Giai đoạn lớp 1 là một trong những khoảng thời gian đặc biệt quan trọng với các bạn nhỏ và các bậc phụ huynh. Phần đông, phụ huynh luôn có những sự chuẩn bị về phương pháp học tập, thời gian ôn luyện để con sẵn sàng tốt nhất trước khi vào năm học mới. Thầy cô gia sư là một trong những sự lựa chọn được nhiều phụ huynh quan tâm, tìm kiếm. Tuy nhiên, để dạy lớp 1 thì thầy cô gia sư cần có được tối thiểu những yêu cầu gì? Bài viết dưới đây sẽ giúp phụ huynh có cái nhìn đúng nhất khi tìm thầy cô gia sư cho con em mình.
-
1. Thầy cô gia sư cần kiên nhẫn, tỉ mỉ
– Tâm lý trẻ em lớp 1 khá nhạy cảm và dễ bị ảnh hưởng, các em thường có xu hướng sợ giáo viên, sợ học bài. Thông thường, gia sư thường chia nhỏ giờ học từ 20 đến 30 phút, đảm bảo mức độ hiệu quả cao nhất cho việc học. Thầy cô gia sư lớp 1 là giáo viên có nhiều năm kinh nghiệm, nhiều phương pháp dạy học thích hợp với các em học sinh.
– Sự chú ý của học sinh lớp 1 còn khá yếu, khả năng tập trung, kiểm soát đối với vấn đề của trẻ con còn hạn chế. Các em dễ bị phân tán bởi âm thanh, hình ảnh hoặc các tác động bên ngoài. Điều này đòi hỏi thầy cô gia sư cần có sự tỉ mỉ, kiên nhẫn trong suốt quá trình luyện tập. Thầy cô gia sư không nên thúc ép, giục giã trẻ phải hoàn thành bài tập trong một khoảng thời gian cố định.
-
2. Thầy cô gia sư phải nắm rõ những đặc điểm tâm sinh lý học sinh
– Sự thay đổi về môi trường học tập, sinh hoạt từ mầm non lên tiểu học tác động rất nhiều đến tâm lý các bé. Sự thay đổi này kéo theo những sự khác biệt rõ rệt mà trẻ có thể cảm nhận như thầy cô ít quan tâm hơn, thay vào đó các em cần phải biết tự giác, tự quản và biết cách chăm sóc bản thân. Để có thể làm được những điều này, các bé cần phải có khoảng thời gian để ghi nhớ, các em không thể làm tốt từ những lần đầu tiên. Vì thế, thầy cô gia sư tránh sự la mắng, trách phạt trẻ ở giai đoạn này.
– Không phải đứa trẻ nào cũng giống nhau và dễ dàng nghe lời, ghi nhớ dặn dò của bố mẹ. Một số trẻ không thích ứng kịp thời nên có những biểu hiện trái ngược, không kiểm soát được hành vi của mình, thường làm việc riêng trong giờ học nhằm gây sự chú ý của thầy cô. Một số em thì thường có cảm giác tủi thân, cô lập, không muốn kết bạn.
-
3. Thầy cô gia sư dạy lớp 1 cần phải có ít nhất 3 năm kinh nghiệm
– Lớp 1 là lớp học tương đối khó dạy, nó đòi hỏi sự khéo léo trong giảng dạy của giáo viên vì thế thầy cô gia sư dạy lớp 1 cần có khá nhiều kinh nghiệm trong việc giảng dạy. Hiểu được tâm lý của trẻ sau những buổi học đầu tiên sẽ giúp thầy cô dễ dàng chọn lựa các phương pháp dạy học đúng đắn, phù hợp với các em.
– Thầy cô luôn phải cập nhận những tin tức giáo dục, sự thay đổi về chương trình dạy học để việc dạy học tại nhà và việc học của trẻ ở trường của học sinh được mang tính đồng bộ, nhất quán. Điều này làm cho việc học ở trường liên kết chặt chẽ với việc học, ôn luyện thêm tại nhà.
– Thầy cô gia sư còn giúp học sinh hình thành một số những kỹ năng quan trọng trong việc tự học, tự giác. Một số việc chuẩn bị sách vở, đồ dùng học tập, ôn bài sau khi kết thúc giờ học,… đây là một số nội dung đơn giản giúp các em có thể thành thạo việc tự lập và có trách nhiệm với bản thân mình.
– Thầy cô gia sư nên tư vấn đến phụ huynh học sinh một số sách tham khảo, sách nâng cao kỹ năng cần thiết cho quá trình học tập của các em. Từ đó, phụ huynh sẽ có thêm nguồn sách tham khảo, thêm những tài liệu thiết yếu hỗ trợ cho việc học của các em học sinh.
Xem thêm:
– Gia sư dạy bé vào lớp 1
– Gia sư cấp 1
– Gia sư Toán
– Gia sư tiếng Anh
– Gia sư dạy đàn Guitar Organ Piano Ukulele tại nhà
-
4. Đảm bảo về nội dung, kiến thức
– Thầy cô gia sư là người trực tiếp hướng dẫn, dạy học các em học sinh điều này đòi hỏi thầy cô gia sư phải là người đảm bảo chuẩn mực, chính xác từng nội dung nhỏ về kiến thức. Có thể thấy rằng, kiến thức lớp 1 là không quá khó. Tuy nhiên, nó mang tính chất nền tảng, căn bản và quan trọng vì thế phải đảm bảo việc truyền đạt kiến thức một cách chuẩn xác nhất.
– Đặc biệt là quá trình học môn tiếng Việt, thầy cô gia sư khi dạy kèm cho các em lớp 1 cần chú ý đến cách phát âm, cách đọc các âm tiết, vần tiếng Việt. Điều này tưởng chừng đơn giản nhưng lại vô cùng quan trọng, nó tác động trực tiếp đến thói quen viết của các em học sinh. Các em đọc đúng, phát âm đúng từ đó mới có thể dẫn đến việc các em viết chính tả đúng. Bài viết được xuất bản từ cô giáo Trâm Ngọc, 1 giáo viên kỳ cựu tại Trung tâm Gia sư chúng tôi!