Sữa là loại thực phẩm có chứa nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho một chế độ ăn uống cân bằng nhằm đảm bảo cho các hoạt động của cơ thể. Tuy nhiên, những người bệnh tiểu đường uống sữa không đường được không và bệnh tiểu đường nên uống sữa gì?
1. Tìm hiểu về bệnh tiểu đường
Bệnh tiểu đường, hay còn được gọi là đái tháo đường được chia làm 2 tuýp. Trong đó, đái tháo đường tuýp 1 là khi tuyến tụy tạo ra ít hoặc không có insulin. Đây là một rối loạn tự miễn thường đột ngột xuất hiện ở người trẻ tuổi. Theo ước tính chỉ có khoảng 5,2% người lớn mắc phải tuýp này. Bệnh có thể được quản lý nhưng không được ngăn chặn. Người bệnh cần phải bù đắp lượng carbohydrate, đường, tinh bột và chất xơ mà cơ thể sử dụng để tạo năng lượng bằng cách tiêm insulin vào mỗi bữa ăn. Điều này có nghĩa là ước lượng carbs để biết lượng insulin cần sử dụng.
Với bệnh đái tháo đường tuýp 2, tuyến tụy có thể không tạo ra đủ insulin hoặc là cơ thể không sử dụng nó đúng mục đích. Loại này thường tiến triển chậm và có mối liên hệ chặt chẽ với bệnh béo phì. Một số yếu tố nguy cơ có thể mắc phải bao gồm:
- Có tiền sử gia đình mắc bệnh tiểu đường
- Có tiền sử tiểu đường thai kỳ
- Có sự suy giảm chuyển hóa glucose
- Người lớn tuổi
- Ít hoạt động thể chất
Bạn cũng có thể được chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường thai kỳ khi mang thai, ngay cả khi bạn không bị bệnh tiểu đường trước đó. Tình trạng này thường biến mất khi sinh con nhưng đây cũng làm tăng nguy cơ khiến bạn mắc bệnh đái tháo đường tuýp 2 cao hơn sau này.
2. Bệnh tiểu đường có uống sữa được không?
Sữa rất quan trọng đối với chế độ ăn uống của mỗi người vì nó là nguồn cung cấp canxi tuyệt vời. Tuy nhiên, nó cũng có thể chứa nhiều chất béo và tinh bột, chúng là yếu tố gây rủi ro cho những người mắc bệnh tiểu đường.
Bệnh tiểu đường và chế độ ăn nhiều chất béo làm tăng nguy cơ mắc phải các bệnh tim mạch. Bằng cách quản lý chất béo trong chế độ ăn uống, bạn có thể giúp giảm nguy cơ này. Mục tiêu mà các chuyên gia dinh dưỡng hướng đến là cắt giảm chất béo không lành mạnh và ăn một lượng chất béo lành mạnh.
Thành phần chất béo có trong sữa đều không tốt cho sức khỏe. Do đó, bạn hãy chọn sữa ít béo hoặc không có chất béo để nhận được lượng canxi và các chất dinh dưỡng khác tốt cho cơ thể.
Ngoài ra, carbs trong sữa bị phân hủy và trở thành đường trong máu nên đối với cả hai tuýp đái tháo đường, bệnh nhân cũng cần phải theo dõi lượng carbs của mình. Khi uống quá nhiều sữa có thể khiến lượng đường trong máu của bạn tăng đột biến.
Để giữ cho lượng đường huyết luôn đạt ở mức ổn định, bạn cần đặt ra một lượng carbs tiêu chuẩn trong ngày và chỉ ăn trong giới hạn đó.
Nếu được chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường, bác sĩ có thể sẽ giới thiệu bạn đến một chuyên gia dinh dưỡng đã đăng ký. Họ sẽ tính toán số lượng carbohydrate có thể ăn mỗi ngày và sau đó hướng dẫn bạn cách đếm lượng carb khi bạn đọc nhãn dinh dưỡng có ghi trên thực phẩm.
Điều quan trọng cần lưu ý rằng sống chung với bệnh tiểu đường không đơn giản chỉ bao gồm đếm lượng carbs, mà các thực phẩm ăn nhẹ hay bữa ăn có nhiều chất béo và protein có thể ảnh hưởng đến cách cơ thể bạn tiêu hóa và sử dụng carbs.
Bạn có thể bắt đầu với một khẩu phần sữa nhỏ hơn để xem nó có ảnh hưởng đến lượng đường huyết trong cơ thể như thế nào. Điều này giúp mỗi cá nhân có thể lập kế hoạch cho các bữa ăn và biết rằng mình sẽ cần bao nhiêu insulin và những loại thực phẩm khác nên ăn hoặc tránh với sữa.
3. Một số lựa chọn thay thế sữa cho người bị tiểu đường
Bạn có thể tìm kiếm một sản phẩm thay thế cho sữa bò nếu bạn không dung nạp lactose hoặc dị ứng với sữa. Một số thực phẩm có thể được sử dụng để thay thế sữa bao gồm:
- Hạnh nhân
- Hạt điều
- Dừa
- Cây gai
- Sữa dê
- Hạt phỉ
- Cây gai dầu
- Macadamia
- Yến mạch
- Đậu xanh
- Đậu phộng
- Hạt diêm mạch
- Cơm
- Đậu nành
- Hoa hướng dương
Trước khi chọn, bạn nên đọc nhãn trên từng loại sữa và lưu ý về lượng đường bổ sung trong đó bằng cách tìm kiếm thông tin về chất béo và hàm lượng carbohydrate. Nếu có thể thì hãy chọn cho mình loại sữa không đường để đảm bảo rằng loại sữa bạn chọn cung cấp dinh dưỡng phù hợp với mục tiêu ăn kiêng. Một số loại như đậu nành, gạo, hạt quinoa và sữa yến mạch, có thể có nhiều carbs hơn sữa bò.
Với thắc mắc: Tiểu đường uống sữa không đường được không? hiện đã có câu trả lời. Hi vọng qua những thông tin trong bài viết trên đã giúp bạn hiểu rõ hơn về bệnh tiểu đường nên uống sữa gì và bệnh tiểu đường có uống sữa được không? Để đảm bảo sức khỏe, người bệnh tiểu đường nên tuân thủ theo đúng chế độ dinh dưỡng và hoạt động thể chất lành mạnh để bảo vệ sức khỏe.
Theo dõi website Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec để nắm thêm nhiều thông tin sức khỏe, dinh dưỡng, làm đẹp để bảo vệ sức khỏe cho bản thân và những người thân yêu trong gia đình.
Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số hoặc đăng ký lịch trực tuyến TẠI ĐÂY. Tải ứng dụng độc quyền MyVinmec để đặt lịch nhanh hơn, theo dõi lịch tiện lợi hơn!
Nguồn tham khảo: webmd.com