Du lịch là một trong những ngành mang lại lợi nhuận kinh doanh tổng hợp từ nhiều khía cạnh, một phần vì vậy mà ngành học này được rất nhiều các bạn trẻ lựa chọn để theo đuổi.
Lưu ý, ngành Du lịch là một lĩnh vực vô cùng rộng lớn và trong khuôn khổ bài viết này, chúng ta sẽ chỉ tìm hiểu về ngành học Du lịch thôi các bạn nhé.
Giới thiệu chung về ngành
Ngành Du lịch là gì?
Du lịch (Tourism) là các hoạt động của con người khi rời khỏi nơi sống và làm việc để tới khám phá, tham quan, tìm hiểu, nghỉ ngơi, chữa bệnh, vui chơi giải trí hay các hoạt động tôn giáo như đi chùa… ở một nơi nào đó.
Ngành Du lịch có mã ngành là 7810101.
Học ngành Du lịch là học về gì?
Chương trình đào tạo ngành Du lịch sẽ được trang bị kiến thức chuyên ngành phục vụ cho công việc sau này như:
- Kiến thức về quản trị nhà hàng, khách sạn
- Kỹ năng nghiệp vụ hướng dẫn viên du lịch
- Trình độ ngoại ngữ
- Marketing du lịch
Các ngành liên quan tới Du lịch
Bạn muốn theo đuổi ngành Du lịch nhưng bạn không hẳn cần phải thi vào ngành này, vẫn còn những lựa chọn khác có thể phù hợp với bạn hơn như:
Các trường đào tạo và điểm chuẩn ngành Du lịch
Bạn đang muốn tìm kiếm một trường đào tạo ngành Du lịch nhưng chưa biết tìm hiểu ra sao? Đừng lo, mình đã tổng hợp toàn bộ ở đây.
Các trường tuyển sinh ngành Du lịch năm 2022 và điểm chuẩn như sau:
Điểm chuẩn ngành Du lịch năm 2021 của các trường đại học trên thấp nhất là 21.0 và cao nhất là 24.75 (thang điểm 30).
Các khối thi ngành Du lịch
Có rất nhiều khối thi có thể sử dụng để đăng ký xét tuyển vào ngành Du lịch tuy nhiên có 4 khối chính đó là khối A00, A01, C00 và D01.
Các khối thi ngành Du lịch như sau:
- Khối A00 (Toán, Lý, Hóa)
- Khối A01 (Toán, Lý, Anh)
- Khối A16 (Toán, KHTN, Văn)
- Khối C00 (Văn, Sử, Địa)
- Khối C03 (Văn, Toán, Sử)
- Khối C04 (Văn, Toán, Địa)
- Khối C14 (Văn, Toán, GDCD)
- Khối C15 (Văn, Toán, KHXH)
- Khối C19 (Văn, Sử, GDCD)
- Khối C20 (Văn, Địa, GDCD)
- Khối D01 (Toán, Văn, Anh)
- Khối D10 (Toán, Địa, Anh)
- Khối D14 (Văn, Sử, Anh)
- Khối D15 (Văn, Địa, Anh)
- Khối D66 (Văn, GDCD, Anh)
- Khối D72 (Văn, KHTN, Anh)
- Khối D78 (Văn, KHXH, Anh)
- Khối D84 (Toán, GDCD, Anh)
- Khối D96 (Toán, KHXH, Anh)
Chương trình đào tạo ngành Du lịch
Phần dưới đây dành cho những bạn quan tâm tới chương trình học ngành Du lịch trong 4 năm đại học.
Khung chương trình đào tạo ngành Du lịch – Trường Đại học Văn Hóa TPHCM chi tiết như sau:
I. KIẾN THỨC GIÁO DỤC ĐẠI CƯƠNG
Những nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác – Lênin 1, 2
Tư tưởng Hồ Chí Minh
Đường lối Cách mạng của ĐCS Việt Nam
Pháp luật đại cương
Cơ sở văn hóa Việt Nam
Lịch sử văn minh thế giới
Mỹ học đại cương
Tâm lý học đại cương
Xã hội học đại cương
Tiếng Việt thực hành
Lịch sử tư tưởng Phương đông và Việt Nam
Tiếng Anh Phần 1, 2
Ứng dụng công nghệ thông tin cơ bản
Giáo dục thể chất 1, 2, 3
Giáo dục Quốc phòng – An ninh
II. KIẾN THỨC GIÁO DỤC CHUYÊN NGHIỆP
1/ Kiến thức cơ sở khối ngành
Tổng quan du lịch
Tổng quan dịch vụ lưu trú và ăn uống
Pháp luật du lịch
Lịch sử Việt Nam
Thực tế nhập môn
Quản trị học
Văn hóa các dân tộc Việt Nam
Văn hóa Đông Nam Á
Giáo dục khởi nghiệp
2/ Kiến thức ngành
Địa lý du lịch Việt Nam
Kinh tế du lịch
Marketing du lịch
Tâm lý du khách và giao tiếp du lịch
Tuyến điểm du lịch Việt Nam
Văn hóa du lịch
Nghiệp vụ hướng dẫn du lịch 1
Quản lý kinh doanh lữ hành
Tổ chức sự kiện trong du lịch
Du lịch sinh thái
Nghiệp vụ lữ hành
Tổ chức và điều hành tour
Quản lý nguồn nhân lực trong du lịch
Tổ chức quản lý đại lý du lịch
Quản lý kinh doanh lưu trú du lịch
Du lịch bền vững
Tiếng Anh ngành du lịch
Thực tế kiến thức cơ sở ngành
Thực tế ngành Du lịch 1, 2
Đạo đức trong kinh doanh
Quản lý khu vui chơi, giải trí
Quy hoạch du lịch
Thống kê du lịch
III. THỰC TẬP & KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Thực tập giữa khóa
Thực tập tốt nghiệp
Khóa luận tốt nghiệp
Các học phần thay thế khóa luận tốt nghiệp:
Quản lý nhà nước về du lịch
Quản lý chất lượng dịch vụ du lịch
Quản lý rủi ro trong kinh doanh du lịch
Quản lý điểm đến du lịch
Cơ hội việc làm và mức lương sau tốt nghiệp
Sinh viên ngành Du lịch sau khi tốt nghiệp có thể làm những công việc gì?
Sinh viên sau khi hoàn thành chương trình học ngành Du lịch có thể vận dụng các vốn kiến thức học được và áp dụng trong công việc thực tế.
Các công việc ngành Du lịch bạn có thể hướng tới bao gồm:
- Chuyên viên tư vấn du lịch: Tư vấn chiến lược kinh doanh, xây dựng, cung cấp và khai thác sản phẩm về du lịch
- Chuyên viên kinh doanh du lịch: Thiết kế, tổ chức tour du lịch, tổ chức sự kiện, hội nghị doanh nghiệp lữ hành
- Nhân viên trong các công ty du lịch, cơ quan quản lý nhà nước về du lcijh, các trung tâm bồi dưỡng nghiệp vụ, trung tâm xúc tiến và triển khai dịch vụ du lịch
- Hướng dẫn viên du lịch: Làm việc cho các công ty du lịch, nhận tour và hướng dẫn khách tham quan du lịch
- Giảng viên đào tạo tại các trường đại học, cao đẳng chuyên về du lịch
- Làm việc tại khách sạn thuộc các khu du lịch, khu nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí…
- Nhân viên truyền thông du lịch: Phụ trách các chiến dịch truyền thông cho các công ty về du lịch
Triển vọng nghề nghiệp
Sự bùng phát của Covid 19 đã kéo theo một năm khủng hoảng tồi tệ, đặc biệt như một cú huých mạnh vào Du lịch trên toàn thế giới.
Tuy nhiên ở Việt Nam đã kiểm soát rất tốt đại dịch, nhiều địa phương đang nỗ lực thực hiện các biện pháp nhằm phục hồi du lịch và tập trung thu hút du khách nội địa với các chương trình giảm giá tour, giá nhà nghỉ, khách sạn…
Theo báo cáo mới nhất từ các chuyên gia trên thế giới, nền du lịch quốc tế có thể sẽ bắt đầu phục hồi vào cuối năm 2020, chậm nhất là sang năm tới và đây chính là cơ hội vô cùng lớn đối với những bạn đã và đang theo đuổi ngành Du lịch.
Các phẩm chất cần của sinh viên ngành Du lịch
Ít nhất 50% cần sở hữu, còn lại có thể rèn luyện trong các năm đại học.
- Nhanh nhạy: Để biết khách hàng đang cần gì, muốn gì.
- Khả năng về ngoại ngữ: Những công việc liên quan tới ngành Du lịch đều cần tiếp xúc và giao tiếp nhiều với người nước ngoài. Nếu muốn có chỗ đứng và cơ hội phát triển thì hãy trau dồi và phát triển vốn ngoại ngữ của bạn đi nhé.
- Kỹ năng giao tiếp: Kỹ năng này sẽ giúp các bạn có thể ứng biến các tình huống xảy ra bất ngờ một cách ổn thỏa. Để có thể rèn luyện kỹ năng này, bạn cần đặt niềm tin vào chính bản thân mình và tự tin trong mọi hoàn cảnh.
- Kỹ năng nói trước đám đông: Đương nhiên rồi, bạn cần có khả năng ăn nói để có thể truyền tải các thông điệp một cách rõ ràng nhất tới các du khách
- Kỹ năng làm chủ cảm xúc: Hãy luôn có một cái đầu lạnh trong bất kì hoàn cảnh nào, nóng giận mất khôn. Hãy làm chủ cảm xúc của bản thân và luôn cởi mở, vui vẻ với khách hàng nhé.
- Kỹ năng quan sát: Một trong những kỹ năng quan trọng giúp bạn nắm bắt được cảm xúc, tình trạng của khách hàng để có thể cho họ những trải nghiệm tốt hơn.
- Kỹ năng tổ chức và sắp xếp công việc: Việc tổ chức và lên kế hoạch cho một chuyến du lịch ắt hẳn là điều tối quan trọng rồi phải không nào?
- Biết cách ứng xử khéo léo và xử lý tình huống: Không phải chuyến đi nào cũng thuận lợi, bạn cần biết cách ứng xử khéo léo với những trường hợp có thể xảy ra.
Trên đây là những thông tin định hướng về ngành Du lịch giúp các bạn có một cái nhìn khách quan hơn về ngành học thú vị này.