Tìm hiểu ngành nghề: Đông phương học (Mã XT: 7310608)

Đông phương học là một ngành học rất thú vị, cũng là một sự lựa chọn của rất nhiều bạn trong những năm tuyển sinh gần đây.

Chắc hẳn nhiều bạn thắc mắc rằng ngành Đông phương học là gì, học xong ra trường làm gì phải không?

Chúng ta hãy cùng tìm hiểu trong bài viết này nhé.

nganh dong phuong hocnganh dong phuong hoc

Giới thiệu chung về ngành

Ngành Đông phương học là gì?

Đông phương học (tiếng Anh là Oriental Studies) là ngành học nghiên cứu về xã hội và con người ở phương Đông. Vậy Phương đông là ở đâu? Đó chính là toàn bộ các nước ở Đông của thế giới bao gồm các nước ở phía Đông Châu Á như Nhật Bản, Hàn Quốc, Việt Nam, Trung Quốc…

Cụ thể, sinh viên ngành Đông phương học sẽ nghiên cứu về ngôn ngữ, lịch sử, địa lý, văn hóa, nền kinh tế, chính trị của các nước ở phương đông cũng như mối quan hệ giữa các nước.

Tùy theo nhu cầu và mục đích học của từng bạn mà sẽ được phân chuyên ngành học ở năm thứ 2 trở đi.

Các trường đào tạo và điểm chuẩn ngành Đông phương học

Hiện nay có rất nhiều trường tuyển sinh và đào tạo ngành Đông phương học. Dưới đây là bảng danh sách một số trường đại học và điểm chuẩn ngành Đông phương học năm 2021 của từng trường.

Căn cứ vào điểm chuẩn ngành Đông phương học của các trường, hãy đưa ra một sự lựa chọn phù hợp nhất nhé.

Các trường tuyển sinh ngành Đông phương học năm 2022 và điểm chuẩn như sau:

Điểm chuẩn ngành Đông phương học năm 2021 của các trường đại học trên thấp nhất là 15.0 và cao nhất là 29.8 (thang điểm 30).

Các khối thi ngành Đông phương học

Các khối thi được sử dụng để xét tuyển vào ngành Đông phương học năm 2022 bao gồm:

Chương trình đào tạo ngành Đông phương học

Mời các bạn tham khảo chương trình đào tạo ngành Đông phương học của trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn – ĐHQG HN.

Chi tiết chương trình như sau:

I. KIẾN THỨC CHUNG

(không tính GDQPAN – GDTC – Kỹ năng bổ trợ)

Những nguyên lí cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin 1, 2

Tư tưởng Hồ Chí Minh

Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam

Tin học cơ sở

Tiếng Anh cơ sở 1/Tiếng Nga cơ sở 1/Tiếng Pháp cơ sở 1/Tiếng Trung cơ sở 1/Tiếng Hàn cơ sở 1/Tiếng Thái cơ sở 1

Tiếng Anh cơ sở 2/Tiếng Nga cơ sở 2/Tiếng Pháp cơ sở 2/Tiếng Trung cơ sở 2/Tiếng Hàn cơ sở 2/Tiếng Thái cơ sở 2

Tiếng Anh cơ sở 3/Tiếng Nga cơ sở 3/Tiếng Pháp cơ sở 3/Tiếng Trung cơ sở 3/Tiếng Hàn cơ sở 3/Tiếng Thái cơ sở 3

Giáo dục thể chất

Giáo dục quốc phòng-an ninh

Kỹ năng bổ trợ

II. KIẾN THỨC CHUNG THEO LĨNH VỰC
Học phần bắt buộc, bao gồm:

Các phương pháp nghiên cứu khoa học

Cơ sở văn hóa Việt Nam

Lịch sử văn minh thế giớ

Logic học đại cương

Nhà nước và pháp luật đại cương

Tâm lý học đại cương

Xã hội học đại cương

Học phần tự chọn, bao gồm:

Kinh tế học đại cương

Môi trường và phát triển

Thống kê cho khoa học xã hội

Thực hành văn bản tiếng Việt

Nhập môn Năng lực thông tin

III. KIẾN THỨC CHUNG CỦA NGÀNH
Học phần bắt buộc, bao gồm:

Khu vực học đại cương

Lịch sử phương Đông

Văn hóa, văn minh phương Đông

Học phần tự chọn, bao gồm:

Báo chí truyền thông đại cương

Lịch sử tư tưởng phương Đông

Nghệ thuật học đại cương

Nhân học đại cương

Tiếng Việt và các ngôn ngữ phương Đông

IV. KIẾN THỨC CỦA NHÓM NGÀNH

(Lựa chọn 1 trong 2 nhóm ngành)

A1/ Nhóm ngành Đông Bắc Á

Quan hệ quốc tế Đông Bắc Á

Tôn giáo khu vực Đông Bắc Á

Kinh tế Đông Bắc Á

Chính trị khu vực Đông Bắc Á

B/ Nhóm ngành Đông Nam Á và Nam Á

Tôn giáo ở Nam Á và Đông Nam Á

Tổng quan khu vực Nam Á và Đông Nam Á

Ngôn ngữ – tộc người Nam Á – Đông Nam Á

Quan hệ quốc tế ở Đông Nam Á và Nam Á

V. KIẾN THỨC NGÀNH

 (Chọn 1 trong 4 hướng ngành)

A/ Trung Quốc học (51)
Học phần bắt buộc, bao gồm:

Nhập môn nghiên cứu Trung Quốc

Địa lý Trung Quốc

Lịch sử  Trung Quốc

Văn hóa Trung Quốc

Tiếng Hán nâng cao 1, 2, 3, 4

Tiếng Hán chuyên ngành  (Văn hóa

Tiếng Hán chuyên ngành  (Kinh tế)

Tiếng Hán chuyên ngành  (Chính trị, xã hội)

Học phần tự chọn, bao gồm:

Kinh tế Trung Quốc

Tiếng Hán cổ đại

Chính sách ngoại giao của Trung Quốc và quan hệ Việt Nam – Trung Quốc

Triết học Trung Quốc

Tiến trình văn học Trung Quốc

Ngôn ngữ tộc người Trung Quốc

Kinh tế, xã hội Đài Loan

Quan hệ kinh tế Trung Quốc – ASEAN

Thể chế chính trị – xã hội Trung Quốc

Khu vực mậu dịch tự do Trung Quốc – ASEAN

B/ Ấn Độ học
Học phần bắt buộc, bao gồm:

Nhập môn Nghiên cứu Ấn Độ

Lịch sử Ấn Độ

Văn hóa Ấn Độ

Địa lý Ấn Độ

Tiếng Anh nâng cao 1, 2, 3, 4

Tiếng Anh chuyên ngành (Lịch sử)

Tiếng Anh chuyên ngành (Văn hóa)

Tiếng Anh chuyên ngành (Kinh tế)

Tiếng Anh chuyên ngành (Chính trị-Xã hội

Học phần tự chọn, bao gồm:

Phong tục tập quán Ấn Độ

Quan hệ đối ngoại của Ấn Độ và quan hệ Việt Nam – Ấn Độ

Triết học Ấn Độ

Kinh tế Ấn Độ

Tiến trình văn học Ấn Độ

Chính trị Ấn Độ

Xã hội Ấn Độ

Nghệ thuật tạo hình và nghệ thuật biểu diễn Ấn Độ

Tôn giáo Ấn Độ

Ngôn ngữ tộc người Ấn Đ

C/ Thái Lan học
Học phần bắt buộc, bao gồm:

Nhập mô

Học phần tự chọn, bao gồm:

Lịch sử Đông Nam Á

Văn hóa Đông Nam Á

Quan hệ quốc tế của Thái Lan và Quan hệ Thái Lan – Việt Nam

Thái Lan trên con đường phát triển hiện đại

Thực hành thuyết trình bằng tiếng Thái Lan

Phật giáo ở Thái Lan

Nhà nước và hệ thống chính trị Thái Lan

Kinh tế Đông Nam Á

Tiến trình văn học Thái Lan

Nghệ thuật Thái Lan

D/ Hàn Quốc học

Nhập môn nghiên cứu Korea

Địa lý Hàn Quốc

Lịch sử Korea

Văn hóa Hàn Quốc

Tiếng Hàn nâng cao 1, 2, 3, 4

Tiếng Hàn chuyên ngành 1, 2, 3, 4

Học phần tự chọn, bao gồm:

Đối dịch Hàn – Việt

Lý thuyết Hàn ngữ học hiện đại

Quan hệ quốc tế Hàn Quốc

Thể chế chính trị Hàn Quốc

Thuyết trình về Hàn Quốc học

Kinh tế Hàn Quốc

Văn học Hàn Quốc

Tư tưởng và tôn giáo Hàn Quốc

Quan hệ liên Triều

Hán Hàn cơ sở

Văn hóa đại chúng Hàn Quốc

Phong tục tập quán Hàn Quốc

VI. KIẾN THỨC NIÊN LUẬN, THỰC TẬP VÀ TỐT NGHIỆP

Niên luận

Thực tập, thực tế

VII. KHÓA LUẬN HOẶC CÁC HỌC PHẦN THAY THẾ

Khóa luận tốt nghiệp

Hoặc Học phần thay thế

Phương Đông trong toàn cầu hóa

và 1 môn theo chuyên ngành học:

Trung Quốc đương đại (chuyên ngành Trung Quốc học)

Ấn Độ đương đại (chuyên ngành Ấn Độ học)

Ngôn ngữ và tộc người Thái ở Đông Nam Á (chuyên ngành Thái Lan học)

Xã hội Hàn Quốc (chuyên ngành Hàn Quốc học)

Cơ hội nghề nghiệp và mức lương ngành Đông phương học

Ngành học nào sau khi ra trường cũng có rất nhiều lựa chọn. Hiện nay tỉ lệ ra trường với công việc trái ngành rất nhiều. Do phần lớn các bạn lựa chọn sai ngành, thiếu đam mê hoặc 1 phần do lương công việc đúng ngành quá thấp, không đáp ứng nhu cầu sống cơ bản.

Ngành Đông phương học ra trường làm việc ở đâu?

Với ngành Đông phương học, các bạn tốt nghiệp sẽ có khá nhiều lựa chọn. Với những bạn có vốn ngoại ngữ tốt có thể xin việc tại các tổ chức nhà nước như Cơ quan ngoại giao, các văn phòng diện nước ngoài hay xin giảng dạy tại các trường đại học, học viện nghiên cứu về khoa học xã hội, cơ quan báo chí, đài phát thanh.

Bên cạnh đó, một số lựa chọn tốt khác nếu bạn đủ tự tin và khả năng như làm việc tại các Đại sứ quán, Lãnh sự quán, các tổ chức quốc tế, công ty du lịch hay các doanh nghiệp tư nhân nước ngoài tại Việt Nam.

Sinh viên ngành Đông phương học ra trường làm gì?

Các công việc đúng với chuyên ngành Đông phương học có thể kể tới như biên – phiên dịch, thư ký, trợ lý, hướng dẫn viên tại các nơi làm việc kể trên.

Chuẩn bị ra sao để có thể xin việc đúng chuyên ngành Đông phương học?

Theo các giảng viên ngành Đông phương học của một số trường đại học hàng đầu về khoa học xã hội chia sẻ thì các bạn học ngàn này ngoài việc trang bị các kiến thức cơ bản còn phải bổ sung cho mình kiến thức mềm, điều đó vô cùng quan trọng.

Ngoài ra, việc thông thạo nhiều ngôn ngữ và khả năng tự tin khi giao tiếp chính là yếu tố quyết định mức lương cho ngành học của bạn.

Bạn sẽ không cần quan tâm tới câu hỏi như ngành đông phương học mức lương bao nhiêu, ngành đông phương học có dễ xin việc không nếu như kiến thức của bạn đã đầy đủ và chắc chắn.

Đừng cố gắng chạy theo nhà tuyển dụng mà hãy trở thành người xứng đáng để các nhà tuyển dụng theo đuổi các bạn nhé.

Rate this post

Viết một bình luận