Tìm hiểu quy trình sản xuất mì ăn liền | Science Vietnam

Tại Việt Nam, mì ăn liền là một trong số các sản phẩm được tiêu thụ với số lượng khổng lồ. Cùng Science Vietnam tìm hiểu quy trình sản xuất mì ăn liền nhé.

Sản xuất mì ăn liềnSản xuất mì ăn liền

Nguyên liệu

Mì ăn liền được làm từ bột mì, tinh bột, nước, muối hoặc kan sui (hỗn hợp muối kiềm của natri cacbonat, kali cacbonat và natri photphat) và các thành phần khác giúp cải thiện cấu trúc và hương vị của sợi mì. Ngoài ra, có thể phối trộn các loại bột khác với bột mì để tạo ra các loại mì ăn liền khác nhau như bột kiều mạch (10-40%) trong sản xuất mì kiều mạch hay còn gọi là soba. Mì ăn liền Trung Quốc sử dụng kan sui, trong khi mì Nhật thì không và mì kiểu Âu thường được làm bằng semolina (là một loại bột mì được xay thô từ lúa mì cứng). Các loại mì phổ biến trên thế giới phải kể đến là mì ăn liền Trung Quốc, Nhật Bản và mì ăn liền kiểu Âu, được làm từ các thành phần cơ bản khác nhau.

Quy trình sản xuất mì ăn liền

Quy trình sản xuất mì ăn liền Quy trình sản xuất mì ăn liền

Làm ra sợi mì

Chuẩn bị khối bột nhào: Bước đầu tiên trong sản xuất mì đó là quá trình hòa tan muối hoặc kan sui, tinh bột, hương liệu và các thành phần khác (trừ bột mì) vào trong nước. Hỗn hợp này được trộn với bột mì đến khi thu được khối bột nhào có độ dai mong muốn. Sau đó, ủ bột ở điều kiện thích hợp để bột trương nở và ổn định.

Cán bột – cắt sợi – tạo sóng: Khối bột sau đó được đưa qua hai con lăn quay để tạo dạng tấm. Tấm bột tiếp tục được lặp đi lặp lại quá trình này qua hệ thống con lăn với các khoảng cách khác nhau nhằm tạo điều kiện cho mạng lưới gluten phát triển, điều này có ý nghĩa đối với quá trình tạo sợi tiếp theo, ngoài ra cũng giúp cho sợi mì thành phẩm đạt được độ dai mong muốn. Khoảng cách giữa hai con lăn cuối cùng chính là độ dày của sợi mì thành phẩm. Dạng gợn sóng của sợi mì được tạo ra bằng cách cài đặt sao cho tốc độ của băng chuyền chậm hơn so với tốc độ con lăn cắt sợi ở bước trước đó.

Hấp chín: Ngoài ra, sự cản trở bởi các khối kim loại của máy cắt sợi cũng góp phần tạo nên sóng mì. Đôi lúc, người ta sẽ nhúng mì qua một hỗn hợp gia vị lỏng trước khi đem đi cắt định lượng và đúc thành các khối hoặc hình dạng phù hợp với mục đích tiêu dùng. Mì sau đó được đem đi hấp ở 100oC trong 1-5 phút để hồ hóa tinh bột và cải thiện kết cấu của mì.

Làm khô mì (Chiên hoặc Sấy)

Chiên/sấy: Bước tiếp theo ta làm khô mì bằng cách chiên trong dầu (mì ăn liền chiên) hoặc sấy bằng không khí nóng (mì ăn liền không chiên). Chiên mì trong dầu ở 140-160oC trong 1-2 phút làm giảm độ ẩm của mì từ 30-50% ở công đoạn hấp xuống còn khoảng 2-5%. Dầu cọ thường được sử dụng phổ biến ở châu Á, riêng với khu vực Bắc Mỹ hỗn hợp dầu canola, dầu hạt bông và dầu cọ được sử dụng nhiều hơn.

Với phương pháp sấy, mì được giữ trong không khí nóng ở 70-90oC trong 30-40 phút để đạt được độ ẩm 8-12%. Quá trình chiên hay sấy đều giúp cải thiện sự hồ hóa tinh bột và kết cấu xốp của sợi mì. Chiên là phương pháp được ưa thích hơn so với sấy và có đến 80% sản phẩm mì trên thị trường là mì chiên. Nhược điểm của quá trình sấy là sự tiếp xúc không đều của không khí nóng lên bề mặt mì và điều này ảnh hưởng xấu đến kết cấu của mì thành phẩm.

Ngoài ra, mì không chiên cũng đòi hỏi thời gian nấu lâu hơn. Tuy nhiên, nhược điểm của việc chiên là mì thành phẩm sẽ chứa khoảng 15-20% thành phần là dầu (trong khi đó mì chế biến bằng phương pháp sấy, lượng chất béo tối đa chỉ có 3%) do đó dễ bị oxy hóa và hư hỏng hơn. Tuy nhiên, nhà sản xuất có thể sử dụng chất chống oxy hóa để kéo dài thời hạn sử dụng của mì chiên. Mì khô sau đó được làm lạnh nhanh chóng, rồi đem đi kiểm tra độ ẩm, màu sắc, hình dạng và các đặc tính chất lượng khác. Cuối cùng, mì sẽ được đóng gói với các gói gia vị khác nhau.

Đóng gói

Có hai hình thức đóng gói sản phẩm trên thị trường hiện nay bao gồm dạng gói và dạng ly. Hiện nay, mì ăn liền cũng có rất nhiều hương vị khác nhau và phục vụ nhu cầu thị hiếu đa dạng của người tiêu dùng như vị bò, gà, heo, tôm, mì chay,… Mì ăn liền có tính ổn định và có thời hạn sử dụng từ 4 – 6 tháng ở vùng nhiệt đới và 6-12 tháng ở bán cầu Bắc. Chúng có thể dùng được ngay sau khi đun sôi trong nước 1-2 phút hoặc ngâm trong nước nóng trong 3-4 phút.

Rate this post

Viết một bình luận