Ngành Quản lý văn hóa là ngành học dựa trên cơ sở lịch sử và thực tiễn để tào tạo cử nhân quản lý văn hóa kết hợp các lý thuyết, kinh nghiệm của các nước trong khu vực và trên thế giới.
Cùng mình tìm hiểu những thông tin định hướng về ngành học này nhé.
Giới thiệu chung về ngành
Ngành Quản lý văn hóa là gì?
Quản lý văn hóa (tiếng Anh là Cultural Management) là ngành học đào tạo những lý thuyết về nghiên cứu văn hóa, di sản và quản lý chúng một cách khoa học và chuyên nghiệp thông qua phân tích, tư duy.
Ngoài ra, sinh viên cần có khả năng làm việc độc lập, sáng tạo, giao tiếp tốt và làm việc nhóm hiệu quả trong môi trường quốc tế.
Ngành Quản lý văn hóa có mã ngành là 7229042.
Các trường đào tạo và điểm chuẩn ngành Quản lý văn hóa
Nên học ngành Quản lý văn hóa ở trường nào?
Trong năm 2022 có tổng cộng 10 trường đại học tuyển sinh và đào tạo ngành Quản lý văn hóa, xem ngay trường bạn muốn vào học có trong danh sách dưới đây không nhé.
Các trường tuyển sinh ngành Quản lý văn hóa năm 2022 và điểm chuẩn mới nhất như sau:
Điểm chuẩn ngành Quản lý văn hóa năm 2021 của các trường đại học trên thấp nhất là 15.0 và cao nhất là 27.0 (thang điểm 30).
Các khối thi ngành Quản lý văn hóa
Các khối xét tuyển ngành Quản lý văn hóa năm 2022 bao gồm:
-
Khối A00 (Toán, Vật lý, Hóa học)
-
Khối A01 (Toán, Vật lý, Tiếng Anh)
-
Khối A16 (Toán, Khoa học tự nhiên, Văn)
-
Khối C00 (Văn, Sử, Địa)
-
Khối C15 (Văn, Toán, Khoa học xã hội)
-
Khối C19 (Văn, Lịch sử, Giáo dục công dân)
-
Khối C20 (Văn, Địa lí, Giáo dục công dân)
-
Khối D01 (Văn, Toán, tiếng Anh)
-
Khối D14 (Văn, Lịch sử, Tiếng Anh)
-
Khối D15 (Văn, Địa lí, Tiếng Anh)
-
Khối D09 (Toán, Lịch sử, Tiếng Anh)
-
Khối D78 (Văn, Khoa học xã hội, Tiếng Anh)
-
Khối D96 (Toán, Khoa học xã hội, Anh)
Riêng trường Đại học Sư phạm Nghệ thuật áp dụng 4 tổ hợp xét tuyển sau:
1. Văn, Sử, NK nghệ thuật (chọn 1 trong các nội dung: Đàn/hát/múa/tiểu phẩm kịch/hùng biện…) (R00)
2. Văn, Kiến thức âm nhạc cơ bản (Nhạc lý, Xướng âm hoặc Thẩm âm), Thanh nhạc – Nhạc cụ (N00)
3. Văn, Hình họa (Vẽ tượng chân dung), Vẽ màu (H00)
4. Văn, Sử, Địa (C00)
Chương trình đào tạo ngành Quản lý văn hóa
Ngành Quản lý văn hóa học những gì? Bạn có thắc mắc không? Cùng tham khảo ngay khung chương trình đào tạo ngành Quản lý văn hóa của trường Đại học Văn hóa TPHCM nhé.
Chi tiết chương trình như sau:
I. KIẾN THỨC GIÁO DỤC ĐẠI CƯƠNG
Những nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác-Lênin, Phần 1, 2
Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam
Tư tưởng Hồ Chí Minh
Anh văn Phần 1, 2
Tiếng Việt thực hành
Xã hội học đại cương
Cơ sở văn hóa Việt Nam
Tâm lý học đại cương
Mỹ học đại cương
Lịch sử văn minh thế giới
Lịch sử tư tưởng phương Đông và Việt Nam
Giáo dục Quốc phòng- An ninh
Ứng dụng công nghệ thông tin cơ bản
Pháp luật đại cương
Giáo dục thể chất Phần 1, 2, 3
II. KIẾN THỨC CƠ SỞ KHỐI NGÀNH
Khoa học quản lý
Đại cương Nghệ thuật học
Lý luận văn hóa
Phương pháp nghiên cứu Khoa học Văn hóa
Chọn 6/16 tín với các học phần dưới
Giáo dục nghệ thuật
Tâm lý học quản lý
Văn hóa dân gian Việt Nam
Tín ngưỡng và tôn giáo Việt Nam
Điền dã Văn hóa học
Phương pháp nghiên cứu định tính
Phương pháp nghiên cứu định lượng
Kỹ năng thuyết trình
III. KIẾN THỨC NGÀNH
Chính sách văn hóa, xã hội
Quản lý nhà nước về văn hóa 2
Từ học kỳ 5 trở đi sẽ tiến hành phân chuyên ngành như sau:
CHUYÊN NGÀNH QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG VĂN HÓA, XÃ HỘI
Kiến thức ngành
Quản lý nhà nước về văn hóa 3
Phát triển đời sống văn hóa cộng đồng
Kỹ năng giao tiếp và ứng xử
Kỹ năng làm việc nhóm
Kỹ năng giải quyết xung đột
Tổ chức sự kiện
Kiến thức chuyên ngành
Nhập môn Quản lý di sản
Quản lý các hoạt động văn hóa quần chúng
Kỹ năng biên tập tin và đọc phát thanh
Kỹ năng trang trí cổ động trực quan
Chất liệu múa (CN2)
Kỹ thuật thanh nhạc (CN2)
Kỹ thuật biểu diễn (CN2)
Quản lý hoạt động tuyên truyền- quảng cáo
Quản lý các hoạt động dịch vụ văn hóa
Công tác xã hội
Kỹ năng hoạt động câu lạc bộ
Xây dựng và quản lý dự án Văn hóa Nghệ thuật
Kỹ năng biên tập chương trình tuyên truyền cổ động
Kỹ năng dàn dựng chương trình tuyên truyền cổ động
Thực tập giữa khóa
Thực tập giữa khóa
Khóa luận tốt nghiệp hoặc học phần thay thế
Khóa luận tốt nghiệp
Hoặc lựa chọn các học phần thay thế:
Di sản văn hóa gắn với phát triển du lịch
Quản trị doanh nghiệp Văn hóa Nghệ thuật
Ứng dụng công nghệ 4.0 trong quản lý Văn hóa Nghệ thuật
Khởi nghiệp
Thực tập tốt nghiệp
Thực tập tốt nghiệp
CHUYÊN NGÀNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG VĂN HÓA NGHỆ THUẬT
Kiến thức ngành
Quản lý nhà nước về văn hóa 3
Phát triển đời sống văn hóa cộng đồng
Kỹ năng giao tiếp và ứng xử
Kỹ năng làm việc nhóm
Kỹ năng giải quyết xung đột
Tổ chức sự kiện
Kỹ thuật âm thanh, ánh sáng
Thực tập giữa khóa
Thực tập giữa khóa
Kiến thức chuyên ngành
Chất liệu múa
Kỹ thuật thanh nhạc
Truyền thông marketing chương trình Văn hóa Nghệ thuật
Kỹ thuật biểu diễn
Thiết kế mỹ thuật chương trình Văn hóa Nghệ thuật
Biên tập và dàn dựng chương trình Văn hóa Nghệ thuật
Kỹ thuật đồ họa vi tính
Kỹ thuật chụp ảnh và quay phim
Kỹ thuật biên tập và dựng clip
Kỹ thuật trang điểm
Kỹ năng dẫn chương trình
Kỹ năng phát triển khán giả
Khóa luận tốt nghiệp hoặc học phần thay thế
Khóa luận tốt nghiệp
Hoặc lựa chọn các học phần thay thế:
Di sản văn hóa gắn với phát triển du lịch
Quản trị doanh nghiệp Văn hóa Nghệ thuật
Ứng dụng công nghệ 4.0 trong quản lý Văn hóa Nghệ thuật
Khởi nghiệp
Thực tập tốt nghiệp
Thực tập tốt nghiệp
CHUYÊN NGÀNH BIỂU DIỄN ÂM NHẠC
Kiến thức ngành
Quản lý nhà nước về văn hóa 3
Phát triển đời sống văn hóa cộng đồng
Kỹ năng giao tiếp và ứng xử
Kỹ năng làm việc nhóm
Kỹ năng giải quyết xung đột
Tổ chức sự kiện
Kiến thức chuyên ngành
Nhạc lý
Thanh nhạc 1
Ký xướng âm
Thanh nhạc 2
Phân tích ca khúc
Hình thể và phong cách sân khấu
Sáng tác ca khúc
Organ
Khiêu vũ
Đờn ca tài tử
Chất liệu múa (CN2)
Kỹ thuật trang điểm (CN2)
Thực tập giữa khóa
Thanh nhạc 3
Biên tập và Dàn dựng chương trình âm nhạc
Khóa luận tốt nghiệp hoặc học phần thay thế
Khóa luận tốt nghiệp
Hoặc lựa chọn các học phần thay thế:
Di sản văn hóa gắn với phát triển du lịch
Quản trị doanh nghiệp Văn hóa Nghệ thuật
Ứng dụng công nghệ 4.0 trong quản lý Văn hóa Nghệ thuật
Khởi nghiệp
Thực tập tốt nghiệp
Thực tập tốt nghiệp
Cơ hội nghề nghiệp và mức lương sau khi tốt nghiệp
Sau khi hoàn thành chương trình ngành Quản lý văn hóa, các bạn có thể đủ kiến thức để đảm nhiệm các vị trí công việc phù hợp với chuyên ngành học như:
- Cán bộ công tác tại Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch
- Cán bộ tại trung tâm quản lý văn hóa địa phương
- Cán bộ quản lý khu di tích
- Cán bộ quản lý các lễ hội văn hóa
- Cán bộ thuộc Bộ, ngành về tổ chức hoạt động văn hóa nghệ thuật
- Người quản lý tại các công ty truyền thông, sự kiện, du lịch
- Giảng viên đào tạo về Quản lý văn hóa tại các trường đại học
- …
Mức lương ngành Quản lý văn hóa
Mức lương bình quân của nhân sự ngành Quản lý văn hóa tại các công ty, doanh nghiệp là từ 8 – 10 triệu đồng, tùy thuộc vào vị trí công việc, kinh nghiệm và khả năng của mỗi người.
Phẩm chất cần có
Để học và theo ngành Quản lý văn hóa, các bạn nên có những phẩm chất sau:
- Yêu thích các giá trị văn hóa, lịch sử
- Yêu nghề và nghiêm túc trong công việc
- Biết trân trọng các giá trị di sản văn hóa dân tộc và nhân loại
- Có khả năng giao tiếp và truyền đạt thông tin tốt
- Khiên tốn
- Không ngừng học hỏi về những điều mới lạ