Tìm hiểu nét đặc sắc Tết truyền thống ở Ấn Độ – Tết này tôi ước – Trang tin tổng hợp

Ấn Độ, một tiểu lục địa, là miền đất đa văn hóa nơi nhiều tầng lớp xã hội. Đất nước Ấn Độ là nước ăn Tết nhiều nhất. Mặc dù hình thức và thời gian tổ chức năm mới ở các vùng của Ấn Độ khác nhau, tất cả đều tuân thủ nguyên tắc chung là vào ngày này, ai cũng tỏ ra vui vẻ và đặc biệt là rất quan tâm tới mọi người xung quanh.

le-hoi-don-mung-nam-moi-o-An-Do-Punjabi

Lễ đón mừng năm mới sôi động trên những cánh đồng của người Punjabi

Các tôn giáo khác nhau ở Ấn Độ cũng đón chào năm mới theo những thời điểm và cách thức khác nhau. Người Ấn quan niệm rằng năm mới được đón thế nào thì sẽ diễn ra như thế. Phần lớn người Hindu đón Tết của họ theo lịch Bikram Samvat trong khi đó một số khác theo lịch Saka Samvat giống tập tục của dân tộc Chăm ở Việt Nam. Không thể kể hết những ngày tết khác nhau được các dân tộc ở Ấn Độ chào đón vì nhiều chủng tộc khác nhau. Có một số ngày tết đón mừng năm mới rất độc đáo có thể kể ra ở đây.

Nông nghiệp là nghề chủ yếu của hầu hết người dân Ấn Độ và gần như họ đón chào năm mới khi bắt đầu vụ mùa ở vùng. Tuy nhiên, riêng người Sikkim lại ăn mừng ngày tết Losoong của họ vào tháng 12, khi kết thúc mùa gặt. Nhiều dân tộc ở Ấn Độ ăn Tết theo lịch của riêng và thờ cúng các vị nam thần và nữ thần, thờ thần nước, hay dùng gạo, hoa quả, trầu cau để cúng tế là một vài điểm độc đáo. Ngoài ra, vào những ngày tết, các dân tộc ở Ấn Độ thường có các điệu múa truyền thống riêng để chào đón năm mới.

Phong tục đón năm mới của người Ấn Độ rất phong phú và đa dạng.

Phong tục đón năm mới của người Ấn Độ rất phong phú và đa dạng.

Năm mới của người dân Odia – Mahavishuva Sankranti thường rơi vào  ngày 13 hoặc 14 tháng 4. Hay còn gọi là ngày lễ Pana Sankranti bởi vào ngày này, người Odia thường dâng lên Pana, một đồ uống có vị ngọt tuyệt ngon lên các vị thần nam và nữ. Ngoài ra, họ còn dâng nước cho các linh hồn đang đói khát, thậm chí cho cả thú vật và chim muông uống nước.

Còn người dân Bengal, một tỉnh phía đông của Ấn Độ, nơi có đất đai màu mỡ thường đón tết của họ vào đầu mùa gặt và ngày lễ này được đặt tên là ‘Poila Boisakh’. Ngày tết của họ rơi vào ngày đầu tiên của Boisakh theo lịch Bengali và tất cả các cộng đồng Bengali trên toàn thế giới kỷ niệm năm mới của họ vào ngày này.

Với cộng đồng người Sindhi ở Ấn Độ đón tết Cheti Chand của họ vào ngày thứ 2 của tháng Chaitra. Vào lễ Cheti Chand, người ta thường tôn thờ nước.

Người Kashmiri ăn mừng năm mới Navrah vào ngày đầu tiên theo âm lịch (Chaitra Navrati). Người Hồi giáo thì đón chào ngày lễ Muharram vào ngày đầu tiên theo lịch Muharram. Và ngày lễ thay đổi theo lịch mặt trăng. Vào ngày này, người ta thường đón chào mùa xuân bằng các nghi lễ truyền thống.

Như thường thấy trong các bộ phim truyền hình thì các ngày lễ và nghi lễ truyền thống đóng vai trò rất quan trọng trong đời sống hàng ngày của người dân Ấn Độ. Cũng giống như nước uống hay thức ăn hàng ngày, ngày tết ở trở thành cội rễ không thể thiếu ở một trong những cái nôi của nền văn minh châu Á này.

Cũng giống như Việt Nam, Tết cổ truyền ở Ấn Độ là dịp để các thành viên xa gia đình trở về đoàn tụ, sum họp trong sự hoà thuận, yêu thương. Đây cũng là dịp để mọi người ăn ngon mặc đẹp, vui chơi lễ hội đón xuân và chúc phúc cho nhau. Tuỳ theo mỗi quốc gia, dân tộc mà có những đặc trưng riêng trong đời sống văn hoá Tết, song có điểm tương đồng cũng là nét đẹp chung bao trùm tất cả vẫn là tính chân, thiện, mỹ – một nét đẹp đậm tính nhân văn Á Đông.

Theo Thu Trang – Cao đẳng Dược  t/h

Thái Hòa

Rate this post

Viết một bình luận