các chuyên gia trong lĩnh vực. Trường hợp khi thay đổi công việc của nhân sự; thiết bị hoặc quy trình vận hành thay đổi; sau một thời gian nghỉ việc hoặc làm việc khác và định kỳ hằng năm đều phải huấn luyện. Các vấn đề cần đào tào đáp ứng được các tiêu chí:

  • Kiến thức an toàn vệ sinh lao động. Nguyên tắc đảm bảo an toàn vệ sinh lao động
  • Hệ thống chính sách pháp luật về an toàn lao động.
  • Cấu tạo của thiết bị, nhà máy
  • Kiến thức chuyên ngành về sử dụng thiết bị áp lực.
  • Các quy định về chế tạo, lắp ráp, vận hành, bảo trì – bảo dưỡng, sửa chữa, tháo dỡ, kiểm tra, giám sát hoạt động.
  • Yếu tố có thể dẫn đến nguy hiểm, có hại liên quan đến thiết bị áp lực.
  • Nguyên tắc đảm bảo an toàn vệ sinh lao động.
  • Sau khi kết thúc khóa học; học viên sẽ được cấp chứng chỉ an toàn theo quy định của pháp luật.

Kiểm định thiết bị

Trang thiết bị phải được đăng ký và kiểm định an toàn đầy đủ bởi các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.

  • Theo quy định của pháp luật hiện hành thì thiết bị chịu áp lực bắt buộc phải được kiểm định an toàn đầy đủ. Ví dụ như bình khí nén trước khi đem vào sản xuất phải được kiểm định.
  • Thời hạn kiểm định thiết bị chịu áp lực được quy định trong các tiêu chuẩn kỹ thuật an toàn; thay đổi theo từng thiết bị. Thông thường thì 3 năm kiểm định bên trong, bên ngoài là 6 năm/lần.

Linh kiện – thiết bị bảo vệ

  • Lắp đặt đầy đủ các linh kiện – thiết bị bảo vệ;  đảm bảo chúng luôn trong tình trạng hoạt động tốt.
  • Các thiết bị báo động (nếu có) cần lắp đặt sao cho các tín hiệu ánh sáng, âm thanh dễ dàng được phát hiện
  • Các thiết bị xả tự động như màn phòng nổ, van an toàn, van xả tự động phải có ống dẫn xả ra nơi an toàn.
  • Tuỳ từng loại thiết bị chịu áp cao mà có các thiết bị bảo vệ như: van an toàn, role áp suất; cũng như các thiết bị nhằm mục đích ngắt thiết bị khi áp suất, nhiệt độ, môi chất bên trong vượt quá mức cho phép.

Cau-dao-chong-giat-spdCau-dao-chong-giat-spd

Quá trình bảo dưỡng, bảo trì

  • Mỗi đơn vị sản xuất phải lập được kế hoạch bão dưỡng, bảo trì phù hợp cho thiết bị và toàn bộ hệ thống thiết bị chịu áp lực nén. Kế hoạch phải được thực hiện bởi các chuyên gia từng lĩnh vực; nắm rõ được các đặc điểm riêng biệt, từng chi tiết.
  • Kiểm tra và phát hiện các điểm bất thường trước khi tiến hành.
  • Trước khi thực hiện bảo dưỡng phải đảm bảo xả hết áp suất bên trong; làm vệ sinh đầy đủ.
  • Thực hiện các biện pháp và quy trình an toàn trong quá trình sửa chữa, bảo dưỡng thiết bị.

Đối với bình khí nén

An toàn khi cất trữ, bảo quản thiết bị áp lực là các chai chứa khí, bình tích áp khí nén.

Nhiệm vụ của người vận hành

  • Không được làm việc riêng hoặc bỏ vị trí công tác khi thiết bị đang hoạt động.
  • Thường xuyên kiểm tra tình trạng của bình, sự hoạt động của dụng cụ kiểm tra, đo lường cơ cấu an toàn và phụ tùng.
  • Vận hành thiết bị một cách an toàn theo đúng quy trình. Kịp thời và bình tĩnh xử lý theo đúng quy trình khi có sự cố xảy ra. Báo ngay với người phụ trách.

Qua những thông tin trên; Thiết bị Minh Phương hi vọng mang đến vài lợi ích cho các bạn. Chúng tôi chuyên cung cấp các thiết bị bảo vệ hệ thống cơ điện công nghiệp như: MCB, SPD… tại Bình Dương; nếu các bạn cần các thiết bị bảo vệ này có thể liên hệ với chúng tôi để được tư vấn miễn phí.

Thiết bị điện Minh Phương

Địa chỉ: Số 7H/1 Đường DT743, Khu phố 1A, Phường An Phú, TP. Thuận An, Bình Dương

Hotline: 0911 110 786

Email: codienminhphuong@gmail.com

Website: thietbiminhphuong.com

Rate this post

Viết một bình luận